Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, tháng 7 năm 2017
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM QUÝ 2/2017
Luật Tôn giáo đã được thông qua tuy nhiên bởi nó quá nhiều bất cập chính vì thế buộc các vị lãnh đạo tôn giáo phải lên tiếng. Ngày 1/6/2017 vừa qua, quý Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi tới bà Nguyễn Thị Kim Ngân – đương kim Chủ tịch Quốc hội, cùng quý Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Bản Nhận định của Giáo hội Công giáo Việt Nam về “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016”.
Sau khi nêu lên một vài điểm tích cực không đáng kể, cùng với những bất cập của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, như: “cách dùng từ ngữ mơ hồ”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho”, các Đức Giám mục đã không ngần ngại chỉ rõ: “Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tôn giáo thuần tuý trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng”.
Chính vì nhìn các tôn giáo một cách sai lầm và thiếu thiện cảm như thế, nên khi soạn luật, chính quyền đã sử dụng những từ ngư mơ hồ nhằm “quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng” ; đồng thời, “theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, tìm cách sử dụng các tổ chức tôn giáo như công cụ của chế độ”.
Tại số 5 của Bản nhận định, các Đức Giám mục đề nghị phải làm rõ cụm từ “đồng hành cùng dân tộc” vốn bị nhà nước áp đặt một cách sai lạc từ xưa tới nay. Theo đó, “đồng hành với dân tộc là đồng hành với những con người cụ thể đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ và bị quên lãng. Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hoá của dân tộc Việt Nam: chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi, chống cường quyền, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…”
Cùng với đó, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo nhằm mục đích đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền đã lên tiếng ủng hộ Văn thư mới đây của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Liên tôn cho rằng: Nhận định của Hội đồng Giám mục chỉ ra rõ ràng cho tất cả mọi thành phần từ người làm trong chính quyền và cả toàn dân về quyền tự do tôn giáo, một quyền tự do cơ bản của con người.
Bên cạnh đó, về phía chính quyền đang tiếp tục thúc đẩy nhanh để phổ biến Luật Tôn Giáo ở khắp các vùng trên cả nước. Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ban hành kèm theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Ban tôn giáo chính phủ các tỉnh tổ chức các buổi hội nghị triển khai phổ biến Luật tôn giáo cho các chức sắc tôn giáo trên địa bàn nhằm mục đích đến ngày 1/1/2018 công tác tuyên truyền phổ biến về Luật này phải được thực thi.
Tự do tôn giáo là quyền cơ bản của con người, tuy nhiên Việt Nam vẫn là quốc gia bị đánh giá làm chưa tốt điều này. Vẫn còn tình trạng đàn áp tôn giáo, cơ chế xin – cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo…Chính vì lẽ đó một số đại sứ quán như Mỹ, Úc, liên minh EU thường xuyên lên tiếng về một số trường hợp vi phạm tự do tôn giáo của các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam gây ra đối với các tín đồ.
PHẦN 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ
2.1 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 4
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Linh mục Phan Văn Lợi bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà, những người đến thăm bị sách nhiễu, thậm chí cả với Giám mục Hoàng Đức Oanh.
Sự việc diễn ra ngày 04-04, khoảng 9h linh mục Phan Văn Lợi được mời lên Đan viện Thiên An dùng bữa cơm trưa tuy nhiên đã bị ngăn cản. Hai tu sĩ của đan viện cũng bị hành xử thô bạo khi đến đón linh mục. Sau một hồi lời qua tiếng lại trước sự cứng rắn của linh mục người công an mặc thường phục mới chịu cho hai tu sĩ này vào thăm linh mục chứ không cho linh mục Lợi đi ra khỏi nhà.
Cũng trong ngày hôm đó vào buổi chiều các thầy ở đan viện Thiên An, báo Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, nay đã nghỉ hưu, hiện đang ở thăm đan viện và sẽ ghé thăm linh mục Phan Văn Lợi
Khoảng 3g30, Đức Cha Oanh đi bộ từ ngoài đường và ung dung bước vào nhà tôi, có sự tháp tùng của cha Bề trên đan viện Thiên An, 3 thầy dòng và hai nhân viên một nam một nữ của Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo.
Như một lẽ dĩ nhiên cũng có sự hiện diện của công an bên ngoài. Linh mục Lợi cho biết là sau ngày viếng thăm Đan viện trở về linh mục bị canh phòng ngặt hơn và đã nhiều lần bị chặn không cho ra khỏi nhà.
Đưa Đức Cha Hoàng Đức Oanh và đoàn tùy tùng ra khỏi cổng, linh mục Lợi bị 2 công an đeo khẩu trang xông lại, đẩy ông lui vào trong nhà không cho đi tiễn. Việc ngăn cản quyền đi lại của linh mục Phan Văn Lợi đã diễn ra nhiều năm nay mỗi khi có dịp nào đó, ai đến thăm cha Lợi cũng bị sách nhiễu.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Chính quyền huyện Quỳnh Lưu trả lời linh mục Đặng Hữu Nam yêu cầu các linh mục về “quyền tự do biểu tình” mà không đả động đến quyền tự do tôn giáo.
Ngày 8/4/2017 Lm Anthony Đặng Hữu Nam đã nhận được các công văn trả lời từ phía chính quyền cho công văn phản hồi của các Linh mục đang hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu về công văn 333/UBND-NV:
- Công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Nghệ An (2271/UBND-NC)
- Công văn 664/CAT-VP24, 663/CAT-VP24 của công an tỉnh Nghệ An.
- Công văn 667-CV/HU của huyện ủy Quỳnh Lưu.
- Công văn 190/CV-CAH của công an huyện Quỳnh Lưu.
Công văn này đều ký ngày 7/4/2017 thông báo về việc đã nhận công văn của các Linh mục và báo đã chuyển đến chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu xem xét và giải quyết!
Riêng công văn 464/UBND.TTR của UBND huyện Quỳnh Lưu đề ngày 6/4/2017 lại chỉ nói đến yêu cầu của các Linh mục về “quyền tự do biểu tình” mà không đả động đến “quyền tự do tôn giáo”.
Đến ngày 12/4 Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu trả lời văn thư của các Linh mục đang hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu phản hồi công văn 333/UBND-NV.
Công văn 479/UBND-NV nhận: “do sơ suất trong soạn thảo và ban hành nên công văn số 333/UBND-NV có một số sai sót”. Nhưng UBND huyện vẫn giữ lập trường:
- Khi các Linh mục dâng lễ ở các nhà thờ khác và giáo dân tham dự thánh lễ ở các nhà thờ khác đều phải xin phép!
- Lm Nguyễn Đình Thục tổ chức thánh lễ tại Song Ngọc có giáo dân Phú Yên tham dự chưa xin phép!
- Lm Đặng Hữu Nam dâng lễ tại Song Ngọc là không đúng quy định pháp luật.
Hiện nay, khu vực huyện Quỳnh Lưu các linh mục gặp nhiều khó khăn khi đi dâng lễ, đặc biệt là hai vị linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục thường xuyên bị cản trở. Lý do, hai vị linh mục này đã cùng đồng hành với bà con xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền phải đuổi nhà máy Formosa ra khỏi Việt Nam vì nhà máy này đã gây ra ô nhiễm biển miền Trung Việt Nam.
Trường hợp vi phạm thứ 3: Chính quyền xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An yêu cầu Hội đồng mục vụ giáo xứ Thuận Nghĩa phải cáo hoạt động tôn giáo trong dịp lễ Phục Sinh và báo cáo hoạt động tín ngưỡng trong năm 2017.
Giấy mời này được gửi đến hội đồng mục vụ giáo xứ ngày 12.04.2017 gửi tới ông trưởng, phó Ban Hành Giáo xứ và nêu “thực hiện theo điều 24 của nghị định 92/2012/NDD-CP ngày 08/11/2012 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo”.
“Giấy Mời” của UBND xã Quỳnh Lâm cho thấy những văn bản liên quan đến tôn giáo của chính quyền đi ngược điều 24 về ‘tự do tôn giáo’ như Hiến Pháp đã quy định.
Được biết, Giáo Hội Công giáo trong tháng 4 cử hành những nghi lễ cốt lõi của đời sống đức tin của mình, được gọi là Tuần Thánh và đỉnh cao của Tuần Thánh là Đại Lễ Phục Sinh. Tất cả các nơi có người Công giáo đều tổ chức những nghi lễ theo sự thống nhất mà hằng năm vẫn cử hành.
Giáo xứ Thuận Nghĩa với giáo dân lên tới hơn 10.800 giáo dân. Đây là Giáo xứ có số giáo dân lớn trong giáo phận Vinh. Ngư dân hai giáo xứ đã khởi kiện Formosa Hà Tĩnh là Song Ngọc (cha Gioan.B Nguyễn Đình Thục và Phú Yên (cha Anton Đặng Hữu Nam) thuộc Giáo Hạt Thuận Nghĩa. Nơi Giáo xứ Thuận Nghĩa cũng thường xuyên diễn ra các buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho các tù nhân lương tâm và cầu nguyện cho môi trường.
Trường hợp vi phạm thứ 4: chính quyền thành phố Nha Trang can thiệp vào quy định của nhà thờ Chính Tòa.
Ngày 11/4 Trong thông báo của Nhà thờ Chính tòa Nha Trang, để giữ gìn sự tôn nghiêm của nơi thờ phượng, Nhà thờ không tiếp tất cả các đoàn khách tham quan du lịch, ăn mặc phản cảm,… chỉ đến để tham quan chụp hình. Dĩ nhiên, không ai cấm khách du lịch tham dự Thánh lễ khi Nhà thờ có lễ.
Tuy nhiên, UBND TP. Nha Trang gửi giấy mời họp để chất vấn tại sao Nhà thờ không cho khách Trung Quốc vào tham quan? Buộc các linh mục ở đây phải giải trình về thông báo kia.
Chị Nguyễn Lai một tín đồ công giáo ở Nha Trang cho biết thông tin sau buổi họp chiều hôm qua 11/4: “Phía nhà thờ rất cương quyết với nội dung thông báo và buộc khách phải tuân theo. Ban Hành Giáo cho biết, nhận hay không tiếp khách là quyền của nhà thờ.”
Trường hợp vi phạm thứ 5: Chính quyền huyện Mường Khương – Lào Cai phá Thánh Lễ Phục Sinh của người công giáo.
Sự việc diễn ra ngày 17/4 tại ngôi nhà nguyện. Hàng chục người lạ mặt tự xưng là cán bộ chính quyền đã xông vào một căn nhà khi một linh mục chuẩn bị cử hành lễ Phục sinh cho khoảng 100 người ở thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Các nhân chứng cho biết các cán bộ này quát tháo và xô đẩy nhiều người ra và đòi bắt Cha Phêrô Nguyễn Đình Thái thuộc xứ Lào Cai lên ủy ban thị trấn.
Nhiều người Công giáo kể cả phụ nữ đã đứng bao quanh ngăn cản quyết liệt không để linh mục bị đưa đi. Họ yêu cầu các cán bộ trình ra thẻ ngành và giấy mời linh mục nhưng họ từ chối.
“Sau một hồi xảy ra xô sát, tôi đã trực tiếp gọi điện thoại cho chính quyền tỉnh yêu cầu can thiệp, vì vậy mà thánh lễ Phục sinh lại diễn ra tốt đẹp.” Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, chánh xứ Lào Cai, cho biết.
Chính quyền địa phương nói họ chưa nhận được chỉ thị từ chính quyền cấp trên cho phép các linh mục từ giáo xứ Lào Cai đến làm mục vụ cho bà con giáo dân tại nhà ở đó. Tuy nhiên, Cha Thành nói họ đã không giữ lời hứa và cố ý quấy giễu giáo dân.
“Chúng tôi đã gửi kiến nghị cho các cấp chính quyền nhiều lần trong mấy năm qua và chính quyền tỉnh đã đồng ý miệng cho phép các linh mục tới làm mục vụ cho giáo dân tại Mường Khương và hai xã Bản Lầu và Bản Xen,” ngài nói.
Cha Thành cho biết, chính quyền vốn xem vùng này là trắng tôn giáo nên chỉ chấp thuận mỗi Bản Xen. Ba giáo điểm này có tổng cộng chừng 400 giáo dân, họ tập trung tại tư gia để cầu nguyện.
Ngài nói người Công giáo đã bị quấy nhiễu và trấn áp trong nhiều năm qua. Tình hình đã không được cải thiện mặc dù chính quyền cam kết tôn trọng tự do tôn giáo.
Trường hợp vi phạm thứ 6:Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo An Giang biểu tình phản đối nhà cầm quyền đàn áp tôn giáo.
Vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2017, khoảng gần 100 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã xuống đường biểu tình, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, và phản đối nhà cầm quyền địa phương sách nhiễu, đàn áp tôn giáo.
Nguyên nhân sự việc là sáng 19/04, đông đảo các tín hữu Phật Giáo Hoà Hảo đã tập trung tại nhà cư sĩ Bùi Văn Trung, để làm đám giỗ cho mẹ của ông. Tuy nhiên, nhà cầm quyền địa phương đã huy động lực lượng xuống ngăn cản, kiểm tra giấy tờ, tịch thu xe những người đến tham dự, nên khiến nhiều người tức giận. Ngay sau đó, người thân gia đình cư sĩ Bùi Văn Trung và đông đảo tín đồ đã xuống đường, tuần hành phản đối nhà cầm quyền địa phương hành xử thô bạo, đàn áp tôn giáo, đàn áp người dân trái pháp luật.
Cư sĩ Bùi Văn Trung cho biết, vào tối ngày 18/4/2018, một số đồng đạo muốn đến đạo tràng nhà ông bị cảnh sát giao thông chặn xét và thu giữ giấy tờ mà không trả lại. Sang đến ngày 19/4/2017, khi nhiều người phẫn nộ mang băng rôn đi biểu tình thì bị cán bộ cướp giật và hành hung.
Trường hợp vi phạm thứ 7 Nghệ An cấm linh mục Nguyễn Duy Tân giảng lễ, đề nghị giáo phận kỷ niệm ngày 30/04.
Linh Mục Nguyễn Duy Tân thăm Linh Mục Đặng Hữu Nam vào ngày 24/4. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An vừa gửi công văn, yêu cầu Tòa Giám Mục giáo phận Vinh tổ chức kỷ niệm ngày lễ 30/04, và cấm không cho linh mục Nguyễn Duy Tân được phép dâng lễ và giảng tại các nhà thờ thuộc tỉnh Nghệ An vì đã nói xấu đảng cầm quyền.
Chiều ngày 26.04.2017 linh mục Đặng Hữu Nam nhận được công văn hỏa tốc từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An về vấn đề bảo đảm an ninh trât tự. Họ đề nghị Tòa Giám Mục giáo phận Vinh tham gia tổ chức và hưởng ứng kỷ niệm dịp lễ 30/04 và 01/05. Họ yêu cầu không cho phép linh mục Nguyễn Duy Tân giảng lễ trong các cơ sở tôn giáo tại Nghệ An.
Công văn do ông Lê Xuân Đại – phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, gửi tới Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Văn Vinh, tổng diện vùng Nghệ An, linh mục Nguyễn Văn Đính – quản hạt Thuận Nghĩa, cùng gửi các vị bề trên trong tòa giám mục giáo phận Vinh .
Ông Lê Xuân Đại cho rằng linh mục Nguyễn Duy Tân đến giảng lễ tại giáo xứ Phú Yên vào tối 25/04 là vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và nghị định của chính phủ về bảo đảm an ninh, trât tự công cộng.
Ngày 24/04 linh mục Nguyễn Duy Tân, thuộc giáo xứ Thọ Hòa, giáo phận Xuân Lộc. Ông ra thăm giáo xứ Phú Yên, trong tối ngày 25/04, cha Tân đã có buổi nói chuyện với giáo dân tại nhà thờ giáo xứ Phú Yên về những hiện tình của đất nước. Cũng vì những bài viết đề nghị giải tán đảng cộng sản trên facebook, mà cha Nguyễn Duy Tân bị tỉnh Đồng Nai phạt 20 triệu đồng.
2.2 Những truờng hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 5
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Lãnh đạo xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn cấm treo cờ Phật Đản
Thông tin ngày 02/05/2017 cho biết: Lấy lý do “góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tạo mỹ quan đô thị, giúp các tuyến đường giao thông được thông thoáng sạch đẹp”, ngày 21/04/2017, ông Nguyễn Phước Thành, Phó Chủ tịch xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã ấn ký văn bản số 531/UBND, cấm các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên địa bàn xã treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi khuôn viên của các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thông báo này của chính quyền xã Bà Điểm đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Phật giáo huyện Hóc Môn và tín đồ Phật tử.
Bà con Phật tử xã Bà Điểm đã đặt ra rất nhiều nghi vấn đằng sau thông báo 531/UBND mà ông Phó chủ tịch xã đã ký. Bởi những lý do mà ông Phó Chủ tịch xã Bà Điểm nêu thiếu thuyết phục.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào quy định mùa Phật đản các tự viện chỉ được treo cờ, biểu ngữ trong khuôn viên cơ sở. Thực tế cho thấy, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay, chưa bao giờ chính quyền cấm bất kỳ tự viện nào thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam treo cờ ngoài khung viên cơ sở trong mùa Phật đản. Ngày hôm nay, chính quyền xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là nơi duy nhất ban hành quyết định này.
Bà con Phật tử xã Bà Điểm đã đặt ra rất nhiều nghi vấn đằng sau thông báo 531/UBND mà ông Phó chủ tịch xã đã ký. Bởi những lý do mà ông Phó Chủ tịch xã Bà Điểm nêu thiếu thuyết phục.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào quy định mùa Phật đản các tự viện chỉ được treo cờ, biểu ngữ trong khuôn viên cơ sở. Thực tế cho thấy, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay, chưa bao giờ chính quyền cấm bất kỳ tự viện nào thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam treo cờ ngoài khung viên cơ sở trong mùa Phật đản. Ngày hôm nay, chính quyền xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là nơi duy nhất ban hành quyết định này.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nghi ngờ bị giết chết trong đồn công an.
Anh Nguyễn Hữu Tấn, sinh năm 1979 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam). Gia đình anh là tín đồ PGHH, Cha anh là cư sỹ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Anh đang mưu sinh bằng việc bán các món thức ăn chay.
Theo thông tin từ gia đình anh Tấn cho biết: Vào khoảng 17 giờ ngày 2/5/2017, công an thị xã Bình Minh và công an tỉnh Vĩnh Long đã đưa khoảng 200 người bắt anh Nguyễn Hữu Tấn và khám xét nhà. Lý do là công an nghi ngờ anh có hành vi “lật đổ chế độ và tuyên truyền chống nhà nước” qua việc làm cờ Vàng (của chế độ VNCH, trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam).
Đến 11 giờ trưa ngày 03/05/2017, gia đình anh Tấn đến trụ sở Công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm tin tức của anh, thì phía công an cho biết anh Tấn đã dùng dao cắt cổ tự sát. Đến 6 giờ chiều cùng ngày, công an chở xác anh Tấn về giao cho gia đình. Gia đình anh Tấn cho biết vết may trên cổ anh cho thấy đầu của anh gần như bị cắt đứt lìa khỏi cổ, đặc biệt trên đầu có những phần bị mềm nhũn, có thể do tác động từ những vật thể cứng. Gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn hoàn toàn bác bỏ việc anh tự sát.
Trường hợp vi phạm thứ 3: Đan viện Thiên An bị truyền thông nhà nước vu cáo.
Những ngày đầu tháng 5/2017, một số cơ quan, báo chí điện tử của nhà nước, cụ thể: báo Dân Việt, báo BNEWS.VN của Thông tấn xã Việt Nam, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, báo Pháp luật Việt Nam đã có nhiều nội dung đăng tải sai sự thật, vu khống, mạ lỵ, xúc phạm các Đan sĩ Đan viện Thiên An liên quan đến cái gọi là “tàn phá môi trường rừng thông của Đan viện Thiên An” do chính các Đan sĩ vun trồng, chăm sóc, bảo vệ từ năm 1940.”
