Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 24/9/2017
===== 18/9 =====
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Oai bị kết án tù 5 năm
Ngày 18/9, Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã kết án cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai với bản án 5 năm tù giam với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘vi phạm lệnh cưỡng chế’ theo Điều 257 và 304 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên xử diễn ra tại Nghệ An vào buổi sáng trong ngày thứ Hai, luật sư Hà Huy Sơn đã bào chữa cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai và nói rằng thân chủ của ông vô tội. Bản thân cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cũng trình bày diễn biến vụ việc và khẳng định không phạm tội gì.
Tuy nhiên, tòa vẫn tuyên tổng hợp hai tội là 5 năm tù và còn nợ 4 năm quản chế của lần trước.
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai tuyên bố sẽ kháng cáo.
Không một thân nhân và bạn bè nào của bị cáo được phép vào tham dự phiên tòa công khai. Một số đại sứ quán đã đề nghị được cử nhân viên đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị từ chối.
Ngoài khu vực tòa án, hàng trăm thân nhân và bạn bè của bị cáo đã tụ tập, hô vang khẩu hiệu đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho anh.
Để đối phó, chính quyền Nghệ An đã huy động hàng trăm cảnh sát, mật vụ và dân phòng để ngăn chặn họ. Cảnh sát còn dùng xe phá sóng điện thoại và vũ khí âm thanh LRADs để trấn áp.
Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, bị bắt lại vào ngày 19 tháng giêng năm nay khi đang trên đường tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Trường hợp bắt giữ cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai nằm trong số ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến bị bắt kể từ tháng giêng năm nay trong chiến dịch được nói là mạnh tạy của nhà cầm quyền Hà Nội sau đại hội đảng vào đầu năm ngoái.
Vào năm 2013, Nguyễn Văn Oai bị kết án 4 năm tù trong cùng vụ với hơn chục nhà hoạt động khác với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Đây là một cáo buộc thường được sử dụng để đàn áp, bỏ tù những tiếng nói chỉ trích chính quyền. Ông mãn án tù lần đó vào năm 2015.
Lâu nay Hà Nội bị các tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích về thành tích tồi tệ trong lĩnh vực này do giới bloggers, luật sư và các nhà hoạt động chỉ trích nhà chức trách về những sai phạm trong quản trị đất nước.
Do các cơ quan truyền thông Việt Nam đều cho chính quyền Hà Nội kiểm soát, giới hoạt động sử dụng các công cụ mạng xã hội để lên tiếng về những bất cập trong xã hội và cổ xúy cho quyền tự do biểu đạt.
Vì điều này nhà cầm quyền Hà Nội cho bắt bớ và kết án tù nặng đối với những tiếng nói đó.
——————–
Côn đồ phe đảng khủng bố bà con giáo xứ Đông Kiều
Những kẻ trung thành với chế độ ở xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, với sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, đã liên tiếp khủng bố giáo dân thuộc giáo xứ Đông Kiều, theo tin của Thanh niên Công giáo.
Sự việc bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 8 năm 2017 khi linh mục và thanh niên trong giáo xứ đi tham dự Đại hội Giới trẻ giáo hạt Đông Tháp tại giáo xứ Phú Linh, chính quyền Diễn Mỹ khích động người dân phá hủy cổng chào của giáo xứ Đông Kiều.
Không dừng lại ở đó, chính quyền xã, được sự bảo kê của chính quyền huyện Diễn Châu, tiếp tục khích động chia rẽ lương giáo. Dưới sự bảo kê của chính quyền địa phương, côn đồ đã khủng bố, đe dọa phá nhà, phá hủy tài sản của người dân.
Đặc biệt, tối 15 tháng 9, 2017 sau khi cơn bão vừa tan, nhà cầm quyền diễn Mỹ lợi dụng lúc mưa gió và mất điện đã kích động người dân, côn đồ tiếp tục phá hoại cây cảnh, tượng ảnh của người dân giáo xứ Đông Kiều.
