Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/10/2017
Chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, người hoạt động xã hội và giới blogger trước Hội nghị Trung ương Đảng dự kiến trong tháng 10 và Hội nghị cấp cao APEC dự định vào tháng 11 tại Đà Nẵng.
Ngày 27/9, chính quyền Nghệ An bắt cóc cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng và sau đó công bố lệnh bắt khẩn cấp và bắt tạm giam anh với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đầu tháng 8, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng ra lệnh truy nã đối với cựu tù chính trị Trần Minh Nhật, cáo buộc anh không thi hành án tù theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Nhật từng bị án tù 4 năm và được trả tự do năm 2015 nhưng còn phải thực hiện án quản chế 3 năm cho tới năm 2018.
Lê Minh Sơn, sinh viên Học viện Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh tố cáo công an, với sự giúp đỡ của nhà trường, đã bắt cóc anh và tra khảo trong nhiều ngày về những bài viết và hoạt động xã hội nhằm cổ súy nhân quyền và dân chủ.
Và một số tin khác.
===== 25/9 =====
Sinh viên Học viện Ngân hàng tố cáo công an bắt cóc, tra hỏi và đe dọa
Sinh viên Lê Minh Sơn của Học viện Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đã tố cáo công an bắt cóc anh ngay tại trường, giam giữ và tra hỏi rồi đe dọa anh trong nhiều ngày, từ ngày 21 đến 23/9.
Với sự giúp đỡ của lãnh đạo trường và đặc biệt là Phòng Công tác sinh viên, an ninh thành phố đã đến trường ép sinh viên Lê Minh Sơn lên đồn công an để tra khảo về các bài viết của anh và những hoạt động xã hội.
“An ninh dọa thông báo tới trường để đuổi học tôi, nhằm gây sức ép đánh đòn tâm lý để tôi hoảng loạn. Tôi bị hoảng loạn và ký nhận những gì mà an ninh cho rằng tôi đã tham gia sau 3 ngày làm việc” – Sơn nói.
“An ninh thay đổi mật khẩu điện thoại, Facebook, truy cập những tư liệu của tôi một cách tự tiện. Hôm nay, tôi đầy đủ sức khỏe và tâm lý, tôi xin khẳng định việc tôi bị mời lên cơ quan an ninh làm việc là bị ép buộc và trái pháp luật. Tôi không chấp nhận những cáo buộc những gì cơ quan an ninh làm việc với tôi trong 3 ngày qua bởi vì họ không đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh việc tôi làm điều đó” – Sơn khẳng định.
Sơn là thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức độc lập hoạt động để cổ súy nhân quyền và dân chủ, được sáng lập bởi Trần Hoàng Phúc, người đã bị bắt và điều tra về cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Đọc chi tiết tại đây: Công an vào trường đại học bắt cóc, ép cung sinh viên và sự tiếp tay của nhà trường
===== 26/7 =====
Công an Lâm Đồng truy nã cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật
Công an huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng đã ra thông báo truy nã đối với cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, cáo buộc anh không thi hành án theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Theo thông báo đề ngày 4/8, lệnh truy nã có hiệu lực toàn quốc.
Trần Minh Nhật từng bị bắt vào tháng 8 năm 2011 với cáo buộc lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 vì có những bài viết trên mạng nhằm cổ súy nhân quyền và đa nguyên chính trị. Sau đó anh bị kết án 4 năm tù giam và ba năm quản chế. Anh được trả tự do vào tháng 8 năm 2015 nhưng còn phải thực hiện tiếp án quản chế cho tới năm 2018.
Kể từ khi ra khỏi nhà tù về địa phương là huyện Lâm Hà, anh và gia đình liên tục bị sách nhiễu. Anh bị gọi lên đồn công an nhiều lần và bị đánh đập.
Nhiều nhà hoạt động đến thăm anh cũng bị sách nhiễu và đánh đập.
Quý vị có thể xem chi tiết về những sách nhiễu đó tại đây: /category/tran-minh-nhat/
Nếu Trần Minh Nhật bị bắt giữ và kết án, anh có thể phải đối mặt với án tù 3 năm, theo luật hiện hành.
Một trường hợp tương tự là vụ cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, người bị bắt giữ vào ngày 19/01 và bị kết án 5 năm tù giam và bốn năm quản chế bởi tòa án tỉnh Nghệ An vào ngày 18/9 với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “Không thi hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
===== 27/9 =====
Công an Nghệ An bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng
Trưa ngày 27/9, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị an ninh mặc thường phục bắt cóc khi anh đang ăn trưa tại một quán ăn ở gần nhà thờ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu.
Một nhóm người đi trên một chiếc oto bảy chỗ và năm xe máy đã nhảy xổ vào quán và lôi Nguyễn Viết Dũng đi. Bọn bắt cóc đã đánh đập Dũng và mấy người bạn trong quá trình bắt cóc.