Các báo này đưa ra các luận điệu cho rằng, chính các Đan sĩ ĐVTA gần đây đã tự ý chặt phá, đốn hạ… hàng trăm cây thông, dùng dụng cụ sắc nhọn đục đẽo, xâm hại chúng rồi đổ hóa chất vào đó nhằm mục đích vắt kiệt nhựa sống, khiến cây tự chết khô.
Liên quan đến vụ việc này do chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế có ý định lấy lại khu đất mà đan viên Thiên An tuyên bố sở hữu. Thông cáo báo chí nhấn mạnh: “Đan viện Thiên An khẳng định có đủ chứng cứ hợp pháp đối với hơn 107 hécta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ năm 1940 cho đến nay. Đan viện chưa bao giờ chuyển giao quyền quản lý, quyền sở hữu rừng thông thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Đồng thời, các Đan sĩ luôn miệt mài đổ công sức chăm sóc bảo vệ lá phổi ấy của thành phố Huế.”
Đó là lời khẳng định của Bề trên Đan viện Thiên An, cha Antoine Nguyễn Văn Đức.
Đan viện Thiên An “lên án những luận điệu vu khống, quy kết, xúc phạm nhân phẩm và việc làm của các Đan sĩ từ các báo đài nhà nước nói trên”.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Một cư sĩ Phật Giáo Thống Nhất làm đơn kêu cứu và tuyên bố tuyệt thực để phản đối việc quản chế bất hợp pháp
Ông Lê Công Cầu, hiện trú tại 154 Phan Bội Châu, thành phố Huế.
Hiện là Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Ông làm thư kêu cứu vì:
Công An cấm ông không được đi ra khỏi thành phố Huế, thâm chí tham dự Đại Lễ Phật Đản. Ngày (10.5.2017) là ngày Đại Lễ Phật Đản, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ấn định Lễ Đài Chính tại Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế để đồng bào Phật Tử tham dự, tưởng nệm ngày Đức Phật ra đời cứu khổ quần sanh.
Ngày hôm sau (11.5.2017) ông Cầu chuẩn bị ra Tu Viện Long Quang dọn dẹp Lễ Đài thì bất ngờ công an đến nhà, ra lệnh yêu cầu ông không được ra khỏi thành phố, nghĩa là không được ra Tu Viện Long Quang làm nhiệm vụ của mình.
Tiếp đó, ông Cầu cho biết công an còn cấm không được ra khỏi nhà kể cả việc đi ăn cơm và đi khám sức khỏe.
Ông Cầu cho rằng hành động tàn nhẫn chính quyền làm với ông chỉ vì ông là một thành viên lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân liên tục bị sách nhiễu, phá hoại tài sản và bị đe dọa.
Trong bản tường trình vụ việc Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết thông tin về Giáo họ Văn Thai bị đàn áp.
Theo thông tin từ nhiều người giáo dân khoảng 8h sáng ngày 28/5/2017, công an kết hợp quân đội huyện Quỳnh Lưu tập trận bằng nổ mìn và bắn súng ngay trước nhà thờ họ Văn Thai, khu vực đông dân cư. Người dân kéo ra phản đối với lý do ảnh hưởng sức khỏe người dân, đặc biệt người già và trẻ sơ sinh.
Đám đông bỗng nhiên xuất hiện từ chân cầu Quỳnh Thọ, chửi bởi bà con Văn Thai. Bà con Văn Thai bình tĩnh ra về và tình hình dần lắng xuống.
Một bạn trẻ thuộc xứ Phú Yên quay lại sự việc và công an bắt về trụ sở ủy ban xã Sơn Hải.
Bà con giáo xứ Phú Yên nghe tin em Trà bị đánh đập và bị bắt, đã đến trụ sở UB xã Sơn Hải để xem xét sự việc.
Việc tập trận này cha Thục và ban hành giáo họ Văn Thai không được báo trước.
Tiếp đó, khoảng 20h15 ngày 30/5 , vừa kết thúc Thánh Lễ như thường lễ ở nhà thờ giáo họ Văn Thai, một giáo dân chạy vào báo tin là có nhiều tiếng kẻng ở các xóm lương dân chung quanh và bà con kéo đến rất đông trên cầu Quỳnh Thọ, cách nhà thờ Văn Thai chừng 100m, và reo hò gây tiếng ồn trong khi dâng lễ.
Linh mục Thục gọi cho ông Long phó công an huyện Quỳnh Lưu được biết là ông đang ở gần Văn Thai. Khoảng 15 phút sau, ông Long vào nhà phòng họ Văn Thai với ông Huy công an huyện, anh Hải trưởng công an xã Sơn Hải. Anh Hải cho biết là đám đông tập trung ở gần trụ sở UB xã khoảng chừng 700 người. Ngoài ra còn có nhiều nhóm như vậy.
Công an đề nghị đưa linh mục về nhưng linh mục đã nhất quyết từ chối. Giáo dân cho biết là cả làng Văn Thai đã bị bao vây họ không muốn để cha Thục về. Linh mục cũng quyết định ở lại cùng bà con giữ hòa khí. Lúc này có những tiếng la hò inh ỏi, đã làm không ít người hoảng sợ.
Nhiều nhà bị ném đá vỡ ngói, cửa kính, cửa tôn… Chị Tâm giáo dân Văn Thai bị miếng kính rơi từ cao đã gây ra vết thương khá lớn. Nhiều nhà ở bên làng trên đường đi dâng lễ về ngang qua đa phần bị đánh vô cớ.
Tình trạng kéo dài tới hơn 12h đêm. Sau đó vài người ở họ khác đến cho biết là dọc đường vẫn còn một số người cầm gậy gộc đứng chờ.
Ngày hôm sau 31/5 giáo dân tổ chức Dâng hoa và Thánh lễ bế mạc tháng Đức Mẹ vừa xong lúc 9h15 được tin nhiều gia đình ở họ Văn Thai bị phá hoại tài sản.
Cụ thể nhà anh Ngô Văn Hải bị ném đá vỡ kiểng cửa gây thương tích cho chị Tâm (tối 30/5) và thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt… Ốt cơ khí của anh Từ bị tàn phá tất cả, 3 máy tính, máy in và nhiều máy móc bị phá hoàn toàn. Nhà anh Anh, anh Phong, ông Thanh và nhiều nhà khác bị bể cửa, bể ngói và nhiều đồ đạc khác.
Từ những bất ổn xảy ra liên tiếp các linh mục của Quỳnh Lưu đã phải ra một bản tuyên bố chung và đưa ra nhận định rằng những việc làm này được thực hiện một cách có tổ chức và ngang nhiên trước sự chứng kiến của công an và chính quyền.
Tuy chính quyền điều động một lực lượng lớn lên đến hàng trăm công an canh gác mỗi đêm để làm điều gọi là “bảo đảm ổn định trật tự”, nhưng mặt khác không ai khác hơn chính quyền đã dung túng những người cố tình gây phạm pháp, gây kích động, hằn thù và chia rẽ lương giáo.
Xâu chuỗi các sự kiện xảy ra, chúng tôi khẳng định động cơ sâu xa của hành động bao che và xúi giục hành vi gây án nghiêm trọng nói trên là nhằm tạo sức ép lên giáo dân, Giáo hạt và Giáo phận để thực hiện điều được ghi trong các biểu ngữ là kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.
Ý đồ trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu cho thấy chính quyền cố tình che đậy sự thật về thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra và bằng mọi cách ngăn cản sự đấu tranh chính đáng của người dân về vấn đề Formosa.
Từ sự kiện và nhận định trên, chúng tôi bao gồm các linh mục và giáo dân trong Giáo hạt Thuận Nghĩa tuyên bố yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu như sau:
Thứ nhất, chấm dứt ngay sự khủng bố cả tinh thần lẫn vật chất đối với người dân Giáo xứ Song Ngọc.
Thứ hai, chấm dứt những việc làm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong địa bàn Giáo xứ Song Ngọc.
Thứ ba, nghiêm túc điều tra tìm ra thủ phạm tấn công giáo dân những ngày qua và xử lý theo đúng pháp luật.
Thứ tư, đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An phải có kiến nghị với chính phủ để các nạn nhân của thảm họa Formosa thuộc tỉnh Nghệ An được đền bù thỏa đáng.
2.3 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo tháng 6
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị ngăn cản quyền tham dự lễ.
Vào sáng ngày 10/6/2017 , tại trụ sở Giáo Hội TW Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy tại xã Long Giang- Chợ Mới- An Giang, chính quyền tỉnh An Giang đã cho công an đủ mọi thành phần rải quân đóng chốt mọi nẻo đường dẫn đến địa điểm tổ chức Đại Lễ kỷ niệm lần thứ 78 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng tôn giáo PGHH.
Theo lời ông Nguyễn Hùng Dũng – Trị Sự Viên Giáo Hội tỉnh An Giang, người địa phương cách trụ sở Trung Ương cho biết , sáng nay khoảng 6h ông đi đến địa điểm lễ đài để tiếp tục hoàn tất lễ đài thì bị nhóm công an không cho ông đi và nói rằng Giáo Hội của mấy ông không được tổ chức lễ này. Ông Dũng phản đối quyết liệt nhưng đành phải trở về.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Phu nhân của mục sư Nguyễn Công Chính kêu gọi cộng đồng quan tâm đến tình hình của chồng bà trong tù đang gặp nguy hiểm.
Ngày 7/6/2017, bà Hồng vợ mục sư Nguyễn Công Chính có chuyến thăm nuôi ông tại trại giam Xuân Lộc- Đồng Nai. Theo lời mục sư cho biết ngày 25/5/2017 Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã vào trại giam gặp ông. Trước đó một ngày khi buổi gặp diễn ra, các quản giáo trại giam Xuân Lộc đã cho ông biết trước và bảo ông không được nói bất kì điều gì gây bất lợi cho họ. Tuy vậy nhưng ông không làm theo yêu cầu đó. Khi ông gặp phía Tổng lãnh sự ông trình bày các quản giáo không cho ông nói nhiều trong buổi gặp nhưng ông vẫn cố gắng chia sẽ những điều ông bị bức cung, tra tấn ông trong lao tù. Sau khi buổi gặp gỡ kết thúc ông MS Chính đã đưa đến K1 và bị biệt giam, cách li cho đến bây giờ. Bệnh tình và huyết áp trong cơ thể ông lại dần xấu đi.
Bà Trần Thị Hồng kêu gọi mọi người đặc biệt là các đại sứ quán và các tổ chức tôn giáo quan tâm đến tình trạng của chồng bà – mục sư Nguyễn Công Chính trong chốn lao tù.
Trường hợp vi phạm thứ 3 Hội trưởng Nguyễn Văn Điền – Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy (GHPGHHTT) bị ngăn cản quyền đi lại, sinh hoạt tôn giáo.
Theo Vụ Truyền thông GHPGHHTT cho biết:
Trưa ngày 23/6, hai cán bộ an ninh tỉnh Đồng Tháp gồm: Trung tá Tâm và Thiếu tá Chót đã đến nhà cụ Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT thuộc xã Tân Phước, Lai Vung. Hai cán bộ hỏi thăm việc tổ chức Lễ tưởng niệm cụ Lê Quang Liêm cố Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT như thế nào và ở đâu. Sau đó họ ra về, thì an ninh được tăng cường tại chốt canh giữ nhà cụ Hội Trưởng.
Cách nhà ông Nguyễn Văn Điền khoảng 30 m có chốt an ninh túc trực 24/24, thường thì khoảng 2-3 công an thường phục, giờ đã tăng cường lên khoảng trên dưới 10 người.
Được biết GHPGHHTT và gia đình tổ chức Lễ tưởng niệm thứ 2 năm ngày tạ thế của cụ Lê Quang Liêm cố Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT, sẽ diễn ra vào sáng 25/6 tại nghĩa trang Phúc An Viên, Quận 9, Sài Gòn.
Cũng theo Vụ Truyền Thông GHPGHHTT, từ đầu năm 2015 đến nay, đã có gần khoảng 40 lần cụ Điền bị an ninh tỉnh Đồng Tháp ngăn chặn không cho cụ đi ra khỏi nhà, mỗi khi trong Đạo có sự kiện.
Điều đáng nói là họ không đưa ra một lý do chính đáng là vì sao lại ngăn cản. Họ chỉ bảo là lệnh cấp trên. GHPGHHTT là một tổ chức hành chánh của PGHH thuộc tổ chức tôn giáo độc lập.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bắt.
Vào lúc 11 giờ ngày 26/6/2017, ông Bùi Văn Trung và hai người con là Bùi Văn Thâm (con trai), Bùi Thị Thắm (con gái, 24 tuổi); hai người cháu ngoại là Trần Thanh Luân (16 tuổi), Nguyễn Lý Tịnh (11 tuổi), là tín đồ PGHH tại An Phú, An Giang, Việt Nam, đã bị công an huyện An Phú bắt.
Đến 15 giờ 45 phút công an cũng đã thả Bùi Thị Thắm, Trần Thanh Luân và Nguyễn Lý Tịnh. Luân cho biết khi họ bắt ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, công an đã còng tay hai người. Gia đình ông Trung vẫn bị công an ngăn chặn không cho họ ra khỏi nhà.
Hai cha con của ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm đều là cựu tù nhân lương tâm. Bùi Văn Thâm bị bắt vào tháng 7/2012 và bị kết án tù 30 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ”, ông Bùi Văn Trung bị bắt vào tháng 10/2012 và bị kết án tù 04 năm cùng với tội danh của Bùi Văn Thâm. Việc hai cha con bị bắt vào năm 2012 đều có liên quan đến việc ông Bùi Văn Trung thành lập đạo tràng PGHH để khuyến khích người dân tu học theo giáo lý chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng lại không ghi danh với Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên.
Đến 18 giờ cùng ngày có người dân thấy ông Bùi Văn Trung bị còng tay tại công an huyện An Phú và đưa lên một xe bích bùng, có khả năng ông bị đưa đi giam một nơi khác. Gia đình ông Trung vẫn còn bị bao vây và ngăn chặn ra khỏi nhà. Bùi Văn Thâm không biết bị giam giử ở đâu.
Sáng ngày 27/6/2017 vào lúc 10 giờ, công an huyện An Phú đã gởi thông báo tạm giữ ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm để điều tra với tội danh “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”. Ông Bùi Văn Trung cũng đã có thư gởi cho gia đình mời luật sư cho ông.
Trường hợp vi phạm thứ 5: Một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bị cấm xuất cảnh.
Chiều ngày 27.06.2017, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong ra phi trường Nội Bài để làm thủ tục sang Úc nhưng đã bị an ninh phi trường Nội Bài ngăn chặn, cấm xuất cảnh.
Biên bản về việc dừng xuất nhập cảnh do an ninh cửa khẩu phi trường Nội Bài lập lúc 17 giờ 10 nêu lý do không cho cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong xuất cảnh “Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn trật tự xã hội”.
Được biết, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế sinh năm 1970. Chịu chức linh mục năm 2005 và hiện thuộc Cộng đoàn DCCT Hà Nội, Thái Hà.
Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhiều người biết đến qua tiếng nói ngôn sứ trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà hồi năm 2008, cách riêng trong các bài giảng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoàn bình vào lúc 20 giờ, các Chúa Nhật cuối tháng tại nhà thờ Thái Hà trong những năm gần đây
Nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng truyền thông, các hội đoàn đấu tố, bôi nhọ, chụp mũ cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong vì ngài nói lên những vấn đề của dất nước ngày nay.
Việc nhà cầm quyền Việt Nam không cho cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng như nhiều công dân Việt Nam khác xuất cảnh cho thấy vấn đề vi phạm nhân quyền, cụ thể là việc vi phạm quyền tự do đi lại của người dân của nhà cầm quyền Việt Nam một cách trắng trợn.
Trường hợp vi phạm thứ 6: Các tu sĩ Thiên An bị đánh “bầm tím mặt”
Sáng nay, nhiều tu sĩ Thiên An ở Huế đã bị đánh “bầm tím mặt’ bởi một số cán bộ và phụ nữ. Đây là hành động xúc phạm đến người Công giáo.
Theo đó, giới chức Huế đã huy động hơn 200 người gồm các cán bộ và phụ nữ đến hạ một cây Thánh giá bên trong khuôn viên đan viện xuống.
Trong quá trình tháo gỡ không dựa trên bất kỳ điều khoản luật pháp nào, họ còn đánh một số tu sĩ “bầm tím mặt”. Theo niềm tin của người Công giáo, việc đánh đập các tu sĩ, linh mục là mắc tội phạm thánh.
Đan viện Thiên An là điểm nóng trong thời gian gần đây, bởi giới chức trách Huế đang tìm cách chiếm được phần đất hơn 100 hécta mà đan viện khẳng định có chủ quyền và đủ chứng cứ pháp lý, ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Cây thánh giá có tượng Chúa Giêsu bị hạ xuống nói trên, là cây thánh giá đã bị người của giới chức trách đập vỡ vài năm trước đó.
- ĐÁNH GIÁ
3.1 Những điểm tích cực trong việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo
– Một số địa phương trên cả nước được tạo điều kiện tổ chức các sinh hoạt đời sống tôn giáo, được đảm bảo về tình hình an ninh trật tự trong mỗi dịp lễ hội.
– Các cuộc gặp gỡ giữa Ban tôn giáo chính phủ với các lãnh đạo tôn giáo thường xuyên được diễn ra trong tinh thần cởi mở, lắng nghe nhau.
– Sự kiện giao lưu tôn giáo được diễn ra thường xuyên, các phái đoàn tôn giáo quốc tế đến Việt Nam được tạo điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ các tín đồ. Như sự kiện ngày 25/5, Hiệu trưởng Đại học International Catholic University (ICU) tại Băng-cốc Thái Lan và đại diện Liên Dòng nữ Đaminh Quốc tế đến thăm trường Trung cấp nghề Hòa Bình tỉnh Đồng Nai.
Tiếp đó, ngày 27/05/2017, đại diện chức sắc Phật giáo 5 Quốc gia: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đã đến thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang cùng giao lưu hữu nghị về Phật giáo, đoàn kết láng giềng Mê Kông. Tham dự giao lưu có ông Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang và đại diện Chính quyền tỉnh Kiên Giang.
3.2 Những hạn chế trong việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo cho người dân.
– Chính phủ vẫn còn cứng nhắc trong việc tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tự do cho những nhóm tôn giáo nhỏ, lẻ (chưa được nhà nước công nhận) việc công nhận cũng gặp nhiều rắc rối với chính quyền. Chính vì lẽ đó mâu thuẫn giữa các tín đồ tôn giáo này với các cơ quan trực thuộc chính phủ vẫn diễn ra thường xuyên.
– Các tù nhân tôn giáo chưa được thực thi quyền tôn giáo của mình trong trại giam.
– Một số linh mục của giáo phận Vinh thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa, bị tẩy chay như cha Đặng Hữu Nam và cha Nguyễn Đình Thục. Chính quyền gián tiếp tiếp tay cho một số bà con lương dân xúc phạm các linh mục đẩy mâu thuẫn tôn giáo trở nên căng thẳng.
– Tình trạng ngăn cản quyền tự do đi lại của các chức sắc tôn giáo vẫn tái diễn.
- KHUYẾN NGHỊ
– Đề nghị các cơ quan trực thuộc chính phủ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của công dân. Tôn trọng quyền tự do biểu đạt tôn giáo của công dân.
– Ngăn chặn những hành vi xúc phạm tôn giáo, gây mâu thuẫn tôn giáo để không ảnh hưởng đến “khối đại đoàn kết dân tộc”.
– Các cơ quan trực thuộc chính phủ có trách nhiệm thực thi theo đúng điều 24 Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, đặc biệt các cơ sở tôn giáo phải được bảo hộ. Cần nghiêm trị những hành vi xúc phạm vu khống các chức sắc tôn giáo và bảo vệ những di sản, di tích tôn giáo.
July 5, 2017
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO VIỆT NAM QUÝ II – 2017
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, tháng 7 năm 2017
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM QUÝ 2/2017
Luật Tôn giáo đã được thông qua tuy nhiên bởi nó quá nhiều bất cập chính vì thế buộc các vị lãnh đạo tôn giáo phải lên tiếng. Ngày 1/6/2017 vừa qua, quý Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi tới bà Nguyễn Thị Kim Ngân – đương kim Chủ tịch Quốc hội, cùng quý Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Bản Nhận định của Giáo hội Công giáo Việt Nam về “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016”.
Sau khi nêu lên một vài điểm tích cực không đáng kể, cùng với những bất cập của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, như: “cách dùng từ ngữ mơ hồ”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho”, các Đức Giám mục đã không ngần ngại chỉ rõ: “Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tôn giáo thuần tuý trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng”.
Chính vì nhìn các tôn giáo một cách sai lầm và thiếu thiện cảm như thế, nên khi soạn luật, chính quyền đã sử dụng những từ ngư mơ hồ nhằm “quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng” ; đồng thời, “theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, tìm cách sử dụng các tổ chức tôn giáo như công cụ của chế độ”.
Tại số 5 của Bản nhận định, các Đức Giám mục đề nghị phải làm rõ cụm từ “đồng hành cùng dân tộc” vốn bị nhà nước áp đặt một cách sai lạc từ xưa tới nay. Theo đó, “đồng hành với dân tộc là đồng hành với những con người cụ thể đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ và bị quên lãng. Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hoá của dân tộc Việt Nam: chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi, chống cường quyền, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…”
Cùng với đó, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo nhằm mục đích đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền đã lên tiếng ủng hộ Văn thư mới đây của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Liên tôn cho rằng: Nhận định của Hội đồng Giám mục chỉ ra rõ ràng cho tất cả mọi thành phần từ người làm trong chính quyền và cả toàn dân về quyền tự do tôn giáo, một quyền tự do cơ bản của con người.
Bên cạnh đó, về phía chính quyền đang tiếp tục thúc đẩy nhanh để phổ biến Luật Tôn Giáo ở khắp các vùng trên cả nước. Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ban hành kèm theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Ban tôn giáo chính phủ các tỉnh tổ chức các buổi hội nghị triển khai phổ biến Luật tôn giáo cho các chức sắc tôn giáo trên địa bàn nhằm mục đích đến ngày 1/1/2018 công tác tuyên truyền phổ biến về Luật này phải được thực thi.
Tự do tôn giáo là quyền cơ bản của con người, tuy nhiên Việt Nam vẫn là quốc gia bị đánh giá làm chưa tốt điều này. Vẫn còn tình trạng đàn áp tôn giáo, cơ chế xin – cho đăng ký sinh hoạt tôn giáo…Chính vì lẽ đó một số đại sứ quán như Mỹ, Úc, liên minh EU thường xuyên lên tiếng về một số trường hợp vi phạm tự do tôn giáo của các cơ quan trực thuộc chính phủ Việt Nam gây ra đối với các tín đồ.
PHẦN 2: NHỮNG TRƯỜNG HỢP VI PHẠM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC CHÍNH PHỦ
2.1 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 4
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Linh mục Phan Văn Lợi bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà, những người đến thăm bị sách nhiễu, thậm chí cả với Giám mục Hoàng Đức Oanh.
Sự việc diễn ra ngày 04-04, khoảng 9h linh mục Phan Văn Lợi được mời lên Đan viện Thiên An dùng bữa cơm trưa tuy nhiên đã bị ngăn cản. Hai tu sĩ của đan viện cũng bị hành xử thô bạo khi đến đón linh mục. Sau một hồi lời qua tiếng lại trước sự cứng rắn của linh mục người công an mặc thường phục mới chịu cho hai tu sĩ này vào thăm linh mục chứ không cho linh mục Lợi đi ra khỏi nhà.
Cũng trong ngày hôm đó vào buổi chiều các thầy ở đan viện Thiên An, báo Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh nguyên Giám mục Giáo phận Kontum, nay đã nghỉ hưu, hiện đang ở thăm đan viện và sẽ ghé thăm linh mục Phan Văn Lợi
Khoảng 3g30, Đức Cha Oanh đi bộ từ ngoài đường và ung dung bước vào nhà tôi, có sự tháp tùng của cha Bề trên đan viện Thiên An, 3 thầy dòng và hai nhân viên một nam một nữ của Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo.
Như một lẽ dĩ nhiên cũng có sự hiện diện của công an bên ngoài. Linh mục Lợi cho biết là sau ngày viếng thăm Đan viện trở về linh mục bị canh phòng ngặt hơn và đã nhiều lần bị chặn không cho ra khỏi nhà.
Đưa Đức Cha Hoàng Đức Oanh và đoàn tùy tùng ra khỏi cổng, linh mục Lợi bị 2 công an đeo khẩu trang xông lại, đẩy ông lui vào trong nhà không cho đi tiễn. Việc ngăn cản quyền đi lại của linh mục Phan Văn Lợi đã diễn ra nhiều năm nay mỗi khi có dịp nào đó, ai đến thăm cha Lợi cũng bị sách nhiễu.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Chính quyền huyện Quỳnh Lưu trả lời linh mục Đặng Hữu Nam yêu cầu các linh mục về “quyền tự do biểu tình” mà không đả động đến quyền tự do tôn giáo.
Ngày 8/4/2017 Lm Anthony Đặng Hữu Nam đã nhận được các công văn trả lời từ phía chính quyền cho công văn phản hồi của các Linh mục đang hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu về công văn 333/UBND-NV:
Công văn này đều ký ngày 7/4/2017 thông báo về việc đã nhận công văn của các Linh mục và báo đã chuyển đến chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu xem xét và giải quyết!
Riêng công văn 464/UBND.TTR của UBND huyện Quỳnh Lưu đề ngày 6/4/2017 lại chỉ nói đến yêu cầu của các Linh mục về “quyền tự do biểu tình” mà không đả động đến “quyền tự do tôn giáo”.
Đến ngày 12/4 Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu trả lời văn thư của các Linh mục đang hoạt động trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu phản hồi công văn 333/UBND-NV.
Công văn 479/UBND-NV nhận: “do sơ suất trong soạn thảo và ban hành nên công văn số 333/UBND-NV có một số sai sót”. Nhưng UBND huyện vẫn giữ lập trường:
Hiện nay, khu vực huyện Quỳnh Lưu các linh mục gặp nhiều khó khăn khi đi dâng lễ, đặc biệt là hai vị linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục thường xuyên bị cản trở. Lý do, hai vị linh mục này đã cùng đồng hành với bà con xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền phải đuổi nhà máy Formosa ra khỏi Việt Nam vì nhà máy này đã gây ra ô nhiễm biển miền Trung Việt Nam.
Trường hợp vi phạm thứ 3: Chính quyền xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An yêu cầu Hội đồng mục vụ giáo xứ Thuận Nghĩa phải cáo hoạt động tôn giáo trong dịp lễ Phục Sinh và báo cáo hoạt động tín ngưỡng trong năm 2017.
Giấy mời này được gửi đến hội đồng mục vụ giáo xứ ngày 12.04.2017 gửi tới ông trưởng, phó Ban Hành Giáo xứ và nêu “thực hiện theo điều 24 của nghị định 92/2012/NDD-CP ngày 08/11/2012 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo”.
“Giấy Mời” của UBND xã Quỳnh Lâm cho thấy những văn bản liên quan đến tôn giáo của chính quyền đi ngược điều 24 về ‘tự do tôn giáo’ như Hiến Pháp đã quy định.
Được biết, Giáo Hội Công giáo trong tháng 4 cử hành những nghi lễ cốt lõi của đời sống đức tin của mình, được gọi là Tuần Thánh và đỉnh cao của Tuần Thánh là Đại Lễ Phục Sinh. Tất cả các nơi có người Công giáo đều tổ chức những nghi lễ theo sự thống nhất mà hằng năm vẫn cử hành.
Giáo xứ Thuận Nghĩa với giáo dân lên tới hơn 10.800 giáo dân. Đây là Giáo xứ có số giáo dân lớn trong giáo phận Vinh. Ngư dân hai giáo xứ đã khởi kiện Formosa Hà Tĩnh là Song Ngọc (cha Gioan.B Nguyễn Đình Thục và Phú Yên (cha Anton Đặng Hữu Nam) thuộc Giáo Hạt Thuận Nghĩa. Nơi Giáo xứ Thuận Nghĩa cũng thường xuyên diễn ra các buổi thắp nến cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho các tù nhân lương tâm và cầu nguyện cho môi trường.
Trường hợp vi phạm thứ 4: chính quyền thành phố Nha Trang can thiệp vào quy định của nhà thờ Chính Tòa.
Ngày 11/4 Trong thông báo của Nhà thờ Chính tòa Nha Trang, để giữ gìn sự tôn nghiêm của nơi thờ phượng, Nhà thờ không tiếp tất cả các đoàn khách tham quan du lịch, ăn mặc phản cảm,… chỉ đến để tham quan chụp hình. Dĩ nhiên, không ai cấm khách du lịch tham dự Thánh lễ khi Nhà thờ có lễ.
Tuy nhiên, UBND TP. Nha Trang gửi giấy mời họp để chất vấn tại sao Nhà thờ không cho khách Trung Quốc vào tham quan? Buộc các linh mục ở đây phải giải trình về thông báo kia.
Chị Nguyễn Lai một tín đồ công giáo ở Nha Trang cho biết thông tin sau buổi họp chiều hôm qua 11/4: “Phía nhà thờ rất cương quyết với nội dung thông báo và buộc khách phải tuân theo. Ban Hành Giáo cho biết, nhận hay không tiếp khách là quyền của nhà thờ.”
Trường hợp vi phạm thứ 5: Chính quyền huyện Mường Khương – Lào Cai phá Thánh Lễ Phục Sinh của người công giáo.
Sự việc diễn ra ngày 17/4 tại ngôi nhà nguyện. Hàng chục người lạ mặt tự xưng là cán bộ chính quyền đã xông vào một căn nhà khi một linh mục chuẩn bị cử hành lễ Phục sinh cho khoảng 100 người ở thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Các nhân chứng cho biết các cán bộ này quát tháo và xô đẩy nhiều người ra và đòi bắt Cha Phêrô Nguyễn Đình Thái thuộc xứ Lào Cai lên ủy ban thị trấn.
Nhiều người Công giáo kể cả phụ nữ đã đứng bao quanh ngăn cản quyết liệt không để linh mục bị đưa đi. Họ yêu cầu các cán bộ trình ra thẻ ngành và giấy mời linh mục nhưng họ từ chối.
“Sau một hồi xảy ra xô sát, tôi đã trực tiếp gọi điện thoại cho chính quyền tỉnh yêu cầu can thiệp, vì vậy mà thánh lễ Phục sinh lại diễn ra tốt đẹp.” Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, chánh xứ Lào Cai, cho biết.
Chính quyền địa phương nói họ chưa nhận được chỉ thị từ chính quyền cấp trên cho phép các linh mục từ giáo xứ Lào Cai đến làm mục vụ cho bà con giáo dân tại nhà ở đó. Tuy nhiên, Cha Thành nói họ đã không giữ lời hứa và cố ý quấy giễu giáo dân.
“Chúng tôi đã gửi kiến nghị cho các cấp chính quyền nhiều lần trong mấy năm qua và chính quyền tỉnh đã đồng ý miệng cho phép các linh mục tới làm mục vụ cho giáo dân tại Mường Khương và hai xã Bản Lầu và Bản Xen,” ngài nói.
Cha Thành cho biết, chính quyền vốn xem vùng này là trắng tôn giáo nên chỉ chấp thuận mỗi Bản Xen. Ba giáo điểm này có tổng cộng chừng 400 giáo dân, họ tập trung tại tư gia để cầu nguyện.
Ngài nói người Công giáo đã bị quấy nhiễu và trấn áp trong nhiều năm qua. Tình hình đã không được cải thiện mặc dù chính quyền cam kết tôn trọng tự do tôn giáo.
Trường hợp vi phạm thứ 6:Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo An Giang biểu tình phản đối nhà cầm quyền đàn áp tôn giáo.
Vào sáng ngày 19 tháng 4 năm 2017, khoảng gần 100 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã xuống đường biểu tình, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, và phản đối nhà cầm quyền địa phương sách nhiễu, đàn áp tôn giáo.
Nguyên nhân sự việc là sáng 19/04, đông đảo các tín hữu Phật Giáo Hoà Hảo đã tập trung tại nhà cư sĩ Bùi Văn Trung, để làm đám giỗ cho mẹ của ông. Tuy nhiên, nhà cầm quyền địa phương đã huy động lực lượng xuống ngăn cản, kiểm tra giấy tờ, tịch thu xe những người đến tham dự, nên khiến nhiều người tức giận. Ngay sau đó, người thân gia đình cư sĩ Bùi Văn Trung và đông đảo tín đồ đã xuống đường, tuần hành phản đối nhà cầm quyền địa phương hành xử thô bạo, đàn áp tôn giáo, đàn áp người dân trái pháp luật.
Cư sĩ Bùi Văn Trung cho biết, vào tối ngày 18/4/2018, một số đồng đạo muốn đến đạo tràng nhà ông bị cảnh sát giao thông chặn xét và thu giữ giấy tờ mà không trả lại. Sang đến ngày 19/4/2017, khi nhiều người phẫn nộ mang băng rôn đi biểu tình thì bị cán bộ cướp giật và hành hung.
Trường hợp vi phạm thứ 7 Nghệ An cấm linh mục Nguyễn Duy Tân giảng lễ, đề nghị giáo phận kỷ niệm ngày 30/04.
Linh Mục Nguyễn Duy Tân thăm Linh Mục Đặng Hữu Nam vào ngày 24/4. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An vừa gửi công văn, yêu cầu Tòa Giám Mục giáo phận Vinh tổ chức kỷ niệm ngày lễ 30/04, và cấm không cho linh mục Nguyễn Duy Tân được phép dâng lễ và giảng tại các nhà thờ thuộc tỉnh Nghệ An vì đã nói xấu đảng cầm quyền.
Chiều ngày 26.04.2017 linh mục Đặng Hữu Nam nhận được công văn hỏa tốc từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An về vấn đề bảo đảm an ninh trât tự. Họ đề nghị Tòa Giám Mục giáo phận Vinh tham gia tổ chức và hưởng ứng kỷ niệm dịp lễ 30/04 và 01/05. Họ yêu cầu không cho phép linh mục Nguyễn Duy Tân giảng lễ trong các cơ sở tôn giáo tại Nghệ An.
Công văn do ông Lê Xuân Đại – phó chủ tịch tỉnh Nghệ An, gửi tới Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Văn Vinh, tổng diện vùng Nghệ An, linh mục Nguyễn Văn Đính – quản hạt Thuận Nghĩa, cùng gửi các vị bề trên trong tòa giám mục giáo phận Vinh .
Ông Lê Xuân Đại cho rằng linh mục Nguyễn Duy Tân đến giảng lễ tại giáo xứ Phú Yên vào tối 25/04 là vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và nghị định của chính phủ về bảo đảm an ninh, trât tự công cộng.
Ngày 24/04 linh mục Nguyễn Duy Tân, thuộc giáo xứ Thọ Hòa, giáo phận Xuân Lộc. Ông ra thăm giáo xứ Phú Yên, trong tối ngày 25/04, cha Tân đã có buổi nói chuyện với giáo dân tại nhà thờ giáo xứ Phú Yên về những hiện tình của đất nước. Cũng vì những bài viết đề nghị giải tán đảng cộng sản trên facebook, mà cha Nguyễn Duy Tân bị tỉnh Đồng Nai phạt 20 triệu đồng.
2.2 Những truờng hợp vi phạm tự do tôn giáo trong tháng 5
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Lãnh đạo xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn cấm treo cờ Phật Đản
Thông tin ngày 02/05/2017 cho biết: Lấy lý do “góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tạo mỹ quan đô thị, giúp các tuyến đường giao thông được thông thoáng sạch đẹp”, ngày 21/04/2017, ông Nguyễn Phước Thành, Phó Chủ tịch xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã ấn ký văn bản số 531/UBND, cấm các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên địa bàn xã treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi khuôn viên của các cơ sở tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thông báo này của chính quyền xã Bà Điểm đang vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Phật giáo huyện Hóc Môn và tín đồ Phật tử.
Bà con Phật tử xã Bà Điểm đã đặt ra rất nhiều nghi vấn đằng sau thông báo 531/UBND mà ông Phó chủ tịch xã đã ký. Bởi những lý do mà ông Phó Chủ tịch xã Bà Điểm nêu thiếu thuyết phục.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào quy định mùa Phật đản các tự viện chỉ được treo cờ, biểu ngữ trong khuôn viên cơ sở. Thực tế cho thấy, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay, chưa bao giờ chính quyền cấm bất kỳ tự viện nào thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam treo cờ ngoài khung viên cơ sở trong mùa Phật đản. Ngày hôm nay, chính quyền xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là nơi duy nhất ban hành quyết định này.
Bà con Phật tử xã Bà Điểm đã đặt ra rất nhiều nghi vấn đằng sau thông báo 531/UBND mà ông Phó chủ tịch xã đã ký. Bởi những lý do mà ông Phó Chủ tịch xã Bà Điểm nêu thiếu thuyết phục.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có văn bản nào quy định mùa Phật đản các tự viện chỉ được treo cờ, biểu ngữ trong khuôn viên cơ sở. Thực tế cho thấy, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay, chưa bao giờ chính quyền cấm bất kỳ tự viện nào thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam treo cờ ngoài khung viên cơ sở trong mùa Phật đản. Ngày hôm nay, chính quyền xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là nơi duy nhất ban hành quyết định này.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nghi ngờ bị giết chết trong đồn công an.
Anh Nguyễn Hữu Tấn, sinh năm 1979 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam). Gia đình anh là tín đồ PGHH, Cha anh là cư sỹ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Anh đang mưu sinh bằng việc bán các món thức ăn chay.
Theo thông tin từ gia đình anh Tấn cho biết: Vào khoảng 17 giờ ngày 2/5/2017, công an thị xã Bình Minh và công an tỉnh Vĩnh Long đã đưa khoảng 200 người bắt anh Nguyễn Hữu Tấn và khám xét nhà. Lý do là công an nghi ngờ anh có hành vi “lật đổ chế độ và tuyên truyền chống nhà nước” qua việc làm cờ Vàng (của chế độ VNCH, trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam).
Đến 11 giờ trưa ngày 03/05/2017, gia đình anh Tấn đến trụ sở Công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm tin tức của anh, thì phía công an cho biết anh Tấn đã dùng dao cắt cổ tự sát. Đến 6 giờ chiều cùng ngày, công an chở xác anh Tấn về giao cho gia đình. Gia đình anh Tấn cho biết vết may trên cổ anh cho thấy đầu của anh gần như bị cắt đứt lìa khỏi cổ, đặc biệt trên đầu có những phần bị mềm nhũn, có thể do tác động từ những vật thể cứng. Gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn hoàn toàn bác bỏ việc anh tự sát.
Trường hợp vi phạm thứ 3: Đan viện Thiên An bị truyền thông nhà nước vu cáo.
Những ngày đầu tháng 5/2017, một số cơ quan, báo chí điện tử của nhà nước, cụ thể: báo Dân Việt, báo BNEWS.VN của Thông tấn xã Việt Nam, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, báo Pháp luật Việt Nam đã có nhiều nội dung đăng tải sai sự thật, vu khống, mạ lỵ, xúc phạm các Đan sĩ Đan viện Thiên An liên quan đến cái gọi là “tàn phá môi trường rừng thông của Đan viện Thiên An” do chính các Đan sĩ vun trồng, chăm sóc, bảo vệ từ năm 1940.”
Các báo này đưa ra các luận điệu cho rằng, chính các Đan sĩ ĐVTA gần đây đã tự ý chặt phá, đốn hạ… hàng trăm cây thông, dùng dụng cụ sắc nhọn đục đẽo, xâm hại chúng rồi đổ hóa chất vào đó nhằm mục đích vắt kiệt nhựa sống, khiến cây tự chết khô.
Liên quan đến vụ việc này do chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế có ý định lấy lại khu đất mà đan viên Thiên An tuyên bố sở hữu. Thông cáo báo chí nhấn mạnh: “Đan viện Thiên An khẳng định có đủ chứng cứ hợp pháp đối với hơn 107 hécta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ năm 1940 cho đến nay. Đan viện chưa bao giờ chuyển giao quyền quản lý, quyền sở hữu rừng thông thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Đồng thời, các Đan sĩ luôn miệt mài đổ công sức chăm sóc bảo vệ lá phổi ấy của thành phố Huế.”
Đó là lời khẳng định của Bề trên Đan viện Thiên An, cha Antoine Nguyễn Văn Đức.
Đan viện Thiên An “lên án những luận điệu vu khống, quy kết, xúc phạm nhân phẩm và việc làm của các Đan sĩ từ các báo đài nhà nước nói trên”.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Một cư sĩ Phật Giáo Thống Nhất làm đơn kêu cứu và tuyên bố tuyệt thực để phản đối việc quản chế bất hợp pháp
Ông Lê Công Cầu, hiện trú tại 154 Phan Bội Châu, thành phố Huế.
Hiện là Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Ông làm thư kêu cứu vì:
Công An cấm ông không được đi ra khỏi thành phố Huế, thâm chí tham dự Đại Lễ Phật Đản. Ngày (10.5.2017) là ngày Đại Lễ Phật Đản, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã ấn định Lễ Đài Chính tại Tu Viện Long Quang, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế để đồng bào Phật Tử tham dự, tưởng nệm ngày Đức Phật ra đời cứu khổ quần sanh.
Ngày hôm sau (11.5.2017) ông Cầu chuẩn bị ra Tu Viện Long Quang dọn dẹp Lễ Đài thì bất ngờ công an đến nhà, ra lệnh yêu cầu ông không được ra khỏi thành phố, nghĩa là không được ra Tu Viện Long Quang làm nhiệm vụ của mình.
Tiếp đó, ông Cầu cho biết công an còn cấm không được ra khỏi nhà kể cả việc đi ăn cơm và đi khám sức khỏe.
Ông Cầu cho rằng hành động tàn nhẫn chính quyền làm với ông chỉ vì ông là một thành viên lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân liên tục bị sách nhiễu, phá hoại tài sản và bị đe dọa.
Trong bản tường trình vụ việc Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết thông tin về Giáo họ Văn Thai bị đàn áp.
Theo thông tin từ nhiều người giáo dân khoảng 8h sáng ngày 28/5/2017, công an kết hợp quân đội huyện Quỳnh Lưu tập trận bằng nổ mìn và bắn súng ngay trước nhà thờ họ Văn Thai, khu vực đông dân cư. Người dân kéo ra phản đối với lý do ảnh hưởng sức khỏe người dân, đặc biệt người già và trẻ sơ sinh.
Đám đông bỗng nhiên xuất hiện từ chân cầu Quỳnh Thọ, chửi bởi bà con Văn Thai. Bà con Văn Thai bình tĩnh ra về và tình hình dần lắng xuống.
Một bạn trẻ thuộc xứ Phú Yên quay lại sự việc và công an bắt về trụ sở ủy ban xã Sơn Hải.
Bà con giáo xứ Phú Yên nghe tin em Trà bị đánh đập và bị bắt, đã đến trụ sở UB xã Sơn Hải để xem xét sự việc.
Việc tập trận này cha Thục và ban hành giáo họ Văn Thai không được báo trước.
Tiếp đó, khoảng 20h15 ngày 30/5 , vừa kết thúc Thánh Lễ như thường lễ ở nhà thờ giáo họ Văn Thai, một giáo dân chạy vào báo tin là có nhiều tiếng kẻng ở các xóm lương dân chung quanh và bà con kéo đến rất đông trên cầu Quỳnh Thọ, cách nhà thờ Văn Thai chừng 100m, và reo hò gây tiếng ồn trong khi dâng lễ.
Linh mục Thục gọi cho ông Long phó công an huyện Quỳnh Lưu được biết là ông đang ở gần Văn Thai. Khoảng 15 phút sau, ông Long vào nhà phòng họ Văn Thai với ông Huy công an huyện, anh Hải trưởng công an xã Sơn Hải. Anh Hải cho biết là đám đông tập trung ở gần trụ sở UB xã khoảng chừng 700 người. Ngoài ra còn có nhiều nhóm như vậy.
Công an đề nghị đưa linh mục về nhưng linh mục đã nhất quyết từ chối. Giáo dân cho biết là cả làng Văn Thai đã bị bao vây họ không muốn để cha Thục về. Linh mục cũng quyết định ở lại cùng bà con giữ hòa khí. Lúc này có những tiếng la hò inh ỏi, đã làm không ít người hoảng sợ.
Nhiều nhà bị ném đá vỡ ngói, cửa kính, cửa tôn… Chị Tâm giáo dân Văn Thai bị miếng kính rơi từ cao đã gây ra vết thương khá lớn. Nhiều nhà ở bên làng trên đường đi dâng lễ về ngang qua đa phần bị đánh vô cớ.
Tình trạng kéo dài tới hơn 12h đêm. Sau đó vài người ở họ khác đến cho biết là dọc đường vẫn còn một số người cầm gậy gộc đứng chờ.
Ngày hôm sau 31/5 giáo dân tổ chức Dâng hoa và Thánh lễ bế mạc tháng Đức Mẹ vừa xong lúc 9h15 được tin nhiều gia đình ở họ Văn Thai bị phá hoại tài sản.
Cụ thể nhà anh Ngô Văn Hải bị ném đá vỡ kiểng cửa gây thương tích cho chị Tâm (tối 30/5) và thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt… Ốt cơ khí của anh Từ bị tàn phá tất cả, 3 máy tính, máy in và nhiều máy móc bị phá hoàn toàn. Nhà anh Anh, anh Phong, ông Thanh và nhiều nhà khác bị bể cửa, bể ngói và nhiều đồ đạc khác.
Từ những bất ổn xảy ra liên tiếp các linh mục của Quỳnh Lưu đã phải ra một bản tuyên bố chung và đưa ra nhận định rằng những việc làm này được thực hiện một cách có tổ chức và ngang nhiên trước sự chứng kiến của công an và chính quyền.
Tuy chính quyền điều động một lực lượng lớn lên đến hàng trăm công an canh gác mỗi đêm để làm điều gọi là “bảo đảm ổn định trật tự”, nhưng mặt khác không ai khác hơn chính quyền đã dung túng những người cố tình gây phạm pháp, gây kích động, hằn thù và chia rẽ lương giáo.
Xâu chuỗi các sự kiện xảy ra, chúng tôi khẳng định động cơ sâu xa của hành động bao che và xúi giục hành vi gây án nghiêm trọng nói trên là nhằm tạo sức ép lên giáo dân, Giáo hạt và Giáo phận để thực hiện điều được ghi trong các biểu ngữ là kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.
Ý đồ trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu cho thấy chính quyền cố tình che đậy sự thật về thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra và bằng mọi cách ngăn cản sự đấu tranh chính đáng của người dân về vấn đề Formosa.
Từ sự kiện và nhận định trên, chúng tôi bao gồm các linh mục và giáo dân trong Giáo hạt Thuận Nghĩa tuyên bố yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu như sau:
Thứ nhất, chấm dứt ngay sự khủng bố cả tinh thần lẫn vật chất đối với người dân Giáo xứ Song Ngọc.
Thứ hai, chấm dứt những việc làm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong địa bàn Giáo xứ Song Ngọc.
Thứ ba, nghiêm túc điều tra tìm ra thủ phạm tấn công giáo dân những ngày qua và xử lý theo đúng pháp luật.
Thứ tư, đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An phải có kiến nghị với chính phủ để các nạn nhân của thảm họa Formosa thuộc tỉnh Nghệ An được đền bù thỏa đáng.
2.3 Những trường hợp vi phạm tự do tôn giáo tháng 6
Trường hợp vi phạm thứ nhất: Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị ngăn cản quyền tham dự lễ.
Vào sáng ngày 10/6/2017 , tại trụ sở Giáo Hội TW Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy tại xã Long Giang- Chợ Mới- An Giang, chính quyền tỉnh An Giang đã cho công an đủ mọi thành phần rải quân đóng chốt mọi nẻo đường dẫn đến địa điểm tổ chức Đại Lễ kỷ niệm lần thứ 78 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng tôn giáo PGHH.
Theo lời ông Nguyễn Hùng Dũng – Trị Sự Viên Giáo Hội tỉnh An Giang, người địa phương cách trụ sở Trung Ương cho biết , sáng nay khoảng 6h ông đi đến địa điểm lễ đài để tiếp tục hoàn tất lễ đài thì bị nhóm công an không cho ông đi và nói rằng Giáo Hội của mấy ông không được tổ chức lễ này. Ông Dũng phản đối quyết liệt nhưng đành phải trở về.
Trường hợp vi phạm thứ 2: Phu nhân của mục sư Nguyễn Công Chính kêu gọi cộng đồng quan tâm đến tình hình của chồng bà trong tù đang gặp nguy hiểm.
Ngày 7/6/2017, bà Hồng vợ mục sư Nguyễn Công Chính có chuyến thăm nuôi ông tại trại giam Xuân Lộc- Đồng Nai. Theo lời mục sư cho biết ngày 25/5/2017 Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã vào trại giam gặp ông. Trước đó một ngày khi buổi gặp diễn ra, các quản giáo trại giam Xuân Lộc đã cho ông biết trước và bảo ông không được nói bất kì điều gì gây bất lợi cho họ. Tuy vậy nhưng ông không làm theo yêu cầu đó. Khi ông gặp phía Tổng lãnh sự ông trình bày các quản giáo không cho ông nói nhiều trong buổi gặp nhưng ông vẫn cố gắng chia sẽ những điều ông bị bức cung, tra tấn ông trong lao tù. Sau khi buổi gặp gỡ kết thúc ông MS Chính đã đưa đến K1 và bị biệt giam, cách li cho đến bây giờ. Bệnh tình và huyết áp trong cơ thể ông lại dần xấu đi.
Bà Trần Thị Hồng kêu gọi mọi người đặc biệt là các đại sứ quán và các tổ chức tôn giáo quan tâm đến tình trạng của chồng bà – mục sư Nguyễn Công Chính trong chốn lao tù.
Trường hợp vi phạm thứ 3 Hội trưởng Nguyễn Văn Điền – Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy (GHPGHHTT) bị ngăn cản quyền đi lại, sinh hoạt tôn giáo.
Theo Vụ Truyền thông GHPGHHTT cho biết:
Trưa ngày 23/6, hai cán bộ an ninh tỉnh Đồng Tháp gồm: Trung tá Tâm và Thiếu tá Chót đã đến nhà cụ Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT thuộc xã Tân Phước, Lai Vung. Hai cán bộ hỏi thăm việc tổ chức Lễ tưởng niệm cụ Lê Quang Liêm cố Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT như thế nào và ở đâu. Sau đó họ ra về, thì an ninh được tăng cường tại chốt canh giữ nhà cụ Hội Trưởng.
Cách nhà ông Nguyễn Văn Điền khoảng 30 m có chốt an ninh túc trực 24/24, thường thì khoảng 2-3 công an thường phục, giờ đã tăng cường lên khoảng trên dưới 10 người.
Được biết GHPGHHTT và gia đình tổ chức Lễ tưởng niệm thứ 2 năm ngày tạ thế của cụ Lê Quang Liêm cố Hội Trưởng Trung Ương GHPGHH TT, sẽ diễn ra vào sáng 25/6 tại nghĩa trang Phúc An Viên, Quận 9, Sài Gòn.
Cũng theo Vụ Truyền Thông GHPGHHTT, từ đầu năm 2015 đến nay, đã có gần khoảng 40 lần cụ Điền bị an ninh tỉnh Đồng Tháp ngăn chặn không cho cụ đi ra khỏi nhà, mỗi khi trong Đạo có sự kiện.
Điều đáng nói là họ không đưa ra một lý do chính đáng là vì sao lại ngăn cản. Họ chỉ bảo là lệnh cấp trên. GHPGHHTT là một tổ chức hành chánh của PGHH thuộc tổ chức tôn giáo độc lập.
Trường hợp vi phạm thứ 4: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bắt.
Vào lúc 11 giờ ngày 26/6/2017, ông Bùi Văn Trung và hai người con là Bùi Văn Thâm (con trai), Bùi Thị Thắm (con gái, 24 tuổi); hai người cháu ngoại là Trần Thanh Luân (16 tuổi), Nguyễn Lý Tịnh (11 tuổi), là tín đồ PGHH tại An Phú, An Giang, Việt Nam, đã bị công an huyện An Phú bắt.
Đến 15 giờ 45 phút công an cũng đã thả Bùi Thị Thắm, Trần Thanh Luân và Nguyễn Lý Tịnh. Luân cho biết khi họ bắt ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, công an đã còng tay hai người. Gia đình ông Trung vẫn bị công an ngăn chặn không cho họ ra khỏi nhà.
Hai cha con của ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm đều là cựu tù nhân lương tâm. Bùi Văn Thâm bị bắt vào tháng 7/2012 và bị kết án tù 30 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ”, ông Bùi Văn Trung bị bắt vào tháng 10/2012 và bị kết án tù 04 năm cùng với tội danh của Bùi Văn Thâm. Việc hai cha con bị bắt vào năm 2012 đều có liên quan đến việc ông Bùi Văn Trung thành lập đạo tràng PGHH để khuyến khích người dân tu học theo giáo lý chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng lại không ghi danh với Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà cầm quyền Việt Nam dựng lên.
Đến 18 giờ cùng ngày có người dân thấy ông Bùi Văn Trung bị còng tay tại công an huyện An Phú và đưa lên một xe bích bùng, có khả năng ông bị đưa đi giam một nơi khác. Gia đình ông Trung vẫn còn bị bao vây và ngăn chặn ra khỏi nhà. Bùi Văn Thâm không biết bị giam giử ở đâu.
Sáng ngày 27/6/2017 vào lúc 10 giờ, công an huyện An Phú đã gởi thông báo tạm giữ ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm để điều tra với tội danh “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ”. Ông Bùi Văn Trung cũng đã có thư gởi cho gia đình mời luật sư cho ông.
Trường hợp vi phạm thứ 5: Một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế bị cấm xuất cảnh.
Chiều ngày 27.06.2017, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong ra phi trường Nội Bài để làm thủ tục sang Úc nhưng đã bị an ninh phi trường Nội Bài ngăn chặn, cấm xuất cảnh.
Biên bản về việc dừng xuất nhập cảnh do an ninh cửa khẩu phi trường Nội Bài lập lúc 17 giờ 10 nêu lý do không cho cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong xuất cảnh “Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn trật tự xã hội”.
Được biết, cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế sinh năm 1970. Chịu chức linh mục năm 2005 và hiện thuộc Cộng đoàn DCCT Hà Nội, Thái Hà.
Cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhiều người biết đến qua tiếng nói ngôn sứ trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà hồi năm 2008, cách riêng trong các bài giảng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoàn bình vào lúc 20 giờ, các Chúa Nhật cuối tháng tại nhà thờ Thái Hà trong những năm gần đây
Nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng truyền thông, các hội đoàn đấu tố, bôi nhọ, chụp mũ cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong vì ngài nói lên những vấn đề của dất nước ngày nay.
Việc nhà cầm quyền Việt Nam không cho cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong cũng như nhiều công dân Việt Nam khác xuất cảnh cho thấy vấn đề vi phạm nhân quyền, cụ thể là việc vi phạm quyền tự do đi lại của người dân của nhà cầm quyền Việt Nam một cách trắng trợn.
Trường hợp vi phạm thứ 6: Các tu sĩ Thiên An bị đánh “bầm tím mặt”
Sáng nay, nhiều tu sĩ Thiên An ở Huế đã bị đánh “bầm tím mặt’ bởi một số cán bộ và phụ nữ. Đây là hành động xúc phạm đến người Công giáo.
Theo đó, giới chức Huế đã huy động hơn 200 người gồm các cán bộ và phụ nữ đến hạ một cây Thánh giá bên trong khuôn viên đan viện xuống.
Trong quá trình tháo gỡ không dựa trên bất kỳ điều khoản luật pháp nào, họ còn đánh một số tu sĩ “bầm tím mặt”. Theo niềm tin của người Công giáo, việc đánh đập các tu sĩ, linh mục là mắc tội phạm thánh.
Đan viện Thiên An là điểm nóng trong thời gian gần đây, bởi giới chức trách Huế đang tìm cách chiếm được phần đất hơn 100 hécta mà đan viện khẳng định có chủ quyền và đủ chứng cứ pháp lý, ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Cây thánh giá có tượng Chúa Giêsu bị hạ xuống nói trên, là cây thánh giá đã bị người của giới chức trách đập vỡ vài năm trước đó.
3.1 Những điểm tích cực trong việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo
– Một số địa phương trên cả nước được tạo điều kiện tổ chức các sinh hoạt đời sống tôn giáo, được đảm bảo về tình hình an ninh trật tự trong mỗi dịp lễ hội.
– Các cuộc gặp gỡ giữa Ban tôn giáo chính phủ với các lãnh đạo tôn giáo thường xuyên được diễn ra trong tinh thần cởi mở, lắng nghe nhau.
– Sự kiện giao lưu tôn giáo được diễn ra thường xuyên, các phái đoàn tôn giáo quốc tế đến Việt Nam được tạo điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ các tín đồ. Như sự kiện ngày 25/5, Hiệu trưởng Đại học International Catholic University (ICU) tại Băng-cốc Thái Lan và đại diện Liên Dòng nữ Đaminh Quốc tế đến thăm trường Trung cấp nghề Hòa Bình tỉnh Đồng Nai.
Tiếp đó, ngày 27/05/2017, đại diện chức sắc Phật giáo 5 Quốc gia: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam đã đến thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang cùng giao lưu hữu nghị về Phật giáo, đoàn kết láng giềng Mê Kông. Tham dự giao lưu có ông Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang và đại diện Chính quyền tỉnh Kiên Giang.
3.2 Những hạn chế trong việc thúc đẩy quyền tự do tôn giáo cho người dân.
– Chính phủ vẫn còn cứng nhắc trong việc tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tự do cho những nhóm tôn giáo nhỏ, lẻ (chưa được nhà nước công nhận) việc công nhận cũng gặp nhiều rắc rối với chính quyền. Chính vì lẽ đó mâu thuẫn giữa các tín đồ tôn giáo này với các cơ quan trực thuộc chính phủ vẫn diễn ra thường xuyên.
– Các tù nhân tôn giáo chưa được thực thi quyền tôn giáo của mình trong trại giam.
– Một số linh mục của giáo phận Vinh thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa, bị tẩy chay như cha Đặng Hữu Nam và cha Nguyễn Đình Thục. Chính quyền gián tiếp tiếp tay cho một số bà con lương dân xúc phạm các linh mục đẩy mâu thuẫn tôn giáo trở nên căng thẳng.
– Tình trạng ngăn cản quyền tự do đi lại của các chức sắc tôn giáo vẫn tái diễn.
– Đề nghị các cơ quan trực thuộc chính phủ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của công dân. Tôn trọng quyền tự do biểu đạt tôn giáo của công dân.
– Ngăn chặn những hành vi xúc phạm tôn giáo, gây mâu thuẫn tôn giáo để không ảnh hưởng đến “khối đại đoàn kết dân tộc”.
– Các cơ quan trực thuộc chính phủ có trách nhiệm thực thi theo đúng điều 24 Hiến pháp quy định về tự do tôn giáo, đặc biệt các cơ sở tôn giáo phải được bảo hộ. Cần nghiêm trị những hành vi xúc phạm vu khống các chức sắc tôn giáo và bảo vệ những di sản, di tích tôn giáo.