Tối 16 tháng 9 nhà cầm quyền tiếp tục huy động côn đồ đến để quậy phá khủng bố gây hoang mang đối với dân chúng. Những nạn nhân cho biết sự việc diễn ra có sự chứng kiến của công an mặc sắc phục và thường phục.
Gia đình anh Hoè đã bị côn đồ đập phá 2 chiếc xe đông lạnh, tượng Đức Mẹ và một số tài sản khác, côn đồ còn đe dọa đốt nhà một người dân.
Vụ việc ở Đông Kiều tiếp nối hành vi khủng bố ở giáo xứ Song Ngọc trong cùng huyện, và côn đồ định tấn công giáo xứ Thọ Xuân ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
===== 19/9 =====
Ba nhà hoạt động tham dự khóa họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ba nhà hoạt động Đinh Thảo, Lê Thị Minh Hà và Anna Nguyễn đã tham gia phiên họp Thông tin chung của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 19/9 ở Geneva để phản ảnh về tình hình nhân quyền đang ngày càng tệ hơn ở Việt Nam.
Đinh Thảo, một nhà hoạt động trẻ mới tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, đã có bài nói về sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền cũng như giới blogger.
Cô nhấn mạnh việc Việt Nam gia tăng khủng bố, với việc bắt giữ hoặc kết án 16 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay.
Cô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và các cơ quan của LHQ gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và những cam kết quốc tế về nhân quyền.
Buổi họp này là thủ tục để giám sát giữa kỳ việc thực hiện 182 cam kết cải thiện nhân quyền của nhà nước Việt Nam hồi tháng 6/2014 theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền dành cho các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
——————–
Trường hợp tù nhân Nguyễn Hữu Quốc Duy được đưa lên Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật quốc tế King & Spadling LLP vừa đồng đệ trình trường hợp tù nhân lương tâm trẻ Nguyễn Hữu Quốc Duy lên Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán hôm 19 tháng 9.
Biện pháp tiến hành được cho biết nhằm hy vọng nhận được ý kiến từ Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán đối với việc chính quyền Việt Nam cho giam cầm nhà hoạt động mạng Nguyễn Hữu Quốc Duy.
Theo Freedom Now thi việc giam giữ tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy như thế là vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực pháp lý của Freedom Now, Kate Barth, phát biểu rằng trong vòng hai năm qua Việt Nam cho tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng trên mạng, bắt giữ gần hai chục nhà hoạt động, xiết chặt biện pháp truy cập mạng. Việc giam tù Nguyễn Hữu Quốc Duy là một điển hình của tình trạng suy thoái về tự do Internet đáng ngại ở Việt Nam.
Freedom Now cho rằng việc tiếp tục cầm tù Nguyễn Hữu Quốc Duy vi phạm các quyền con người căn bản của thanh niên này, trong đó có quyền tự do biểu đạt.
Freedom Now kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy. Tổ chức này tin tưởng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán cũng sẽ có kết luận tương tự.
Thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy bị bắt vào ngày 28 tháng 8 năm 2015, cùng ngày với người anh em họ là Nguyễn Hữu Thiên An. Thanh niên này là thành viên của một phong trào thanh niên bị bắt vì xịt lên tường một đồn công an câu chống chính quyền.
Nguyễn Hữu Quốc Duy được trả tự do 3 ngày sau đó nhưng bị bắt lại vào ngày 21/11/2015. Anh bị biệt giam 9 tháng không được tiếp xúc gia đình và luật sư muốn chọn.
Phiên xử vào ngày 23/8/2016 kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy 3 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Freedom Now có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, chuyên vận động trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Biện pháp được thông qua những nổ lực tập trung hỗ trợ pháp lý, chính trị và quan hệ công chúng.
=====
Công an Phan Rang bị điều tra về tội dùng nhục hình
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm 19/09 đã khởi tố vụ án hình sự về tội “dùng nhục hình”, trong vụ một người dân chết trong khi bị tạm giữ tại đồn công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 10 ngày trước đó.
Đây là nạn nhân thứ hai chết trong đồn công an này trong hơn 2 tháng qua.
Tin cho hay anh Võ Tấn Minh, 26 tuổi, bị công an tỉnh Ninh Thuận bắt giữ hồi cuối tháng 4 do nghi ngờ vận chuyển heroin. Ngày 8/9, Minh được đưa về đồn công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ngay trong buổi chiều hôm đó, công an Phan Rang-Tháp Chàm cho biết tại nhà tạm giam của họ đã xảy ra một vụ đánh nhau, và nạn nhân bị đánh trọng thương đến chết là Võ Tấn Minh.
Công an tỉnh thông báo cho gia đình đến nhà xác của bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận nhận xác Minh. Khi đến đó, gia đình nghi ngờ Minh bị tra tấn, vì thi thể có nhiều vết bầm cho thấy dường như nạn nhân đã bị trói.
Truyền thông trong nước cho hay, cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào các báo cáo khám nghiệm hiện trường và tử thi, cho rằng có dấu hiệu Võ Tấn Minh bị dùng nhục hình.
Lần trước xảy ra vụ người dân chết trong đồn công an Phan Rang-Tháp Chàm là vào ngày 6/7. Nạn nhân là anh Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, được cho là dùng áo dài tay “tự thắt cổ”. Người nhà sau đó đã đẩy xác nạn nhân đi diễu phố để phản đối và đòi điều tra.
===== 24/9 =====
Luật gia Nguyễn Đình Hà bị mất tích
Luật gia Nguyễn Đình Hà, sinh năm 1988 và ngụ Hà Nội, được cho là mất tích từ chiều tối hôm 23/9 sau vài ngày vào Sài Gòn.
Thời điểm cuối bạn bè gặp Hà là vào khoảng 19h. Sau đó Hà về nơi đang tạm trú trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình.
Hà là một thành viên tích cực của nhóm Green Tree Hà Nội và từng ứng cử Đại biểu Quốc hội. Hà đang học luật sư và cao học nhưng chịu nhiều “can thiệp” nên chưa thể lấy bằng.
Một trường hợp khác, Lê Minh Sơn, sinh năm 1998 tại Nghệ An, sinh viên trường Đại học Ngân hàng ở quận Thủ Đức, đã liên tục bị sách nhiễu.
Ngày 20/9, trong khi ngồi trong lớp học, Sơn đã bị một nhóm an ninh mặc thường phục buộc lên xe về trụ sở Bộ Công an ở phía Nam làm việc trong 4 ngày qua.
Sơn là một nhà hoạt động trẻ tuổi, thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức được sáng lập bởi Trần Hoàng Phúc, người bị bắt trong tháng Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây
September 24, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần 39 từ ngày 18 đến 24/9/2017: Việt Nam bỏ tù nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Oai trong chiến dịch đàn áp
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 24/9/2017
Ngày 18/9, Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã kết án nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai tổng cộng 5 năm tù giam và bốn năm quản chế cho hai tội danh “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không thi hành bản án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Trong phiên tòa được cho là công khai, không một người thân hay bạn bè của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai được vào trong phòng xử án. Chính quyền Nghệ An cũng từ chối yêu cầu của nhiều đại sứ quán nước ngoài được cử nhân viên ngoại giao đến quan sát phiên tòa. Chính quyền còn sử dụng nhiều công an và dân phòng để ngăn cản những người ủng hộ bị cáo đến gần khu vực xử án, đưa máy phá sóng điện thoại và vũ khí âm thanh công suất cao (LRADs) nhằm giải tán đám đông.
Việc kết án cựu tù chính trị với bản án nặng nề là một phần của chiến dịch đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền, và giới blogger. Kể từ đầu năm 2017, Việt Nam đã bắt giữ hoặc kết án 16 nhà hoạt động bằng những cáo buộc mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của BLHS.
Cùng với việc bắt giữ và kết án, lực lượng an ninh Việt Nam còn sách nhiễu nhiều nhà hoạt động khác. Trong những ngày từ 20 đến 24/9, cảnh sát đã đến Học viện Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh để bắt giữ sinh viên Lê Minh Sơn để thẩm vấn.
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà được cho là bị mất tích từ chiều 23/9 và bạn bè anh nghi ngờ anh bị bắt cóc bởi an ninh. Nhà hoạt động này ở Hà Nội và mới vào Sài Gòn mấy ngày gần đây.
Côn đồ, dưới sự bảo kê của chính quyền huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thực hiện nhiều hành vi khủng bố cộng đồng Thiên Chúa giáo ở địa phương. Trong những ngày 15-16/9, chúng đã đập phá tài sản của nhiều gia đình thuộc giáo xứ Đông Kiều ở xã Diễn Mỹ.
Và nhiều tin khác
===== 18/9 =====
Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Oai bị kết án tù 5 năm
Ngày 18/9, Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã kết án cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai với bản án 5 năm tù giam với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘vi phạm lệnh cưỡng chế’ theo Điều 257 và 304 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên xử diễn ra tại Nghệ An vào buổi sáng trong ngày thứ Hai, luật sư Hà Huy Sơn đã bào chữa cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai và nói rằng thân chủ của ông vô tội. Bản thân cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai cũng trình bày diễn biến vụ việc và khẳng định không phạm tội gì.
Tuy nhiên, tòa vẫn tuyên tổng hợp hai tội là 5 năm tù và còn nợ 4 năm quản chế của lần trước.
Nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai tuyên bố sẽ kháng cáo.
Không một thân nhân và bạn bè nào của bị cáo được phép vào tham dự phiên tòa công khai. Một số đại sứ quán đã đề nghị được cử nhân viên đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị từ chối.
Ngoài khu vực tòa án, hàng trăm thân nhân và bạn bè của bị cáo đã tụ tập, hô vang khẩu hiệu đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho anh.
Để đối phó, chính quyền Nghệ An đã huy động hàng trăm cảnh sát, mật vụ và dân phòng để ngăn chặn họ. Cảnh sát còn dùng xe phá sóng điện thoại và vũ khí âm thanh LRADs để trấn áp.
Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai, 36 tuổi, bị bắt lại vào ngày 19 tháng giêng năm nay khi đang trên đường tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Trường hợp bắt giữ cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai nằm trong số ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến bị bắt kể từ tháng giêng năm nay trong chiến dịch được nói là mạnh tạy của nhà cầm quyền Hà Nội sau đại hội đảng vào đầu năm ngoái.
Vào năm 2013, Nguyễn Văn Oai bị kết án 4 năm tù trong cùng vụ với hơn chục nhà hoạt động khác với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’. Đây là một cáo buộc thường được sử dụng để đàn áp, bỏ tù những tiếng nói chỉ trích chính quyền. Ông mãn án tù lần đó vào năm 2015.
Lâu nay Hà Nội bị các tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích về thành tích tồi tệ trong lĩnh vực này do giới bloggers, luật sư và các nhà hoạt động chỉ trích nhà chức trách về những sai phạm trong quản trị đất nước.
Do các cơ quan truyền thông Việt Nam đều cho chính quyền Hà Nội kiểm soát, giới hoạt động sử dụng các công cụ mạng xã hội để lên tiếng về những bất cập trong xã hội và cổ xúy cho quyền tự do biểu đạt.
Vì điều này nhà cầm quyền Hà Nội cho bắt bớ và kết án tù nặng đối với những tiếng nói đó.
——————–
Côn đồ phe đảng khủng bố bà con giáo xứ Đông Kiều
Những kẻ trung thành với chế độ ở xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, với sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, đã liên tiếp khủng bố giáo dân thuộc giáo xứ Đông Kiều, theo tin của Thanh niên Công giáo.
Sự việc bắt đầu diễn ra vào cuối tháng 8 năm 2017 khi linh mục và thanh niên trong giáo xứ đi tham dự Đại hội Giới trẻ giáo hạt Đông Tháp tại giáo xứ Phú Linh, chính quyền Diễn Mỹ khích động người dân phá hủy cổng chào của giáo xứ Đông Kiều.
Không dừng lại ở đó, chính quyền xã, được sự bảo kê của chính quyền huyện Diễn Châu, tiếp tục khích động chia rẽ lương giáo. Dưới sự bảo kê của chính quyền địa phương, côn đồ đã khủng bố, đe dọa phá nhà, phá hủy tài sản của người dân.
Đặc biệt, tối 15 tháng 9, 2017 sau khi cơn bão vừa tan, nhà cầm quyền diễn Mỹ lợi dụng lúc mưa gió và mất điện đã kích động người dân, côn đồ tiếp tục phá hoại cây cảnh, tượng ảnh của người dân giáo xứ Đông Kiều.
Tối 16 tháng 9 nhà cầm quyền tiếp tục huy động côn đồ đến để quậy phá khủng bố gây hoang mang đối với dân chúng. Những nạn nhân cho biết sự việc diễn ra có sự chứng kiến của công an mặc sắc phục và thường phục.
Gia đình anh Hoè đã bị côn đồ đập phá 2 chiếc xe đông lạnh, tượng Đức Mẹ và một số tài sản khác, côn đồ còn đe dọa đốt nhà một người dân.
Vụ việc ở Đông Kiều tiếp nối hành vi khủng bố ở giáo xứ Song Ngọc trong cùng huyện, và côn đồ định tấn công giáo xứ Thọ Xuân ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
===== 19/9 =====
Ba nhà hoạt động tham dự khóa họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ba nhà hoạt động Đinh Thảo, Lê Thị Minh Hà và Anna Nguyễn đã tham gia phiên họp Thông tin chung của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 19/9 ở Geneva để phản ảnh về tình hình nhân quyền đang ngày càng tệ hơn ở Việt Nam.
Đinh Thảo, một nhà hoạt động trẻ mới tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, đã có bài nói về sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền cũng như giới blogger.
Cô nhấn mạnh việc Việt Nam gia tăng khủng bố, với việc bắt giữ hoặc kết án 16 nhà hoạt động kể từ đầu năm đến nay.
Cô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và các cơ quan của LHQ gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và những cam kết quốc tế về nhân quyền.
Buổi họp này là thủ tục để giám sát giữa kỳ việc thực hiện 182 cam kết cải thiện nhân quyền của nhà nước Việt Nam hồi tháng 6/2014 theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền dành cho các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
——————–
Trường hợp tù nhân Nguyễn Hữu Quốc Duy được đưa lên Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Freedom Now và Công ty Luật quốc tế King & Spadling LLP vừa đồng đệ trình trường hợp tù nhân lương tâm trẻ Nguyễn Hữu Quốc Duy lên Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán hôm 19 tháng 9.
Biện pháp tiến hành được cho biết nhằm hy vọng nhận được ý kiến từ Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán đối với việc chính quyền Việt Nam cho giam cầm nhà hoạt động mạng Nguyễn Hữu Quốc Duy.
Theo Freedom Now thi việc giam giữ tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy như thế là vi phạm Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực pháp lý của Freedom Now, Kate Barth, phát biểu rằng trong vòng hai năm qua Việt Nam cho tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng trên mạng, bắt giữ gần hai chục nhà hoạt động, xiết chặt biện pháp truy cập mạng. Việc giam tù Nguyễn Hữu Quốc Duy là một điển hình của tình trạng suy thoái về tự do Internet đáng ngại ở Việt Nam.
Freedom Now cho rằng việc tiếp tục cầm tù Nguyễn Hữu Quốc Duy vi phạm các quyền con người căn bản của thanh niên này, trong đó có quyền tự do biểu đạt.
Freedom Now kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy. Tổ chức này tin tưởng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ Độc đoán cũng sẽ có kết luận tương tự.
Thanh niên Nguyễn Hữu Quốc Duy bị bắt vào ngày 28 tháng 8 năm 2015, cùng ngày với người anh em họ là Nguyễn Hữu Thiên An. Thanh niên này là thành viên của một phong trào thanh niên bị bắt vì xịt lên tường một đồn công an câu chống chính quyền.
Nguyễn Hữu Quốc Duy được trả tự do 3 ngày sau đó nhưng bị bắt lại vào ngày 21/11/2015. Anh bị biệt giam 9 tháng không được tiếp xúc gia đình và luật sư muốn chọn.
Phiên xử vào ngày 23/8/2016 kết án Nguyễn Hữu Quốc Duy 3 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Freedom Now có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, chuyên vận động trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Biện pháp được thông qua những nổ lực tập trung hỗ trợ pháp lý, chính trị và quan hệ công chúng.
=====
Công an Phan Rang bị điều tra về tội dùng nhục hình
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm 19/09 đã khởi tố vụ án hình sự về tội “dùng nhục hình”, trong vụ một người dân chết trong khi bị tạm giữ tại đồn công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 10 ngày trước đó.
Đây là nạn nhân thứ hai chết trong đồn công an này trong hơn 2 tháng qua.
Tin cho hay anh Võ Tấn Minh, 26 tuổi, bị công an tỉnh Ninh Thuận bắt giữ hồi cuối tháng 4 do nghi ngờ vận chuyển heroin. Ngày 8/9, Minh được đưa về đồn công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ngay trong buổi chiều hôm đó, công an Phan Rang-Tháp Chàm cho biết tại nhà tạm giam của họ đã xảy ra một vụ đánh nhau, và nạn nhân bị đánh trọng thương đến chết là Võ Tấn Minh.
Công an tỉnh thông báo cho gia đình đến nhà xác của bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận nhận xác Minh. Khi đến đó, gia đình nghi ngờ Minh bị tra tấn, vì thi thể có nhiều vết bầm cho thấy dường như nạn nhân đã bị trói.
Truyền thông trong nước cho hay, cơ quan điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào các báo cáo khám nghiệm hiện trường và tử thi, cho rằng có dấu hiệu Võ Tấn Minh bị dùng nhục hình.
Lần trước xảy ra vụ người dân chết trong đồn công an Phan Rang-Tháp Chàm là vào ngày 6/7. Nạn nhân là anh Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, được cho là dùng áo dài tay “tự thắt cổ”. Người nhà sau đó đã đẩy xác nạn nhân đi diễu phố để phản đối và đòi điều tra.
===== 24/9 =====
Luật gia Nguyễn Đình Hà bị mất tích
Luật gia Nguyễn Đình Hà, sinh năm 1988 và ngụ Hà Nội, được cho là mất tích từ chiều tối hôm 23/9 sau vài ngày vào Sài Gòn.
Thời điểm cuối bạn bè gặp Hà là vào khoảng 19h. Sau đó Hà về nơi đang tạm trú trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình.
Hà là một thành viên tích cực của nhóm Green Tree Hà Nội và từng ứng cử Đại biểu Quốc hội. Hà đang học luật sư và cao học nhưng chịu nhiều “can thiệp” nên chưa thể lấy bằng.
Một trường hợp khác, Lê Minh Sơn, sinh năm 1998 tại Nghệ An, sinh viên trường Đại học Ngân hàng ở quận Thủ Đức, đã liên tục bị sách nhiễu.
Ngày 20/9, trong khi ngồi trong lớp học, Sơn đã bị một nhóm an ninh mặc thường phục buộc lên xe về trụ sở Bộ Công an ở phía Nam làm việc trong 4 ngày qua.
Sơn là một nhà hoạt động trẻ tuổi, thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức được sáng lập bởi Trần Hoàng Phúc, người bị bắt trong tháng Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây