Phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 29 tháng 6/2017, tại thành phố Nha Trang.
RFA, 23-10-2017
Sau hàng loạt những nhà hoạt động xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị bắt, ngày 23 tháng 10. 2017, tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên tiếng nói rằng cần xử lý nghiêm khắc những ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động lật đổ, đưa tin sai lạc.
Những người hoạt động phản biện, bất đồng chính kiến, có suy nghĩ như thế nào về đợt trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam?
Sẽ có sự lắng xuống trong các hoạt động đấu tranh
Phản ứng lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Tạo, một nhà báo sống tại Nha Trang lên tiếng:
“Tôi thấy khôi hài vì chế độ này do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng ra. Nhà nước ban đầu mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân chủ là một nội dung trong tiêu đề của nhà nước này. Bây giờ thì người ta sửa tên nước, không có chữ dân chủ nữa, nhưng mà tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam không ai phủ nhận Hồ Chí Minh sáng lập nhà nước này, và vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh.”
Được biết rằng chính phủ mà ông Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1945 là một chính phủ có nhiều đảng phái tham gia.
Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau.
-Ông Võ Văn Tạo.
Ông Võ Văn Tạo là một người rất tích cực trong việc dùng trang Facebook của ông để phát biểu chính kiến, trong đó có rất nhiều những chỉ trích đối với các chính sách của nhà nước mà ông cho là sai lầm.
Đứng trước sự đàn áp của nhà cầm quyền, ông Võ Văn Tạo nhận xét về phản ứng của giới bất đồng chính kiến:
“Cái đó cũng làm xôn xao trong cộng đồng anh chị em tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, đặc biệt cho các trí thức phản biện. Quan sát trên mạng thì thấy có nhiều người nói tình hình bây giờ có vẻ như chùn. Tôi nghĩ họ có lý một phần nào đó thôi. Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau. Có những người vẫn giữ được cái kiên cường, có những người họ chùn. Đạt được một đất nước ngày càng tiến bộ, thì chuyện bắt bớ tù đày khó tránh khỏi.”
Hai người thường xuyên tham gia các hoạt động dân sự tại Hà Nội, cũng như hay phát biểu trên mạng xã hội là ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Đình Hà, đều cho rằng phong trào sẽ lắng xuống, hoặc chuyển sang dạng hoạt động khác, nhưng không chấm dứt.
“Khó khăn hơn thì là do nhận định của mỗi người, còn riêng cá nhân tôi, và một số anh em tôi quen biết thì vẫn tiếp tục lên tiếng. Tất nhiên việc lên tiếng phải tránh việc xúc phạm nhục mạ một cách vô căn cứ.”
“Từ trạng thái hoạt động nhộn nhịp có nhiều bề nổi, chuyển sang trạng thái làm sao bảo toàn được lực lượng, làm sao để tránh thiệt hại vô ích cho phong trào. Còn nếu nói sự trấn áp đó có làm cho những người trong phong trào sợ hay không, thì tôi thấy rằng sự trấn áp của chính quyền thì bao nhiêu năm nay vẫn vậy, nhưng thời đại ngày nay là thời đại internet, sức ép lên Việt Nam rất là nhiều, tôi nhận thấy sự sợ hãi ngày càng ít đi.”
Ông Lã Việt Dũng, một kỹ sư tin học, là thành viên của đội bóng đá No-U, xuất thân từ phong trào chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Đội bóng này thường xuyên thực hiện các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai.
Ông Nguyễn Đình Hà, tốt nghiệp ngành luật tại Hà Nội, gần đây có bị cơ quan an ninh thẩm vấn vì những bài viết và phát biểu của ông với các cơ quan truyền thông nước ngoài.
Phong trào tiếp tục lớn mạnh
Một nhà hoạt động xã hội sống ở Nghệ An là Linh mục Đặng Hữu Nam, nói rằng những hoạt động vì dân chủ, dân quyền, và dân sinh sẽ tiếp tục lớn mạnh.
“Trong thời điểm này, nếu nhà cầm quyền ráo riết bách hại những người lên tiếng, những người bất đồng chính kiến, những người dùng mạng xã hội,…. Chúng ta sẽ thấy có một thời gian lắng xuống trong các hoạt động của người dân, hoạt động vì nhân quyền hay bất đồng chính kiến. Nhưng chắc chắn rằng đó chính là hạt giống để nẩy sinh những con người biết đấu tranh hơn nữa. Và phong trào đó sẽ lớn mạnh.”
Ông lấy ví dụ cách đây vài năm, nhà cầm quyền đã bỏ tù 14 thanh niên Công giáo vì những hoạt động dân quyền, nhưng sau đó đã có nhiều người khác tiếp tục đấu tranh.
Linh Mục Đặng Hữu Nam là người giúp đỡ nhiều ngư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh đòi nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung phải bồi thường cho dân chúng.
Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa.
-Ông Lã Việt Dũng.
Ông nói tiếp về vụ biểu tình gần đây nhất nổ ra tại Hà Tĩnh:
“Ngày thứ bảy vừa qua đã có hàng ngàn người dân đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho chị Trần Thị Xuân, tuyên bố rằng chị Trần Thị Xuân vô tội vì chẳng có cái gì mà vi phạm pháp luật ở đây cả.”
Chị Trần Thị Xuân sống tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi bị thảm họa Formosa gây thiệt hại nặng nề. Chị Xuân đã thành lập một quĩ giúp đỡ người nghèo bằng cách thu lượm và bán phế liệu. Chị bị bắt ngày 17 tháng 10, mà theo lời người thân là bị bắt một cách bí mật, rồi sau đó chính quyền mới công bố một thông cáo báo chí về việc bắt bớ này.
Sáng ngày 21 tháng 10, hàng ngàn người đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Lộc Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đòi trả tự do cho chị Trần Thị Xuân.
Nói về sự phản kháng trước những việc làm không đúng của chính quyền, kỹ sư Lã Việt Dũng nói tiếp:
“Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa, vì người dân ý thực được quyền lên tiếng của họ đối với cái xấu, cái sai của chính phủ thì chẳng có gì là sai cả, chẳng có vấn đề gì phải xấu hổ cả.”
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội có đưa ra hai vụ việc ở Đồng Nai, và Đà Nẵng, tại Đồng Nai, dân chúng lên tiếng đòi cách chức đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh vì những sai phạm có thể liên quan đến tham nhũng, tại Đà Nẵng người dân đòi điều tra một doanh nhân có thể có liên quan đến các sai phạm của các quan chức lãnh đạo thành phố này. Ông Lê Đăng Doanh nói tiếp:
“Tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu đáng mừng, vì người dân bây giờ đã lên tiếng, và đã bày tỏ rất rõ ràng chính kiến của mình.”
Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, Linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng những việc làm như của chị Trần Thị Xuân đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, và ông nhắc lại lời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2016, rằng sở dĩ nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay là vì hằng ngày Chính phủ Mỹ lắng nghe những lời chỉ trích.
October 24, 2017
Phản ứng của những người phản biện và bất đồng chính kiến về sự đàn áp hiện nay
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 29 tháng 6/2017, tại thành phố Nha Trang.
RFA, 23-10-2017
Sau hàng loạt những nhà hoạt động xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị bắt, ngày 23 tháng 10. 2017, tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên tiếng nói rằng cần xử lý nghiêm khắc những ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động lật đổ, đưa tin sai lạc.
Những người hoạt động phản biện, bất đồng chính kiến, có suy nghĩ như thế nào về đợt trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam?
Sẽ có sự lắng xuống trong các hoạt động đấu tranh
Phản ứng lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Tạo, một nhà báo sống tại Nha Trang lên tiếng:
“Tôi thấy khôi hài vì chế độ này do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng ra. Nhà nước ban đầu mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân chủ là một nội dung trong tiêu đề của nhà nước này. Bây giờ thì người ta sửa tên nước, không có chữ dân chủ nữa, nhưng mà tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam không ai phủ nhận Hồ Chí Minh sáng lập nhà nước này, và vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh.”
Được biết rằng chính phủ mà ông Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1945 là một chính phủ có nhiều đảng phái tham gia.
Ông Võ Văn Tạo là một người rất tích cực trong việc dùng trang Facebook của ông để phát biểu chính kiến, trong đó có rất nhiều những chỉ trích đối với các chính sách của nhà nước mà ông cho là sai lầm.
Đứng trước sự đàn áp của nhà cầm quyền, ông Võ Văn Tạo nhận xét về phản ứng của giới bất đồng chính kiến:
“Cái đó cũng làm xôn xao trong cộng đồng anh chị em tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, đặc biệt cho các trí thức phản biện. Quan sát trên mạng thì thấy có nhiều người nói tình hình bây giờ có vẻ như chùn. Tôi nghĩ họ có lý một phần nào đó thôi. Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau. Có những người vẫn giữ được cái kiên cường, có những người họ chùn. Đạt được một đất nước ngày càng tiến bộ, thì chuyện bắt bớ tù đày khó tránh khỏi.”
Hai người thường xuyên tham gia các hoạt động dân sự tại Hà Nội, cũng như hay phát biểu trên mạng xã hội là ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Đình Hà, đều cho rằng phong trào sẽ lắng xuống, hoặc chuyển sang dạng hoạt động khác, nhưng không chấm dứt.
“Khó khăn hơn thì là do nhận định của mỗi người, còn riêng cá nhân tôi, và một số anh em tôi quen biết thì vẫn tiếp tục lên tiếng. Tất nhiên việc lên tiếng phải tránh việc xúc phạm nhục mạ một cách vô căn cứ.”
“Từ trạng thái hoạt động nhộn nhịp có nhiều bề nổi, chuyển sang trạng thái làm sao bảo toàn được lực lượng, làm sao để tránh thiệt hại vô ích cho phong trào. Còn nếu nói sự trấn áp đó có làm cho những người trong phong trào sợ hay không, thì tôi thấy rằng sự trấn áp của chính quyền thì bao nhiêu năm nay vẫn vậy, nhưng thời đại ngày nay là thời đại internet, sức ép lên Việt Nam rất là nhiều, tôi nhận thấy sự sợ hãi ngày càng ít đi.”
Ông Lã Việt Dũng, một kỹ sư tin học, là thành viên của đội bóng đá No-U, xuất thân từ phong trào chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Đội bóng này thường xuyên thực hiện các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai.
Ông Nguyễn Đình Hà, tốt nghiệp ngành luật tại Hà Nội, gần đây có bị cơ quan an ninh thẩm vấn vì những bài viết và phát biểu của ông với các cơ quan truyền thông nước ngoài.
Phong trào tiếp tục lớn mạnh
Một nhà hoạt động xã hội sống ở Nghệ An là Linh mục Đặng Hữu Nam, nói rằng những hoạt động vì dân chủ, dân quyền, và dân sinh sẽ tiếp tục lớn mạnh.
“Trong thời điểm này, nếu nhà cầm quyền ráo riết bách hại những người lên tiếng, những người bất đồng chính kiến, những người dùng mạng xã hội,…. Chúng ta sẽ thấy có một thời gian lắng xuống trong các hoạt động của người dân, hoạt động vì nhân quyền hay bất đồng chính kiến. Nhưng chắc chắn rằng đó chính là hạt giống để nẩy sinh những con người biết đấu tranh hơn nữa. Và phong trào đó sẽ lớn mạnh.”
Ông lấy ví dụ cách đây vài năm, nhà cầm quyền đã bỏ tù 14 thanh niên Công giáo vì những hoạt động dân quyền, nhưng sau đó đã có nhiều người khác tiếp tục đấu tranh.
Linh Mục Đặng Hữu Nam là người giúp đỡ nhiều ngư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh đòi nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung phải bồi thường cho dân chúng.
Ông nói tiếp về vụ biểu tình gần đây nhất nổ ra tại Hà Tĩnh:
“Ngày thứ bảy vừa qua đã có hàng ngàn người dân đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho chị Trần Thị Xuân, tuyên bố rằng chị Trần Thị Xuân vô tội vì chẳng có cái gì mà vi phạm pháp luật ở đây cả.”
Chị Trần Thị Xuân sống tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi bị thảm họa Formosa gây thiệt hại nặng nề. Chị Xuân đã thành lập một quĩ giúp đỡ người nghèo bằng cách thu lượm và bán phế liệu. Chị bị bắt ngày 17 tháng 10, mà theo lời người thân là bị bắt một cách bí mật, rồi sau đó chính quyền mới công bố một thông cáo báo chí về việc bắt bớ này.
Sáng ngày 21 tháng 10, hàng ngàn người đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Lộc Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đòi trả tự do cho chị Trần Thị Xuân.
Nói về sự phản kháng trước những việc làm không đúng của chính quyền, kỹ sư Lã Việt Dũng nói tiếp:
“Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa, vì người dân ý thực được quyền lên tiếng của họ đối với cái xấu, cái sai của chính phủ thì chẳng có gì là sai cả, chẳng có vấn đề gì phải xấu hổ cả.”
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội có đưa ra hai vụ việc ở Đồng Nai, và Đà Nẵng, tại Đồng Nai, dân chúng lên tiếng đòi cách chức đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh vì những sai phạm có thể liên quan đến tham nhũng, tại Đà Nẵng người dân đòi điều tra một doanh nhân có thể có liên quan đến các sai phạm của các quan chức lãnh đạo thành phố này. Ông Lê Đăng Doanh nói tiếp:
“Tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu đáng mừng, vì người dân bây giờ đã lên tiếng, và đã bày tỏ rất rõ ràng chính kiến của mình.”
Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, Linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng những việc làm như của chị Trần Thị Xuân đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, và ông nhắc lại lời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2016, rằng sở dĩ nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay là vì hằng ngày Chính phủ Mỹ lắng nghe những lời chỉ trích.