(Ảnh: Thanh Niên)
SBTN, 23-10-2017
Môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay đang rất cần tư vấn tâm lý cho học sinh. Bởi các em đang bị học trong môi trường giáo dục vừa lạc hậu, vừa lệch lạc, học sinh bị xem như những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm.
Các em phải chịu rất nhiều áp lực trong học tập, thi cử, cách đối xử phi giáo dục từ một bộ phận không nhỏ các giáo viên. Nhiều học sinh cũng rất cần hướng dẫn về hành vi, được giải toả những vướng mắc, áp lực về tâm lý.
Tuy nhiên, vấn đề này lại không được ngành giáo dục coi trọng, thể hiện qua cách họ đối xử với các giáo viên tư vấn tâm lý. Việc này khiến các giáo viên chán nản, muốn tìm công việc khác để lo cuộc sống cho mình.
Cô N.T. M. giáo viên chuyên môn tư vấn tâm lý học đường cho biết, cô được bổ nhiệm chức danh là giáo viên khi thi công chức. Nhưng, khi về thực chất, cô bị nhà trường phân công làm công tác giám thị, trực tư vấn, những công việc không đúng chuyên môn.
Hành động này của nhà trường đã khiến cô M. chán nản vì thấy mình bị coi thường, trong khi thu nhập thì cũng chỉ đủ đổ xăng và ăn sáng.
Các giáo viên này nhận mức lương chưa tới 3 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, chuyện thu nhập không phải là điều quan trọng đối với cô M. mà cô chỉ cần sự cống hiến của mình được trân trọng, được tạo điều kiện để làm việc.
Nhưng mong muốn tưởng chừng rất đơn giản của cô M. lại quá khó đối với môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cô M. đã xin nghỉ việc và đi tìm công việc khác.
Không chỉ cô M. mà nhiều đồng nghiệp của cô cũng đang có ý định nghỉ việc ở các trường.
An Nhiên / SBTN
October 24, 2017
Không được coi trọng, nhiều giáo viên tâm lý muốn nghỉ việc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
(Ảnh: Thanh Niên)
SBTN, 23-10-2017
Môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay đang rất cần tư vấn tâm lý cho học sinh. Bởi các em đang bị học trong môi trường giáo dục vừa lạc hậu, vừa lệch lạc, học sinh bị xem như những con chuột bạch trong phòng thí nghiệm.
Các em phải chịu rất nhiều áp lực trong học tập, thi cử, cách đối xử phi giáo dục từ một bộ phận không nhỏ các giáo viên. Nhiều học sinh cũng rất cần hướng dẫn về hành vi, được giải toả những vướng mắc, áp lực về tâm lý.
Tuy nhiên, vấn đề này lại không được ngành giáo dục coi trọng, thể hiện qua cách họ đối xử với các giáo viên tư vấn tâm lý. Việc này khiến các giáo viên chán nản, muốn tìm công việc khác để lo cuộc sống cho mình.
Cô N.T. M. giáo viên chuyên môn tư vấn tâm lý học đường cho biết, cô được bổ nhiệm chức danh là giáo viên khi thi công chức. Nhưng, khi về thực chất, cô bị nhà trường phân công làm công tác giám thị, trực tư vấn, những công việc không đúng chuyên môn.
Hành động này của nhà trường đã khiến cô M. chán nản vì thấy mình bị coi thường, trong khi thu nhập thì cũng chỉ đủ đổ xăng và ăn sáng.
Các giáo viên này nhận mức lương chưa tới 3 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, chuyện thu nhập không phải là điều quan trọng đối với cô M. mà cô chỉ cần sự cống hiến của mình được trân trọng, được tạo điều kiện để làm việc.
Nhưng mong muốn tưởng chừng rất đơn giản của cô M. lại quá khó đối với môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cô M. đã xin nghỉ việc và đi tìm công việc khác.
Không chỉ cô M. mà nhiều đồng nghiệp của cô cũng đang có ý định nghỉ việc ở các trường.
An Nhiên / SBTN