Đài Á châu Tự do, ngày22/5/2017
Trong một tuyên bố được coi là khá bất ngờ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được”.
Nhận định này được Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đưa ra tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm 21/5 về dự thảo luật sửa đổi Luật Thuỷ Sản Việt Nam.
Những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho thấy mức độ tàn phá môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra là rất lớn, và đến nay vẫn chưa hồi phục được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, được báo Người Lao Động trích dẫn: “Việt Nam với chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, phạm vi ngư trường hàng triệu km2, tiềm năng nghề cá rất lớn nên mới được gọi là “biển bạc”. Nhưng hiện nay, ô nhiễm môi trường là một nguy cơ hiện hữu, nếu không có quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thì sẽ không xử lý được tức thời.”
Nhận mạnh sự cần thiết của nguồn quỹ này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: ”Chẳng hạn ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được.”
Cũng tại phiên thảo luận ở Quốc hội về Luật Thủy Sản, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu lên một thực tế đáng báo động rằng “thuỷ sản nước ta đang bị cạn kiệt, chính vì vậy ngư dân ta đi đánh bắt ở nước ngoài rất nhiều”.
Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội thì cho rằng: “Chúng ta nói “rừng vàng, biển bạc”, nhưng khi đề cập đến luật rừng, luật biển thì lại đề cập hết sức đơn giản. Ông cho rằng các quy định cấm trong luật còn quá chung chung, chưa có gì rõ ràng.”
Tưởng cũng xin được nhắc lại, nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ tại khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đã thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt vào tháng 4/2016 tại bốn tỉnh miền Trung; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Formosa đã nhận trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho phía Việt Nam một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ.
Trong suốt một năm qua, nhiều cuộc biểu tình lớn của dân chúng các tỉnh miền Trung đã liên tục xảy ra, đòi bồi thường thiệt hại và đóng cửa nhà máy Formosa.
Tuy nhiên, trong một quyết định mới nhất, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và xưởng luyện thép.
May 25, 2017
Để tái tạo môi trường biển miền Trung phải cần số tiền khổng lồ!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đài Á châu Tự do, ngày22/5/2017
Trong một tuyên bố được coi là khá bất ngờ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được”.
Nhận định này được Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đưa ra tại phiên thảo luận của Quốc hội hôm 21/5 về dự thảo luật sửa đổi Luật Thuỷ Sản Việt Nam.
Những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho thấy mức độ tàn phá môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra là rất lớn, và đến nay vẫn chưa hồi phục được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, được báo Người Lao Động trích dẫn: “Việt Nam với chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, phạm vi ngư trường hàng triệu km2, tiềm năng nghề cá rất lớn nên mới được gọi là “biển bạc”. Nhưng hiện nay, ô nhiễm môi trường là một nguy cơ hiện hữu, nếu không có quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản thì sẽ không xử lý được tức thời.”
Nhận mạnh sự cần thiết của nguồn quỹ này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: ”Chẳng hạn ở 4 tỉnh miền Trung, phục hồi tái tạo môi trường biển cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được.”
Cũng tại phiên thảo luận ở Quốc hội về Luật Thủy Sản, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu lên một thực tế đáng báo động rằng “thuỷ sản nước ta đang bị cạn kiệt, chính vì vậy ngư dân ta đi đánh bắt ở nước ngoài rất nhiều”.
Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội thì cho rằng: “Chúng ta nói “rừng vàng, biển bạc”, nhưng khi đề cập đến luật rừng, luật biển thì lại đề cập hết sức đơn giản. Ông cho rằng các quy định cấm trong luật còn quá chung chung, chưa có gì rõ ràng.”
Tưởng cũng xin được nhắc lại, nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ tại khu công nghiệp Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đã thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt vào tháng 4/2016 tại bốn tỉnh miền Trung; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Formosa đã nhận trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho phía Việt Nam một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ.
Trong suốt một năm qua, nhiều cuộc biểu tình lớn của dân chúng các tỉnh miền Trung đã liên tục xảy ra, đòi bồi thường thiệt hại và đóng cửa nhà máy Formosa.
Tuy nhiên, trong một quyết định mới nhất, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Formosa vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và xưởng luyện thép.