Nguyễn Viết Dũng bị đưa lên xe oto và nhóm bắt cóc rời nhanh khỏi hiện trường, để lại một chiếc xe máy có còng số 8 và một số giấy tờ.
Chiều cùng ngày, công an Nghệ An ra thông cáo báo chí tuyên bố bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Nguyễn Viết Dũng là một cựu tù nhân lương tâm, bị bắt năm 2014 bởi công an Hà Nội ngay sau khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chính quyền thủ đô chặt cây cổ thụ. Sau đó, Nguyễn Viết Dũng bị kết án 15 tháng tù với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ Nguyễn Viết Dũng bị coi là độc đoán bởi Nhóm Công tác về bắt giữ độc đoán của Liên Hợp quốc.
Nếu bị kết án lần này, Nguyễn Viết Dũng có thể phải đối mặt với án tù cao nhất là 20 năm, theo luật hiện hành.
Được biết Nguyễn Viết Dũng thi đậu vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2004, có tin nói Nguyễn Viết Dũng là thủ khoa ngành Công nghệ thông tin, nhưng bị đuổi học vào cuối năm 2006 do “tham gia biểu tình chống Trung Quốc.”
===== 28/9 =====
Hội đồng Liên tôn ra kháng thư phản đối vụ đàn áp ông Dương Văn Thả và gia đình
Ngày 27/9, Hội đồng Liên tôn Việt Nam hôm công bố một kháng thư, nhằm phản đối việc đàn áp cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo Dương Văn Thả và gia đình, đồng thời phản đối việc Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm một đại tá công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Kháng thư cho biết vào ngày 18/5/2017, một lực lượng gồm hàng trăm công an và côn đồ dùng vòi rồng phun nước tấn công gia đình ông Thả, trong đó có một cụ bà trên 80 tuổi, một em bé 6 tháng tuổi, 3 phụ nữ và 3 thiếu niên. Sau đó công an và côn đồ xúm nhau vào đánh đập khiến các nạn nhân ngất xỉu phải được đưa vào bệnh viện. Ông Thả, con trai ông là Vương Văn Thuận, cùng hai đồng đạo song sinh Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Nhật Thượng bị bắt đưa đi đâu không rõ.
Hơn 3 tháng sau, gia đình mới biết cả 4 người đang bị giam giữ tại nhà tù Bằng Lăng ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Hiện nay có nguồn tin từ nhà tù cho biết ông Thả đang bị biệt giam.
==================
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
September 30, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 40 từ ngày 25/9 đến 01/10,2017: Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp, bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Việt Dũng
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/10/2017
Chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, người hoạt động xã hội và giới blogger trước Hội nghị Trung ương Đảng dự kiến trong tháng 10 và Hội nghị cấp cao APEC dự định vào tháng 11 tại Đà Nẵng.
Ngày 27/9, chính quyền Nghệ An bắt cóc cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng và sau đó công bố lệnh bắt khẩn cấp và bắt tạm giam anh với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đầu tháng 8, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng ra lệnh truy nã đối với cựu tù chính trị Trần Minh Nhật, cáo buộc anh không thi hành án tù theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Nhật từng bị án tù 4 năm và được trả tự do năm 2015 nhưng còn phải thực hiện án quản chế 3 năm cho tới năm 2018.
Lê Minh Sơn, sinh viên Học viện Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh tố cáo công an, với sự giúp đỡ của nhà trường, đã bắt cóc anh và tra khảo trong nhiều ngày về những bài viết và hoạt động xã hội nhằm cổ súy nhân quyền và dân chủ.
Và một số tin khác.
===== 25/9 =====
Sinh viên Học viện Ngân hàng tố cáo công an bắt cóc, tra hỏi và đe dọa
Sinh viên Lê Minh Sơn của Học viện Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đã tố cáo công an bắt cóc anh ngay tại trường, giam giữ và tra hỏi rồi đe dọa anh trong nhiều ngày, từ ngày 21 đến 23/9.
Với sự giúp đỡ của lãnh đạo trường và đặc biệt là Phòng Công tác sinh viên, an ninh thành phố đã đến trường ép sinh viên Lê Minh Sơn lên đồn công an để tra khảo về các bài viết của anh và những hoạt động xã hội.
“An ninh dọa thông báo tới trường để đuổi học tôi, nhằm gây sức ép đánh đòn tâm lý để tôi hoảng loạn. Tôi bị hoảng loạn và ký nhận những gì mà an ninh cho rằng tôi đã tham gia sau 3 ngày làm việc” – Sơn nói.
“An ninh thay đổi mật khẩu điện thoại, Facebook, truy cập những tư liệu của tôi một cách tự tiện. Hôm nay, tôi đầy đủ sức khỏe và tâm lý, tôi xin khẳng định việc tôi bị mời lên cơ quan an ninh làm việc là bị ép buộc và trái pháp luật. Tôi không chấp nhận những cáo buộc những gì cơ quan an ninh làm việc với tôi trong 3 ngày qua bởi vì họ không đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh việc tôi làm điều đó” – Sơn khẳng định.
Sơn là thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức độc lập hoạt động để cổ súy nhân quyền và dân chủ, được sáng lập bởi Trần Hoàng Phúc, người đã bị bắt và điều tra về cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.
Đọc chi tiết tại đây: Công an vào trường đại học bắt cóc, ép cung sinh viên và sự tiếp tay của nhà trường
===== 26/7 =====
Công an Lâm Đồng truy nã cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật
Công an huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng đã ra thông báo truy nã đối với cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, cáo buộc anh không thi hành án theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Theo thông báo đề ngày 4/8, lệnh truy nã có hiệu lực toàn quốc.
Trần Minh Nhật từng bị bắt vào tháng 8 năm 2011 với cáo buộc lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 vì có những bài viết trên mạng nhằm cổ súy nhân quyền và đa nguyên chính trị. Sau đó anh bị kết án 4 năm tù giam và ba năm quản chế. Anh được trả tự do vào tháng 8 năm 2015 nhưng còn phải thực hiện tiếp án quản chế cho tới năm 2018.
Kể từ khi ra khỏi nhà tù về địa phương là huyện Lâm Hà, anh và gia đình liên tục bị sách nhiễu. Anh bị gọi lên đồn công an nhiều lần và bị đánh đập.
Nhiều nhà hoạt động đến thăm anh cũng bị sách nhiễu và đánh đập.
Quý vị có thể xem chi tiết về những sách nhiễu đó tại đây: /category/tran-minh-nhat/
Nếu Trần Minh Nhật bị bắt giữ và kết án, anh có thể phải đối mặt với án tù 3 năm, theo luật hiện hành.
Một trường hợp tương tự là vụ cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, người bị bắt giữ vào ngày 19/01 và bị kết án 5 năm tù giam và bốn năm quản chế bởi tòa án tỉnh Nghệ An vào ngày 18/9 với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “Không thi hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
===== 27/9 =====
Công an Nghệ An bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng
Trưa ngày 27/9, nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị an ninh mặc thường phục bắt cóc khi anh đang ăn trưa tại một quán ăn ở gần nhà thờ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu.
Một nhóm người đi trên một chiếc oto bảy chỗ và năm xe máy đã nhảy xổ vào quán và lôi Nguyễn Viết Dũng đi. Bọn bắt cóc đã đánh đập Dũng và mấy người bạn trong quá trình bắt cóc.
Nguyễn Viết Dũng bị đưa lên xe oto và nhóm bắt cóc rời nhanh khỏi hiện trường, để lại một chiếc xe máy có còng số 8 và một số giấy tờ.
Chiều cùng ngày, công an Nghệ An ra thông cáo báo chí tuyên bố bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Nguyễn Viết Dũng là một cựu tù nhân lương tâm, bị bắt năm 2014 bởi công an Hà Nội ngay sau khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chính quyền thủ đô chặt cây cổ thụ. Sau đó, Nguyễn Viết Dũng bị kết án 15 tháng tù với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ Nguyễn Viết Dũng bị coi là độc đoán bởi Nhóm Công tác về bắt giữ độc đoán của Liên Hợp quốc.
Nếu bị kết án lần này, Nguyễn Viết Dũng có thể phải đối mặt với án tù cao nhất là 20 năm, theo luật hiện hành.
Được biết Nguyễn Viết Dũng thi đậu vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2004, có tin nói Nguyễn Viết Dũng là thủ khoa ngành Công nghệ thông tin, nhưng bị đuổi học vào cuối năm 2006 do “tham gia biểu tình chống Trung Quốc.”
===== 28/9 =====
Hội đồng Liên tôn ra kháng thư phản đối vụ đàn áp ông Dương Văn Thả và gia đình
Ngày 27/9, Hội đồng Liên tôn Việt Nam hôm công bố một kháng thư, nhằm phản đối việc đàn áp cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo Dương Văn Thả và gia đình, đồng thời phản đối việc Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm một đại tá công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Kháng thư cho biết vào ngày 18/5/2017, một lực lượng gồm hàng trăm công an và côn đồ dùng vòi rồng phun nước tấn công gia đình ông Thả, trong đó có một cụ bà trên 80 tuổi, một em bé 6 tháng tuổi, 3 phụ nữ và 3 thiếu niên. Sau đó công an và côn đồ xúm nhau vào đánh đập khiến các nạn nhân ngất xỉu phải được đưa vào bệnh viện. Ông Thả, con trai ông là Vương Văn Thuận, cùng hai đồng đạo song sinh Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Nhật Thượng bị bắt đưa đi đâu không rõ.
Hơn 3 tháng sau, gia đình mới biết cả 4 người đang bị giam giữ tại nhà tù Bằng Lăng ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Hiện nay có nguồn tin từ nhà tù cho biết ông Thả đang bị biệt giam.
==================
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây