Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 19/11/2017
===== 13/11 =====
Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh được gặp gia đình khi điều tra kết thúc
Cô Lê Thị Thập, vợ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, cho biết cô và các con đã được gặp lại anh trong nhà giam sau hơn một năm bị bắt với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân, cô Thập được thông báo.
Sau cuộc gặp ngắn ngủi 15 phút tại trại tạm giam trong ngày 12/11, cô Thập cho biết chồng cô gầy yếu, tóc bạc trắng, mắt bị kém và da bị bong chóc.
Chỉ khi gặp vợ anh Vịnh mới biết được bố anh đã chết cách đây 7 tháng.
Chi tiết xin xem tại đây: https://www.facebook.com/comuoi.hole.78/posts/738757532982923
Chi tiết về vụ án Lưu Văn Vịnh, quý vị có thể xem ở đây: /category/luu-van-vinh/
===== 14/11 =====
Phiên tòa phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dự kiến vào ngày 30/11
Phiên toàn phúc thẩm nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng với but danh Mẹ Nấm, sẽ được tiến hành bởi Toà án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 30/11.
Địa điểm của phiên phúc thẩm vẫn là trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Hà Huy Sơn, Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành là những luật sư sẽ bào chữa cho Quỳnh.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt giữ ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 BLHS. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6, cô bị tuyên án 10 năm tù giam.
Thông tin thêm về blogger Mẹ Nấm xem tại đây: /category/nguyen-ngoc-nhu-quynh-me-nam/
===== 15/11 =====
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị bắt cóc và thẩm vấn bởi Công an Hà Nội
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội bắt cóc ngày 15/11 khi anh trên đường đi thăm hỏi gia đình tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh ở Phú Thọ.
Anh bị an ninh Hà Nội bắt giữ gần nhà và đưa lên xe chở đến đồn công an để thẩm vấn về những hoạt động xã hội cũng như mối quan hệ với nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân chủ. Tuy nhiên, anh thực hiện quyền im lặng trong hầu hết thời gian.
Bực tức vì không khai thác được gì, công an Hà Nội buộc phải trả tự do cho anh vào cuối buổi chiều cùng ngày. Anh Dũng cho biết công an có đánh đập trong quá trình bắt giữ.
Vụ bắt giữ và tra khảo được tiến hành sau khi Trương Văn Dũng từ chối đến gặp công an the lệnh triệu tập lên đồn công an để “làm việc về vụ án Nguyễn Văn Đài phạm tội “lật đổ chính quyền” theo Điều 79.
Trong Tuần APEC và hai ngày sai đó, khi Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam.
====== 16/11 =====
Ba nhà hoạt động bị bắt giữ sau khi gặp Phái đoàn Liên Minh EU
Ngày 16/1, lực lượng an ninh Việt Nam bắt cóc ba nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Tiến sỹ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng ngay sau khi họ gặp và thảo luận về nhân quyền với phái bộ của Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội.
Cuộc gặp gỡ giữa phái bộ ngoại giao của EU với bốn đại diện của giới xã hội dân sự diễn ra trước đối thoại nhân quyền thường niên vào đầu tháng 12 giữa EU và Việt Nam. Người thứ 4 là blogger Nguyễn Chí Tuyến, người không gặp trở ngại nào trên đường về nhà.
“Thực sự là họ bắt cóc, họ chà đạp lên pháp luật. Tôi đi xuống khỏi cơ quan của EU, đến trước đại sứ quán Australia, thì 4 người hùng hổ đến và họ quăng tôi vào xe. Họ chở về đồn công an phường Gia Thụy là nơi họ đã giữ tôi trái pháp luật rất nhiều lần rồi,” Tiến sỹ A cho biết.
Tại đồn công an, ông A bị yêu cầu cung cấp thông tin về những người tham gia và nội dung thảo luận tại cuộc gặp với EU. Tuy nhiên, ông A từ chối, đáp lại rằng ông “không làm chỉ điểm”.
Tiến sĩ A và bà Bùi Thị Minh Hằng được thả sau một thời gian ngắn bị tạm giữ. Riêng blogger Phạm Đoan Trang bị giữ đến tối 16/11, sau đó phía công an đưa cô về nhà và đặt cô trong tình trạng giam lỏng. Công an cũng lột một số tài sản của cô, bao gồm điện thoại.
Trong buổi gặp mặt, nhóm các nhà hoạt động đã đề nghị EU thúc đẩy Việt Nam thực hiện các cam kết đưa ra hồi năm 2014 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền. Tiến sĩ Quang A đề xuất thêm rằng EU nên cứng rắn hơn với Việt Nam:
“Bên cạnh những phương pháp rất là mềm dẻo, rất là xây dựng, thì cũng cần có những yêu cầu rất là khắt khe đối với Việt Nam về những nghĩa vụ pháp lý mà Việt Nam phải thực hiện, bởi vì Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế. Thì lưu ý cả đến điểm đó nữa, chứ không phải là tùy Việt Nam thích làm thế nào thì làm”.
Phạm Đoan Trang đã trao cho EU 3 văn bản gồm báo cáo và kiến nghị chung của một số tổ chức XHDS độc lập, báo cáo về môi trường và vi phạm nhân quyền có liên quan, và báo cáo về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Bản báo cáo của các tổ chức XHDS cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2017 vẫn có nhiều biểu hiện xấu, nổi bật là việc nhà nước kiểm duyệt truyền thông, bắt bớ một loạt các nhà hoạt động và blogger, tuyên các bản án nặng đối với các nhà hoạt động, ngoài ra là các vụ đàn áp các cuộc hội họp ôn hoà và đàn áp tôn giáo.
Thông tin từ EU cho hay đối thoại nhân quyền giữa họ với Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 1/12 sắp tới. Tình trạng Hà Nội gia tăng bắt bớ, đàn áp giới hoạt động dân chủ trong năm qua là một nội dung chính trong cuộc đối thoại, theo bài viết của Phạm Đoan Trang trên luatkhoa.org. Bên cạnh bảo vệ nhân quyền, EU cũng dự định bàn về những vấn đề lớn mà họ mong muốn Việt Nam cải thiện, như xây dựng nhà nước pháp trị, cải cách tư pháp, và phát triển bền vững.
===== 18/11 =====
Nhà riêng của Trương Văn Dũng bị ném mắm tôm, chất thải
Đêm 18/11, nhà riêng của nhà hoạt động Trương Văn Dũng ở Hà Nội bị tấn công bằng hỗn hợp dầu nhớt thải trộn mắm tôm.
Vụ tấn công xảy ra lúc 1 giờ đêm và ông không biết kẻ tấn công là ai. Tuy nhiên, ông dự đoán an ninh Hà Nội đứng đằng sau vụ việc vì gia đình ông không mâu thuẫn với ai.
Vụ tấn công xảy ra 3 ngày sau khi an ninh bắt cóc ông để khai thác về các hoạt động xã hội của ông nhưng không thu được gì vì ông bất hợp tác.
Trong tuần APEC và những ngày sau đó khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hà Nội, an ninh Hà Nội theo dõi ông chặt chẽ. Một lần, an ninh đã dùng dây thép để khoá cửa ngoài của gia đình trong đêm.
Trương Văn Dũng là một nhà hoạt động rât năng nổ trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, phản đối vi phạm nhân quyền và Formosa.
Ông đã nhiều lần bị bắt giữ và tấn công bởi mật vụ, chịu nhiều đòn đau của lực lượng an ninh Việt Nam. Tuy nhiên, ông không bị khuất phục mà tiếp tục con đường đấu tranh bất bạo động.
===== 19/11 =====
Công an Hà Nội kết thúc điều tra vụ án Trần Hoàng Phúc
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra vụ án Trần Hoàng Phúc và đã chuyển kết quả điều tra sang Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố, bà Hoàng Thị Út, mẹ của nhà hoạt động được phía công an thông báo.
Phía công an đã đề nghị truy tố Trần Hoàng Phúc với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Với cáo buộc ngày, Phúc có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù giam, theo luật Việt Nam hiện hành.
Gia đình đã thuê các luật sư Nguyễn Văn Miểng, Lê Văn Luân, Hà Huy Sơn và Đinh Đăng Mạnh để bào chữa cho Phúc. Tuy nhiên, các luật sư vẫn chưa được cấp giấy phép để tiến hành gặp gỡ và chuẩn bị bào chữa.
Phúc bị bắt giữ tại Hà Nội vào nhày 29/6.
Trước đó, trong tháng Tư, Phúc và người bạn Huỳnh Thành Phát bị mật vụ bắt cóc, đánh đập, tịch thu hết tài sản và bị bỏ đói tại một khu rừng của tỉnh Quảng Bình.
Thông tin thêm về nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc: /category/tran-hoang-phuc/
==================================
Bản tin tuần của Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây.
November 19, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 47 từ ngày 13 đến 19/11/2017: Ba nhà hoạt động bị bắt cóc, tra khảo sau khi gặp gỡ với EU
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 19/11/2017
Trưa ngày 16/11, an ninh thành phố Hà Nội đã bắt cóc ba trong số bốn nhà hoạt động, tiến sỹ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng ngay sau khi họ gặp một phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề nhân quyền.
An ninh đã đưa tiến sỹ Nguyễn Quang A về Gia Lâm, Bùi Thị Minh Hằng về đồn công an phường Thành Công và Phạm Đoan Trang về cơ quan an ninh điều tra ở 89 Trần Hưng Đạo để thẩm vấn về cuộc gặp mặt trước Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-EU dự kiến vào ngày 02/12.
Sau khi thẩm vấn hàng giờ mà không đạt được mục đích, công an Hà Nội buộc phải trả tự do cho ba nhà hoạt động. Tuy nhiên, blogger Đoan Trang bị quản thúc tại nhà riêng và vẫn bị theo dõi chặt chẽ.
Phiên toà phúc thẩm của nhà hoạt động về quyền con người Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được dự kiến vào ngày 30/11 tại trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà. Toà án Cấp cao tại Đà Nẵng sẽ tiến hành phiên phúc thẩm.
Điều tra đối với hai vụ án Lưu Văn Vịnh và Trần Hoàng Phúc đã kết thúc và cơ quan công an đã chuyển hồ sơ sang bên Kiểm sát. Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự còn Trần Hoàng Phúc bị bắt vào ngày 29/6/2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của BLHS. Anh Vịnh được gặp vợ và các con sau hơn một năm bị bắt giữ, còn Phúc vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư kể từ ngày bị bắt.
Ngày 15/11, công an Hà Nội đã bắt cóc nhà hoạt động Trương Văn Dũng sau khi ông từ chối đến đồn công an theo giấy triệu tập của công an thành phố. Công an đã thẩm vấn ông nhiều giờ về Hội Anh em Dân chủ trước khi trả tự do cho ông vào cuối giờ chiều.
Đêm 18/11, nhà ông bị ném hỗn hợp chất bẩn làm từ dầu nhớt thải và mắm tôm. Ông khẳng định công an làm việc này vì gia đình ông không mâu thuẫn với ai.
Sau khi giơ biểu ngữ phản đối Trump, ca sỹ Mai Khôi bị công an Hà Nội đưa về nhà quản thúc. Sau đó, chủ nhà đã buộc cô và chồng người Australia phải rời khỏi căn hộ mà cô đã trả tiền trước ba tháng.
===== 13/11 =====
Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh được gặp gia đình khi điều tra kết thúc
Cô Lê Thị Thập, vợ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, cho biết cô và các con đã được gặp lại anh trong nhà giam sau hơn một năm bị bắt với cáo buộc “lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân, cô Thập được thông báo.
Sau cuộc gặp ngắn ngủi 15 phút tại trại tạm giam trong ngày 12/11, cô Thập cho biết chồng cô gầy yếu, tóc bạc trắng, mắt bị kém và da bị bong chóc.
Chỉ khi gặp vợ anh Vịnh mới biết được bố anh đã chết cách đây 7 tháng.
Chi tiết xin xem tại đây: https://www.facebook.com/comuoi.hole.78/posts/738757532982923
Chi tiết về vụ án Lưu Văn Vịnh, quý vị có thể xem ở đây: /category/luu-van-vinh/
===== 14/11 =====
Phiên tòa phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dự kiến vào ngày 30/11
Phiên toàn phúc thẩm nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng với but danh Mẹ Nấm, sẽ được tiến hành bởi Toà án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng vào ngày 30/11.
Địa điểm của phiên phúc thẩm vẫn là trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Hà Huy Sơn, Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành là những luật sư sẽ bào chữa cho Quỳnh.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt giữ ngày 10/10/2016 với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 BLHS. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6, cô bị tuyên án 10 năm tù giam.
Thông tin thêm về blogger Mẹ Nấm xem tại đây: /category/nguyen-ngoc-nhu-quynh-me-nam/
===== 15/11 =====
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị bắt cóc và thẩm vấn bởi Công an Hà Nội
Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội bắt cóc ngày 15/11 khi anh trên đường đi thăm hỏi gia đình tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh ở Phú Thọ.
Anh bị an ninh Hà Nội bắt giữ gần nhà và đưa lên xe chở đến đồn công an để thẩm vấn về những hoạt động xã hội cũng như mối quan hệ với nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân chủ. Tuy nhiên, anh thực hiện quyền im lặng trong hầu hết thời gian.
Bực tức vì không khai thác được gì, công an Hà Nội buộc phải trả tự do cho anh vào cuối buổi chiều cùng ngày. Anh Dũng cho biết công an có đánh đập trong quá trình bắt giữ.
Vụ bắt giữ và tra khảo được tiến hành sau khi Trương Văn Dũng từ chối đến gặp công an the lệnh triệu tập lên đồn công an để “làm việc về vụ án Nguyễn Văn Đài phạm tội “lật đổ chính quyền” theo Điều 79.
Trong Tuần APEC và hai ngày sai đó, khi Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam.
====== 16/11 =====
Ba nhà hoạt động bị bắt giữ sau khi gặp Phái đoàn Liên Minh EU
Ngày 16/1, lực lượng an ninh Việt Nam bắt cóc ba nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Tiến sỹ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Đoan Trang và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng ngay sau khi họ gặp và thảo luận về nhân quyền với phái bộ của Liên hiệp châu Âu ở Hà Nội.
Cuộc gặp gỡ giữa phái bộ ngoại giao của EU với bốn đại diện của giới xã hội dân sự diễn ra trước đối thoại nhân quyền thường niên vào đầu tháng 12 giữa EU và Việt Nam. Người thứ 4 là blogger Nguyễn Chí Tuyến, người không gặp trở ngại nào trên đường về nhà.
“Thực sự là họ bắt cóc, họ chà đạp lên pháp luật. Tôi đi xuống khỏi cơ quan của EU, đến trước đại sứ quán Australia, thì 4 người hùng hổ đến và họ quăng tôi vào xe. Họ chở về đồn công an phường Gia Thụy là nơi họ đã giữ tôi trái pháp luật rất nhiều lần rồi,” Tiến sỹ A cho biết.
Tại đồn công an, ông A bị yêu cầu cung cấp thông tin về những người tham gia và nội dung thảo luận tại cuộc gặp với EU. Tuy nhiên, ông A từ chối, đáp lại rằng ông “không làm chỉ điểm”.
Tiến sĩ A và bà Bùi Thị Minh Hằng được thả sau một thời gian ngắn bị tạm giữ. Riêng blogger Phạm Đoan Trang bị giữ đến tối 16/11, sau đó phía công an đưa cô về nhà và đặt cô trong tình trạng giam lỏng. Công an cũng lột một số tài sản của cô, bao gồm điện thoại.
Trong buổi gặp mặt, nhóm các nhà hoạt động đã đề nghị EU thúc đẩy Việt Nam thực hiện các cam kết đưa ra hồi năm 2014 trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền. Tiến sĩ Quang A đề xuất thêm rằng EU nên cứng rắn hơn với Việt Nam:
“Bên cạnh những phương pháp rất là mềm dẻo, rất là xây dựng, thì cũng cần có những yêu cầu rất là khắt khe đối với Việt Nam về những nghĩa vụ pháp lý mà Việt Nam phải thực hiện, bởi vì Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế. Thì lưu ý cả đến điểm đó nữa, chứ không phải là tùy Việt Nam thích làm thế nào thì làm”.
Phạm Đoan Trang đã trao cho EU 3 văn bản gồm báo cáo và kiến nghị chung của một số tổ chức XHDS độc lập, báo cáo về môi trường và vi phạm nhân quyền có liên quan, và báo cáo về tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Bản báo cáo của các tổ chức XHDS cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2017 vẫn có nhiều biểu hiện xấu, nổi bật là việc nhà nước kiểm duyệt truyền thông, bắt bớ một loạt các nhà hoạt động và blogger, tuyên các bản án nặng đối với các nhà hoạt động, ngoài ra là các vụ đàn áp các cuộc hội họp ôn hoà và đàn áp tôn giáo.
Thông tin từ EU cho hay đối thoại nhân quyền giữa họ với Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 1/12 sắp tới. Tình trạng Hà Nội gia tăng bắt bớ, đàn áp giới hoạt động dân chủ trong năm qua là một nội dung chính trong cuộc đối thoại, theo bài viết của Phạm Đoan Trang trên luatkhoa.org. Bên cạnh bảo vệ nhân quyền, EU cũng dự định bàn về những vấn đề lớn mà họ mong muốn Việt Nam cải thiện, như xây dựng nhà nước pháp trị, cải cách tư pháp, và phát triển bền vững.
===== 18/11 =====
Nhà riêng của Trương Văn Dũng bị ném mắm tôm, chất thải
Đêm 18/11, nhà riêng của nhà hoạt động Trương Văn Dũng ở Hà Nội bị tấn công bằng hỗn hợp dầu nhớt thải trộn mắm tôm.
Vụ tấn công xảy ra lúc 1 giờ đêm và ông không biết kẻ tấn công là ai. Tuy nhiên, ông dự đoán an ninh Hà Nội đứng đằng sau vụ việc vì gia đình ông không mâu thuẫn với ai.
Vụ tấn công xảy ra 3 ngày sau khi an ninh bắt cóc ông để khai thác về các hoạt động xã hội của ông nhưng không thu được gì vì ông bất hợp tác.
Trong tuần APEC và những ngày sau đó khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hà Nội, an ninh Hà Nội theo dõi ông chặt chẽ. Một lần, an ninh đã dùng dây thép để khoá cửa ngoài của gia đình trong đêm.
Trương Văn Dũng là một nhà hoạt động rât năng nổ trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, phản đối vi phạm nhân quyền và Formosa.
Ông đã nhiều lần bị bắt giữ và tấn công bởi mật vụ, chịu nhiều đòn đau của lực lượng an ninh Việt Nam. Tuy nhiên, ông không bị khuất phục mà tiếp tục con đường đấu tranh bất bạo động.
===== 19/11 =====
Công an Hà Nội kết thúc điều tra vụ án Trần Hoàng Phúc
Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra vụ án Trần Hoàng Phúc và đã chuyển kết quả điều tra sang Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố, bà Hoàng Thị Út, mẹ của nhà hoạt động được phía công an thông báo.
Phía công an đã đề nghị truy tố Trần Hoàng Phúc với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Với cáo buộc ngày, Phúc có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù giam, theo luật Việt Nam hiện hành.
Gia đình đã thuê các luật sư Nguyễn Văn Miểng, Lê Văn Luân, Hà Huy Sơn và Đinh Đăng Mạnh để bào chữa cho Phúc. Tuy nhiên, các luật sư vẫn chưa được cấp giấy phép để tiến hành gặp gỡ và chuẩn bị bào chữa.
Phúc bị bắt giữ tại Hà Nội vào nhày 29/6.
Trước đó, trong tháng Tư, Phúc và người bạn Huỳnh Thành Phát bị mật vụ bắt cóc, đánh đập, tịch thu hết tài sản và bị bỏ đói tại một khu rừng của tỉnh Quảng Bình.
Thông tin thêm về nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc: /category/tran-hoang-phuc/
==================================
Bản tin tuần của Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn.
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây.