June 28, 2013
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam: Bản đệ trình chung của WEA, AVC, GLR và IIRF
Bản dịch của Nguyễn Thanh Thuỷ (Defend the Defenders)
KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT Kỳ họp lần thứ 18 của Nhóm Công tác Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát VIỆT NAM Tự Do Tôn Giáo tại Việt NamBản báo cáo của các bên liên quan được đệ trình bởi:
– Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới (WEA), một tổ chức Phi Chính Phủ với tư cách tham vấn đặc biệt từ năm 1997. WEA là một mạng lưới các nhà thờ ở 129 quốc gia (mỗi nước đều đã thành lập một liên hiệp Tin lành) và hơn 100 tổ chức quốc tế tham gia để đưa ra tính đồng nhất, tiếng nói và nền tảng trên toàn thế giới cho hơn 600 triệu tín hữu Tin lành khắp nơi. WEA được thành lập vào năm 1846 ở London. www.worldevangelicals.org
– Hành động vì người Cơ Đốc bị Đàn Áp (AVC), là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1972. AVC tư vấn cho các Cơ đốc nhân bị bức hại trên toàn thế giới. www.avc-ch.org; www.avc-de.org
– Nhóm làm việc vì Tự do Tôn giáo (GLR) của Mạng Lưới Tin Lành Thụy Sĩ (SEA-RES) một nhóm làm việc của liên hiệp tin lành Thụy Sĩ. Nhóm được thành lập bởi 7 tổ chức thành viên cổ vũ cho tự do tôn giáo và mang sự trợ giúp đến các nạn nhân của đàn áp tôn giáo. www.agr-glr.ch
– Viện Quốc tế vì Tự Do Tôn Giáo (IIRF). Viện IIRF, văn phòng chính ở Bonn, Cape Town và Colombo, là một mạng lưới toàn cầu do các nhà nghiên cứu, giáo sư và đại học chủ trì cung cấp những số liệu nghiên cứu đáng tin cậy dựa trên sự vi phạm của Điều 18 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền và viện cũng xuất bản Tập San Quốc Tế về Tự Do Tôn Giáo. www.iirf.eu
Đệ trình ngày 17 tháng 6 năm 2013
1. Trong suốt buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của Việt Nam vào tháng 5 năm 2009, một vài đề xuất đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã chấp nhận một vài đề xuất, ví dụ như đề xuất của Liên Hiệp Vương Quốc Anh yêu cầu Nhà Nước “tiếp nhận Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo” (A/HRC/12/11, 99.23) và từ Argentina, yêu cầu “thực hiện những bước đi cần thiết để đảm bảo rằng công dân có thể hưởng đầy đủ quyền tự to ngôn luận và tự do tôn giáo (A/HRC/12/11, 99.44).
2. Tuy nhiên vào năm 2013, Những ghi nhận Chính Quyền Việt Nam về việc thực hiện đầy đủ quyền tự do tôn giáo vẫn còn rất xa để đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách tôn giáo của Việt Nam bị chỉ đạo bởi sự ngờ vực cao độ một cách đặc biệt đối với cộng đồng Công Giáo với khoảng 8 triệu người và các nhóm Tin Lành với gần 1.5 triệu người. Việt Nam thực hiện việc kiểm soát cao độ với tất cả các hoạt động tôn giáo và việc hạn chế tối đa hoạt động tôn giáo độc lập. Việt Nam cũng có khuôn khổ pháp lý rất giới hạn.Tín đồ của các nhóm tôn giáo vẫn phải đối mặt với sự giam cầm và nhiều lúc bị tra tấn. Và nhiều lực lượng Công An Tôn Giáo khác nhau vẫn còn.
3. Chúng tôi hy vọng rằng bản đánh giá này sẽ đưa ra chú ý cho chính sách tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam sẽ nỗ lực đi con đường khác. Thiếu đi sự tôn trọng đa nguyên và quyền con người, không đất nước nào có thể thịnh vượng.
Khuôn khổ pháp lý về tôn giáo
4. Khắc nghiệt, các chương trình của chính phủ có hệ thống nhằm “xóa bỏ” đạo Thiên Chúa, đặc biệt giữa các nhóm thiểu số sắc tộc nơi mà Thiên Chúa giáo tăng trưởng nhanh chóng, đã dần dần bị loại bỏ với sự ra đời của “Pháp luật tôn giáo mới” vào năm 2004 (Pháp lệnh Tôn Giáo và Tín Ngưỡng, luật tôn giáo cao nhất của Việt Nam) và năm 2005 (Nghị định về Tôn giáo 22/2005/NĐ-CP, chỉ ra cách thực hiện Pháp lệnh năm 2004). Người ta cáo buộc các luật này được ban hành để cho đăng ký nhanh chóng các giáo phái tôn giáo địa phương, để thuận tiện cho việc hỗ trợ cho các giáo phái Tin Lành được chấp thuận xây dựng nhà thờ cũng như việc đào tạo và chỉ định mục sư, và giúp cho người theo đạo Tin Lành đăng ký hoạt động tôn giáo. Điều thay đổi này là dấu hiệu cho bước đi từ thù địch trên tư tưởng với tôn giáo đến tiếp cận quản lý tôn giáo bằng một cơ chế quản lý nhà thờ.[i]
5. Điều đặc biệt quan trọng là Hướng dẫn của Thủ Tướng Chính Phủ số 1 vào tháng 3 năm 2005 với đạo Tin Lành hứa hẹn đăng ký mau lẹ các giáo phái địa phương. Một cách đáng quan ngại, hướng dẫn trên báo trước chống lại áp đặt tôn giáo vì các mục đích bất chính. Điều khoản này được chứng minh là cánh cửa mở ra nhằm lên án và hành động tùy tiện chống lại các giáo phái Tin Lành từ chính quyền địa phương.
6. Việc đăng ký giáo hội lần lượt hứa hẹn trong trong pháp luật về tôn giáo mới, mặc dù còn thua xa với tự do tôn giáo đầy đủ, có thể là một bước tiến triển so với tình trạng trước đây. Tuy nhiên, nó vẫn bị chậm trễ, có tính chọn lọc và áp dụng không nhất quán.
Hàng trăm đơn đăng kí thường bị bỏ qua hoặc từ chối. Hơn nữa, việc đăng ký thường được coi là công cụ để kiểm soát các giáo hội, dẫn đến việc nhiều người không quan tâm đến việc đăng kí. Trong khi 09 giáo phái Tin Lành đã đăng ký, còn khoảng 50 nhóm đại diện cho khoảng một nửa số người Tin Lành ở Việt Nam vẫn chưa đăng ký. Hàng tá các giáo phái Tin Lành tại gia, một xu hướng đã diễn ra vào năm 1988 bị ảnh hưởng phần nào.
7. Vào tháng 2 năm 2012, phó thủ tướng chủ trì một buổi họp nhằm đánh giá lại việc thực hiện Hướng dẫn số 01. Theo một báo cáo bằng Tiếng Việt ban hành ngày 28 tháng 2, phó thủ tướng nói rằng Hướng Dẫn số 01 đã tạo ra một “bước đột phá” trong việc quản lý của chính phủ với tôn giáo bằng cách “giới hạn sự phát triển bất thưởng của phong trào Tin Lành”.
8. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2013, Việt Nam cập nhật lại các quy định để thực thi pháp luật cao nhất về tôn giáo. Được biết đến như là Nghị Định về Tôn Giáo 92/2012 NĐ-CP, hoặc viết đơn giản là NĐ-92, nghị định mới có ý nghĩa làm rõ hơn các quy định được viết vào năm 2005 (Nghị định NĐ-22 và Hướng Dẫn 01). Nghị định tạo ra các cản trở quan liêu đối với các hoạt động hòa bình và đúng pháp luật của các tín đồ và nó thậm chí còn trực diện hơn các quy định tiền thân năm 2005.
9. Nghị định ND-92 đòi hỏi rằng các tổ chức tôn giáo phải sinh hoạt 20 năm với sự phê chuẩn địa phương cho các buổi họp tôn giáo và không có bất kỳ vi phạm gián tiếp luật pháp (Trong điều 8 và 15 của Pháp lệnh năm 2004), trước khi tổ chức đó được ghi nhận đầy đủ tư cách pháp lý. Điều này được sử dụng để loại bỏ các giáo phái nhà thờ tại gia vẫn tồn tại mà không được đồng ý hoạt động từ hơn 25 năm trước. Các nhóm chưa đăng ký sẽ phải được chấp thuận cho toàn bộ các cuộc họp bàn tôn giáo của họ. Họ cần có địa điểm hợp luật pháp để hoạt động tôn giáo , điều này lần nữa loại bỏ xu thế nhà thờ tại gia. Hơn nữa, việc đăng ký hoặc phê chuẩn có điều kiện dựa trên các tiêu chí khó nắm bắt mở ra cách hiểu rất chủ quan. Từ ngữ tiếng Việt dịch từ “đăng ký” hoặc “phê chuẩn” thực tế gần với nghĩa “xin phép”
10. Các hội đoàn và giáo phái đã đăng ký phải trình bày hàng năm vào tháng 10 toàn bộ các hoạt động hoạch định cho năm tiếp theo. Các thủ tục cho những thay đổi trong chương trình được chấp thuận là cồng kềnh một cách vô lý. Điều 14 đến 26 bao gồm những quy định và điều khoản chi tiết và xâm phạm đến việc đào tạo tăng lữ, phong chức, tước văn bằng, địa điểm, chuyển địa điểm, du lịch và những thứ tương tự.[ii]
11. Nghị định bao gồm việc bảo vệ an ninh quốc gia hoặc đoàn kết dân tộc mơ hồ. Thực hành niềm tin tôn giáo phải phụ thuộc vào điều 5 của Nghị định ND-92 yêu cầu lãnh đạo (tôn giáo) “có tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc” Bất kỳ ai dạy về tôn sùng Chúa, chứ không phải các tiền nhân hoặc anh hùng dân tộc, đều là những người bị quy kết chống lại “khối đoàn kết dân tộc” hoặc “truyền thống văn hóa đất nước”. Điều khoản yêu cầu các giáo hội Tin Lành không được kết hợp với các phong trào ly khai đã được sử dụng để nhà chức trách có các hành động tùy tiện. Điều 6, quy định điều kiện để đăng ký hoạt động tôn giáo, nói rằng một nhóm phải có “học thuyết, giáo điều, nghi lễ và các lễ kỷ niệm để hỗ trợ đất nước và không được đi ngược với thuần phong mỹ tục”. Điều này tạo ra việc tự quyết của chính quyền và cơ quan nhà nước thường là đối địch nhưng lại có quyền cấp phép.
Tù nhân lương tâm
12. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng không có tù nhân lương tâm về tôn giáo, các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo nói rằng chắc chắn có hơn 100 người. Việt Nam cô lập những người tù nói trên, cắt đứt liên lạc giữa họ và những người ủng hộ họ. Tù nhân lương tâm tôn giáo bao gồm một vài lãnh đạo của phái Mennonite, một linh mục Công giáo và một số giáo dân Công giáo, nhưng đa số là những người Tin lành thuộc sắc tộc thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần của Việt Nam (“người Thượng”) những người tham gia vào những cuộc biểu tình năm 2004 một phần vì tự do tôn giáo mạnh mẽ. Những cuộc biểu tình đã nổ ra chống lại việc cưỡng chiếm đất đai và đàn áp tôn giáo và đã bị đàn áp tàn nhẫn bởi quân đội.
(Xem danh sách những tù nhân lương tâm được liệt kê trong phụ lục)
Người theo đạo Cơ Đốc Hmong và Thượng
13. Những người Tin Lành phát triển nhanh chóng đặc biệt ở sắc tộc Thượng (Cao Nguyên Trung Phần) và Hmong (Tây Bắc). Thái độ thù địch với cộng đồng Tin Lành của chính quyền địa phương vẫn còn ở mức độ cao ở Cao Nguyên Trung Phần và các tỉnh Tây Bắc.
Hàng trăm các nhóm cộng đồng đã cố gắng đăng ký nhưng không thành công trong nhiều năm qua. Mặc dù việc ép buộc từ bỏ đức tin đã bị cấm bởi chính quyền vào năm 2005, một số lượng lớn các vụ việc vẫn được ghi nhận ở các vùng này. Thậm chí ở những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất, nạn nhân và những người sống sót vẫn thấy các quan chức vi phạm không bị trừng phạt, điều đó làm xói mòn niềm tin của họ vào một chính quyền công bằng.
14. Việc tuyên truyền chống lại Thiên Chúa giáo vẫn tiếp tục được phổ biến nhưng ngày càng khéo léo và tinh tế. Để chống lại sự phát triển bùng nổ của đạo Tin Lành giữa sắc tộc thiểu số Hmong một thập kỷ trước, nhà chức trách phát tán những cuốn sách song ngữ Tiếng Việt/Tiếng Hmong với tựa đề như “Đừng Theo những Người Xấu” và “Đừng Nghe những Ngôn Từ của Rắn độc”. Một cuốn sách chống lại đạo Thiên Chúa bắt đầu được lưu hành vào cuối năm 2011, được gọi là “Bảo Tồn và Phát Triển văn Hóa Hmong” , vẫn coi thường đạo Thiên Chúa nhưng đã bớt thô bạo hơn so với những cố gắng trước đó.
15. Vào tháng 11 năm 2012, một phiên tòa ở tỉnh tây bắc Lai Châu kết án 4 người Thiên Chúa giáo ở sắc tộc Hmong thiểu số vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, bỏ tù họ từ 3 đến 7 năm. Họ đã cùng bới hàng nghìn dân Hmong khác, tham dự một cuộc họp mặt tôn giáo từ năm trước mà cơ quan chức năng cho rằng đó là một cuộc nổi dậy li khai. Nhiều nhà lãnh đạo Hmong khác đã bị giam giữ bởi sự kiện trên.
16. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2013, một nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo người Hmong 39 tuổi, Hoàng Văn Ngãi đã bị chết trong khi ông bị công an giam giữ. Ông Ngãi là một trưởng lão của Giáo hội Bụi Tre thuộc về Giáo hội Tin Lành Miền Nam Việt Nam đã đăng ký hoạt động với chính quyền.
Lý do chính thức cho việc bắt bớ ông vẫn chưa được làm rõ, nhưng lý do thực sự có lẽ được thấy rõ trong thực tế rằng ông Ngãi đã đứng lên bảo vệ Giáo Hội và từ chối tham gia vào việc nhận hối lộ. Ông Ngãi và anh trai ông đã bị đưa đến đồn công an ở thị trấn Gia Nghĩa và bị giam ở các phòng riêng biệt. Ông Ngãi đã bị đánh một cách dã man và bị hành hạ bởi công an. Theo một vài kiến nghị được gửi đến các cơ quan chức năng bởi gia đình ông Ngãi, lý do gây ra tử vong là “nạn nhân tự tử bằng điện”.
Can thiệp việc quản lý nội bộ tôn giáo: Cản trở quá trình hợp nhất Giáo Hội Tin Lành Miền Bắc và Giáo Hội Tin Lành Miền Nam.
17. Hai giáo hội Tin Lành lâu đời nhất Việt Nam, có tên Giáo Hội Tin Lành Miền Bắc (đăng ký hoạt động năm 1958) và Giáo Hội Tin Lành Miền Nam (đăng kí hoạt động năm 2001) vẫn đang trong quá trình hợp nhất, sau khi bị phân chia bởi sự chia cắt đất nước năm 1954. Mặc dù hai giáo hội đã gửi đi bản hiến định mới hơn một năm trước đây, cơ quan quản lý tôn giáo vẫn miễn cưỡng cho việc hợp nhất diễn ra. Việc chấp thuận bằng văn bản vẫn chưa được thông qua. Hai giáo hội dự định tổ chức cuộc họp hợp nhất vào tháng 9 năm 2013.
Khuyến Nghị:
18. Đảm bảo rằng khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đúng với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm tiêu chuẩn về tự do tôn giáo. Việc này gồm việc bãi bỏ bất kỳ pháp luật xâm hại nội bộ như Pháp Lệnh năm 2004 về Tôn Giáo và Tín Ngưỡng, và Nghị định NĐ-92 năm 2013.
19. Cho tất cả các nhóm tôn giáo chưa đăng ký được phép thực hiện tự do tín ngưỡng mà không bị giới hạn hoặc quấy rối.
20. Công khai hóa tên của tất cả tù nhân lương tâm, bao gồm những người Tin Lành sắc tộc Thượng, cho phép đại diện của ICRC gặp mặt và đánh giá kịp thời trường hợp của tất cả các tù nhân.
21. Thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tự do tôn giáo của người Tin Lành Thượng và Hmong. Thực hiện các biện pháp nhằm dừng lại việc phát tán các tài liệu chống Thiên Chúa giáo.
22. Chỉ định một ban điều tra độc lập để tìm ra nguyên nhân cái chết của ông Hoàng Văn Ngãi ở đồn công an vào ngày 17 tháng 3 năm 2013.
23. Giải tán cơ quan Công an An Ninh Tôn Giáo của chính phủ
24. Điều tra, truy tố và trừng phạt bất kỳ cơ quan thi hành luật pháp hoặc quan chức chính quyền, cũng như các “băng nhóm” phân biệt đối xử chống lại hoặc quấy rối những người thực hành quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Cung cấp nơi để báo cáo những hành động không phù hợp của chính quyền địa phương hoặc công an.
25. Huấn luyện cơ quan hành pháp và quan chức chính quyền tôn trọng tiêu chuẩn tự do tôn giáo quốc tế.
26. Tạo ra một ủy ban quốc gia gồm các nhóm tôn giáo, quan chức chính quyền và các quan sát viên độc lập để nhóm lên một cuộc đối thoại hiệu quả với tất cả các nhóm tôn giáo và tìm ra giải pháp phù hợp để thực hiện các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo.
27. Loại bỏ tất cả những cản trở hành chính không cần thiết cho việc hợp nhất Giáo Hội Tin Lành Miền Bắc và Giáo hội Tin Lành Miền Nam.
28. Đưa ra lời mời mở dành cho những thủ tục đặc biệt của Liên Hiệp Quốc và yêu cầu một chuyến viếng thăm từ Báo Cáo Viên Đặc Việt về Tự Do Tôn Giáo và Tín Ngưỡng.
Phụ lục – Danh sách các tù nhân Ki-to lương tâm
Antoine Chu Mạnh Sơn
Một thanh niên theo đạo Công giáo bị bắt vào tháng 3 tháng 8 năm 2011. Anh bị kết án 3 năm tù giam và 1 năm quản chế vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 ở Vinh vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Đặng Ngọc Minh
Một thanh niên Công giáo, bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
François Xavier Đặng Xuân Diệu
Một người theo Công Giáo bị bắt ngày ngày 30 tháng 7 năm 2011 tại giáo phận Vinh. Ông bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Antoine Đậu Văn Dương
Sinh viên Công giáo bị bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 2011. Anh bị kết án 3,5 năm tù giam và 1,5 năm quản chế vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 tại Vinh vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”
Dương Kim Kai (1959)
Mục sư Hội Thánh Mennonite bị bắt ngày 16 tháng 8 năm 2010 và bị kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế vào ngày 30 tháng 5 năm 2011.
Pierre Hồ Đức Hòa
Một thanh niên Công giáo bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2011. Anh bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Hồ Thị Bích Khương (1967)
Một phụ nữ theo đạo Tin Lành hệ phái Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn ở Miền Bắc Nghệ An, bị kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế vào ngày 29 tháng 12 năm 2011.
Paul Hồ Văn Hoàn
Một thanh niên Công Giáo bị bắt ngày 16 tháng 8 năm 2011 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh là thành viên của giáo phận Vinh. Anh bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2012. Vào tháng 5 năm 2013 bản án tù được giảm xuống còn 2,5 năm.
Kpa Y Co (1980)
Một người Tin Lành xuất thân từ miền trung Việt Nam, anh bị băt giữ vào tháng 1 năm 2010 và bị kết án 4 năm tù cộng 2 năm quản chế vào ngày 15 tháng 11 năm 2010. Anh làm việc cho Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm Việt Nam.
Ksor Y Du (1965)
Một người Tin Lành xuất thân từ miền trung Việt Nam, anh bị bắt giữ vào tháng 1 năm 2010 và bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế vào ngày 15 tháng 11 năm 2010. Anh làm việc cho Hội Thánh Truyền Giảng Phúc Âm Việt Nam. Vợ của anh là A Le H’Gioi và con gái họ phải đối mặt với những khó khăn to lớn. Ksor Y Du đã từng ở tù 4 năm, từ năm 2004 đến 2008.
Lê Công Định
Luật sư nhân quyền, ông bị bắt ở văn phòng của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13 tháng 7 năm 2009 bởi Công an An Ninh Điều Tra. Ông bị kết tội “tuyên truyền” chống nhà nước, theo điều 88 của Luật Hình Sự và bị kết án vào ngày 10 tháng 1 năm 2010, 5 năm tù giam.
Paulus Lê Văn Sơn
Một phóng viên Công giáo, bị bắt vào ngày 3 tháng 8 năm 2011 ở Giáo phận Thanh Hóa. Anh bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quả chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013. Vào tháng 5 năm 2013 án tù được giảm xuống thành 4 năm.
Nguyễn Công Chính, Rev (1960)
Mục sư, trưởng giáo hội Lutheran Hoa Kỳ tại Việt Nam, bị kết án vào ngày 23 tháng 3 năm 2012 với 11 năm tù giam. Ông bị bắt vào tháng 4 năm 2011. Ông kết hôn với bà Trần Thị Hồng và có 4 người con.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Một thanh niên Công giáo bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Pierre Nguyễn Đình Cường
Một thanh niên Công giáo bị bắt vào ngày 24 tháng 12 năm 2011 ở Vinh. Anh bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế vào tháng 9 tháng 1 năm 2013.
Nguyễn Trung Tôn (1971)
Mục sư Tin Lành hệ phái Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn ở Miền Bắc Nghệ An bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 2011. Ông bị kết án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013
Linh Mục Nguyễn Văn Lý (1947)
Một mục sư Công Giáo bị bắt vào tháng 2 năm 2007 và bị kết án vào tháng 3 năm 2007 với 8 năm tù giam và 5 năm quản chế, ông bị bắt vì tội “chống phá Cách Mạng”. Ông bị đột quỵ vào tháng 11 năm 2009 và bị liệt nửa người, ông được thả vào ngày 15 tháng 3 năm 2010 để được chăm sóc y tế. Ông đã bị bắt lại vào lần và bị giam trong tổng cộng khoảng 15 năm. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2011 công an lại lại giam ông.
Jean-Baptiste Nguyễn Văn Oai
Một thanh niên Công giáo bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 2011 và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Nguyễn Văn Thành (1983)
Một người công giáo bị kết án 3 năm tù giam vào ngày 6 tháng 3 năm 2012 ở tỉnh Nghệ An vì tội tuyên truyền chống chính quyền.
Pierre Nguyễn Xuân Anh
Một thanh niên Công giáo bị bắt vào ngày 7 tháng 8 năm 2011 và bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013. Vào tháng 5 năm 2013 án tù được giảm xuống thành 2 năm tù giam.
Nông Hùng Anh
Một thanh niên Tin Lành bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Phan Ngọc Tuấn (1959)
Thành viên của hội thánh Lutheran bị bắt vào ngày 10 tháng 8 năm 2011 ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bị kết án 5 năm tù giam vào ngày 6 tháng 7 năm 2012, bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”
Thái Văn Dũng
Một thanh niên Công giáo bị bắt vào tháng 8 năm 2011. Anh bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Pierre Trần Hữu Đức
Một sinh viên công giáo bị bắt vào ngày 2 tháng 8 năm 2011 ở Vinh. Anh bị kết án 3 năm 3 tháng tù giam và 1 năm quản chế vào ngày 24 tháng 5 năm 2012 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”
Paul Trần Minh Nhật
Một sinh viên công giáo ở Đại Học Hà Nội bị bắt vào ngày 27 tháng 8 năm 2011. Anh bị kết án 4 năm tù và 2 năm quản chế vào ngày 9 tháng 1 năm 2013.
Võ Thị Thùy (1961)
Một phụ nữ công giáo bị kết án 5 năm tù giam vào ngày 6 tháng 3 năm 2012 ở tỉnh Nghệ An vì tội tuyên truyền chống nhà nước.
[ii] Nghị định sử dụng từ đăng khí, được dịch thành “registration” hoặc “register”. Việc đăng ký trong việc xử lý tôn giáo của Việt Nam, ở trong ND-92, chức năng giống như việc phải xin phép. Kết quả là, các quan chức, thường là ở cấp xã, cảm thấy họ có quyền tự quyết hoàn toàn với việc “cấp phép”.
Nguồn: IIRF
[subscribe2]
http://ridyai.allalla.com/victoria-angkor-resort-spa-4
October 16, 2013 @ 11:39 PM
Please let me know if you’re looking for a writer for your weblog.
You have some really great articles and I believe I would
be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I’d
love to write some articles for your blog in exchange for a link back to mine.
Please send me an e-mail if interested. Regards!
http://imgur.com/fnjlw6T
October 17, 2013 @ 12:31 AM
Great post. I used to be checking constantly this weblog and I’m inspired!
Extremely useful info specially the ultimate part 🙂 I care
for such information much. I was looking for
this certain information for a long time.
Thanks and best of luck.
imgur.com
October 17, 2013 @ 12:50 AM
Simply desire to say your article is as surprising.
The clarity in your post is just spectacular and i can assume you are an expert on this subject.
Fine with your permission allow me to grab your RSS feed to keep up to date with forthcoming post.
Thanks a million and please continue the rewarding work.
http://imgur.com/9pcuu7f
October 17, 2013 @ 1:05 AM
An intriguing discussion is worth comment.
I believe that you ought to write more about this issue, it may not be
a taboo matter but typically people don’t discuss these issues.
To the next! Many thanks!!
imgur.com
October 17, 2013 @ 1:29 AM
Hi there, I discovered your website by way of Google whilst looking for a
related topic, your website got here up, it appears to be like great.
I’ve bookmarked it in my google bookmarks.
Hi there, simply changed into aware of your blog
via Google, and located that it’s really informative. I am going to watch out for brussels.
I will be grateful should you continue this in future.
Many people can be benefited out of your writing. Cheers!
http://imgur.com/3umuMQ6
October 20, 2013 @ 6:46 AM
If you are going for finest contents like I do, only go to see this web site daily as it provides quality contents, thanks
http://imgur.com/ndGMRt0
October 21, 2013 @ 1:14 PM
I don’t even know how I ended up here, but I thought this post was good.
I do not know who you are but certainly you are going to a famous blogger if you are not already ;
) Cheers!
http://imgur.com/nz2YUKc
October 21, 2013 @ 9:27 PM
excellent issues altogether, you just won a new reader.
What would you recommend about your publish that you made some days in the past?
Any sure?
http://imgur.com/TjxVxyB
October 22, 2013 @ 8:26 PM
Hi! I’ve been reading your blog for a long time now and
finally got the courage to go ahead and give you a shout out from
Porter Tx! Just wanted to mention keep up the good work!