Luật sư Thomas Demetrio (trái), luật sư Stephen Golan (giữa) đại diện cho bác sĩ David Đào và con gái ông, cô Crystal Dao Pepper trong buổi họp báo tại Chicago, Illinois ngày 13 tháng 4 năm 2017.
RFA | 17.04.2017
Chức năng gọi và nghe truyền thống không còn là hạng mục yêu cầu đầu tiên đối với một khách hàng khi muốn sắm chiếc điện thoại mới, mà thay vào đó, là ghi âm, quay phim, chụp ảnh. Cùng với những điều kiện kỹ thuật, mạng xã hội đã góp phần giúp cho người sử dụng điện thoại có một quyền lực tạm gọi là “dân chủ hoá thông tin” gần như không có giới hạn về không gian và thời gian.
Từ chuyện xứ người …
Câu chuyện đáng tiếc xảy giữa vị hành khách người Mỹ gốc Việt và hãng hàng không United Airlines chính là ví dụ mới nhất về chức năng tối ưu của điện thoại thông minh, quyền lực của mạng xã hội, và cách “Những kẻ tuýt còi”, cách gọi hài hước của tờ AP, phơi bày sự việc trong thời đại truyền thông xã hội (social media).
Có lẽ khi vị bác sĩ người Mỹ gốc Việt, ông David Dao chưa kịp ra khỏi chuyến bay “không thể quên” trong đời ông thì đoạn video do hành khách trên chuyến bay đó ghi lại cảnh ông bị những viên an ninh sân bay kéo lê ra khỏi ghế ngồi vì lý do “overbooked” đã lan truyền ra khắp thế giới.
Và cũng có lẽ, khi tinh thần và cơ thể của vị bác sĩ vẫn còn đang đau nhức thì giá cổ phiếu của hãng United Airlines đã rớt xuống 3%, nghĩa là số tiền hãng này mất trắng gấp triệu lần con số $800 USD mà họ bắt buộc khách hàng phải nhận bồi thường vì luật overbooking của hàng không.
Hãng tin AP nhắc lại câu chuyện khác, khoảng hai tháng trước, hãng taxi Uber phải đối diện với khủng hoảng sau khi một đoạn video được tung lên mạng xã hội cho thấy ông Giám đốc điều hành, Travis Kalanick đang tranh cãi rất gay gắt với tài xế của hãng. Nội dung được hãng tin Bloomberg trích lại rằng khi vị Giám đốc nghe những lời phàn nàn về nguồn thu nhập khi làm việc cho Uber ngày càng khó khăn, ông đã tuyên bố đây là điều cần thiết cho cạnh tranh và chỉ trích lại người lái xe “không biết tự lo cho bản thân”.
Comcast, hãng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nổi tiếng của Mỹ cũng từng phải vất vả vì một kỹ thuật viên của Comcast đã được ghi hình lại trong lúc đang ngủ trên ghế khách hàng, và băng ghi âm một khách hàng đang cố gắng để được từ bỏ dịch vụ Comcast.
Công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới FedEx cũng phải đối diện trực tiếp với khách hàng sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy nhân viên lái xe của hãng này bất cẩn ném gói hàng là một màn hình máy tính trước cổng nhà nơi cần giao.
Trong bài phân tích của hãng AP, tác giả cho biết thêm ngoài lĩnh vực doanh nghiệp, các đoạn phim ghi lại từ điện thoại thông minh về tình trạng bạo hành của cảnh sát đã dẫn đến các cuộc biểu tình và cơ quan điều tra phải vào cuộc.
Đây chính là những trường hợp có thể tìm thấy hàng ngày trên trang cá nhân của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
… cho đến chuyện xứ mình
Người dân quay phim, chụp ảnh trong buổi biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội hôm 1/5/2016. AFP photo
Công khai, minh bạch thông tin, nhanh và chính xác chính là mục đích của những người làm truyền thông tự do và người đấu tranh trong nước.
Kể từ khi xảy ra ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, người theo dõi mạng xã hội luôn được cập nhật nhanh chóng và trung thực những sự việc xảy ra liên quan đến thảm hoạ này.
Bạch Hồng Quyền, một trong những người khai thác triệt để mạng xã hội để dân chủ hoá thông tin cho biết người làm truyền thông độc lập luôn có mặt ở những sự kiện lớn. Và mục đích của họ là làm rõ những điều mà truyền thông chính thống nhà nước không nói hoặc nói sai lệch.
“Chúng tôi, những người làm truyền thông độc lập sẽ quyết tâm cố gắng đưa những sự thực để tất cả mọi người trên thế giới biết chính quyền này luôn luôn tìm cách bưng bít thông tin cũng như tìm cách cho những người đưa thông tin tự do ngôn luận ra quốc tế để cầm tù họ.”
Nếu chiếc điện thoại ngày nay chỉ trung thành với chức năng nghe và gọi, thì thế giới sẽ không biết đến hình ảnh bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang bị xe ủi đất cán qua người khi tham gia biểu tình chống cưỡng chế đất ở Hải Dương ngày 10 tháng 7 năm 2016.
Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của mạng xã hội Formosa xả thải, biển miền Trung bị bất tử, ngư dân bị tước đoạt kế sinh nhai, thanh niên phải bỏ quê sang xứ khác làm ăn, người lên tiếng bị cầm tù, người biểu tình bị đàn áp…sẽ không thể đến với các tổ chức nhân quyền thế giới một cách nhanh chóng.
Do đó, hành vi bắt bớ, đánh đập, ngăn cản mà lực lượng an ninh, công an áp dụng đối với người dân đã không thể che dấu được. Đó chính là mục đích của người đưa thông tin đến cho mọi người mà Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm muốn nói đến:
“Là một tiếng nói hết sức cần thiết để chuyển tải thông tin hết sức trung thực, khách quan để cho người dân Việt Nam trong và ngoài nước biết được sự thật về thảm hoạ Formosa gây ra cho miền Trung cho dân tộc Việt Nam, mà truyền thông nhà nước không dám nói tới hoặc nói sai sự thật.”
Và cách giải quyết tình huống
Bị can Võ Văn Minh ôm con trai của mình ngay trong toà án. Courtesy of thanhnien.vn
Hãng tin AP trích lời của Giáo sư Paul Argenti, giáo sư truyền thông doanh nghiệp tại trường kinh tế Tuck của Dartmouth chia sẻ rằng một khi đoạn video xuất hiện ở ngay nơi xảy ra sự việc, điều tốt nhất mà các tổ chức cá nhân có liên quan cần phải làm là thật nhanh chóng đưa ra hành động để công chúng có một cái nhìn tốt đẹp hơn.
Đó là lời khuyên ông đưa ra cho các doanh nghiệp lớn khi gặp phải scandal. Vụ án “con ruồi 500 triệu” của Tân Hiệp Phát là một ví dụ.
Đoạn video bị can Võ Văn Minh ôm con trai của mình ngay trong toà án được tung lên mạng xã hội chẳng khác nào “một lời chia tay” của người tiêu dùng dành cho Tân Hiệp Phát. Nếu Tân Hiệp Phát có cách xử lý khủng hoảng theo như lời giáo sư Paul Argenti thì sự tức giận của người dân có lẽ sẽ được giảm đi?
Nếu ông Chủ tịch Oscar Munoz của hãng United Airlines mau chóng đưa ra lời xin lỗi hợp lý (tuy là muộn) thì có lẽ sẽ không có quá nhiều thẻ thành viên của hãng bay này bị cắt bỏ.
Hãng AP đưa ra cách chơi chữ rất thú vị từ câu chuyện của nhạc sĩ Dave Carroll năm 2009. Vị nhạc sĩ này phát hiện cây đàn yêu quí của ông bị hỏng trong một chuyến bay. Sau khi khiếu nại, hãng máy bay này nói rằng ông không có đủ điều kiện để được bồi thường. Để thể hiện tâm trạng không vui của mình, nhạc sĩ Carroll đã sáng tác và tự hát tặng ông ca khúc “United Breaks Guitars” (tạm dịch Hãng United làm hư đàn). Video được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh của hãng máy bay này, và trở thành một nghiên cứu kinh điển cho tình huống kinh doanh và giải quyết khủng hoảng.
Rất tiếc là 8 năm sau, hãng United vẫn không học được bài học này.
Và ông Richard Levick, một chuyên gia tư vấn xử lý khủng hoảng cũng rất khôi hài khi ví von “Đó là ‘United Breaks Guitars’ (Hãng United làm gãy đàn), bây giờ là ‘United Breaks People’” (Hãng United làm hành khách bị thương).
April 17, 2017
‘Dân chủ hóa thông tin’ và quyền lực của ‘Người tuýt còi’
by HR Defender • [Human Rights]
Luật sư Thomas Demetrio (trái), luật sư Stephen Golan (giữa) đại diện cho bác sĩ David Đào và con gái ông, cô Crystal Dao Pepper trong buổi họp báo tại Chicago, Illinois ngày 13 tháng 4 năm 2017.
RFA | 17.04.2017
Chức năng gọi và nghe truyền thống không còn là hạng mục yêu cầu đầu tiên đối với một khách hàng khi muốn sắm chiếc điện thoại mới, mà thay vào đó, là ghi âm, quay phim, chụp ảnh. Cùng với những điều kiện kỹ thuật, mạng xã hội đã góp phần giúp cho người sử dụng điện thoại có một quyền lực tạm gọi là “dân chủ hoá thông tin” gần như không có giới hạn về không gian và thời gian.
Từ chuyện xứ người …
Câu chuyện đáng tiếc xảy giữa vị hành khách người Mỹ gốc Việt và hãng hàng không United Airlines chính là ví dụ mới nhất về chức năng tối ưu của điện thoại thông minh, quyền lực của mạng xã hội, và cách “Những kẻ tuýt còi”, cách gọi hài hước của tờ AP, phơi bày sự việc trong thời đại truyền thông xã hội (social media).
Có lẽ khi vị bác sĩ người Mỹ gốc Việt, ông David Dao chưa kịp ra khỏi chuyến bay “không thể quên” trong đời ông thì đoạn video do hành khách trên chuyến bay đó ghi lại cảnh ông bị những viên an ninh sân bay kéo lê ra khỏi ghế ngồi vì lý do “overbooked” đã lan truyền ra khắp thế giới.
Và cũng có lẽ, khi tinh thần và cơ thể của vị bác sĩ vẫn còn đang đau nhức thì giá cổ phiếu của hãng United Airlines đã rớt xuống 3%, nghĩa là số tiền hãng này mất trắng gấp triệu lần con số $800 USD mà họ bắt buộc khách hàng phải nhận bồi thường vì luật overbooking của hàng không.
Hãng tin AP nhắc lại câu chuyện khác, khoảng hai tháng trước, hãng taxi Uber phải đối diện với khủng hoảng sau khi một đoạn video được tung lên mạng xã hội cho thấy ông Giám đốc điều hành, Travis Kalanick đang tranh cãi rất gay gắt với tài xế của hãng. Nội dung được hãng tin Bloomberg trích lại rằng khi vị Giám đốc nghe những lời phàn nàn về nguồn thu nhập khi làm việc cho Uber ngày càng khó khăn, ông đã tuyên bố đây là điều cần thiết cho cạnh tranh và chỉ trích lại người lái xe “không biết tự lo cho bản thân”.
Comcast, hãng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nổi tiếng của Mỹ cũng từng phải vất vả vì một kỹ thuật viên của Comcast đã được ghi hình lại trong lúc đang ngủ trên ghế khách hàng, và băng ghi âm một khách hàng đang cố gắng để được từ bỏ dịch vụ Comcast.
Công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới FedEx cũng phải đối diện trực tiếp với khách hàng sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy nhân viên lái xe của hãng này bất cẩn ném gói hàng là một màn hình máy tính trước cổng nhà nơi cần giao.
Trong bài phân tích của hãng AP, tác giả cho biết thêm ngoài lĩnh vực doanh nghiệp, các đoạn phim ghi lại từ điện thoại thông minh về tình trạng bạo hành của cảnh sát đã dẫn đến các cuộc biểu tình và cơ quan điều tra phải vào cuộc.
Đây chính là những trường hợp có thể tìm thấy hàng ngày trên trang cá nhân của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
… cho đến chuyện xứ mình
Người dân quay phim, chụp ảnh trong buổi biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội hôm 1/5/2016. AFP photo
Công khai, minh bạch thông tin, nhanh và chính xác chính là mục đích của những người làm truyền thông tự do và người đấu tranh trong nước.
Kể từ khi xảy ra ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, người theo dõi mạng xã hội luôn được cập nhật nhanh chóng và trung thực những sự việc xảy ra liên quan đến thảm hoạ này.
Bạch Hồng Quyền, một trong những người khai thác triệt để mạng xã hội để dân chủ hoá thông tin cho biết người làm truyền thông độc lập luôn có mặt ở những sự kiện lớn. Và mục đích của họ là làm rõ những điều mà truyền thông chính thống nhà nước không nói hoặc nói sai lệch.
“Chúng tôi, những người làm truyền thông độc lập sẽ quyết tâm cố gắng đưa những sự thực để tất cả mọi người trên thế giới biết chính quyền này luôn luôn tìm cách bưng bít thông tin cũng như tìm cách cho những người đưa thông tin tự do ngôn luận ra quốc tế để cầm tù họ.”
Nếu chiếc điện thoại ngày nay chỉ trung thành với chức năng nghe và gọi, thì thế giới sẽ không biết đến hình ảnh bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang bị xe ủi đất cán qua người khi tham gia biểu tình chống cưỡng chế đất ở Hải Dương ngày 10 tháng 7 năm 2016.
Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của mạng xã hội Formosa xả thải, biển miền Trung bị bất tử, ngư dân bị tước đoạt kế sinh nhai, thanh niên phải bỏ quê sang xứ khác làm ăn, người lên tiếng bị cầm tù, người biểu tình bị đàn áp…sẽ không thể đến với các tổ chức nhân quyền thế giới một cách nhanh chóng.
Do đó, hành vi bắt bớ, đánh đập, ngăn cản mà lực lượng an ninh, công an áp dụng đối với người dân đã không thể che dấu được. Đó chính là mục đích của người đưa thông tin đến cho mọi người mà Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm muốn nói đến:
“Là một tiếng nói hết sức cần thiết để chuyển tải thông tin hết sức trung thực, khách quan để cho người dân Việt Nam trong và ngoài nước biết được sự thật về thảm hoạ Formosa gây ra cho miền Trung cho dân tộc Việt Nam, mà truyền thông nhà nước không dám nói tới hoặc nói sai sự thật.”
Và cách giải quyết tình huống
Bị can Võ Văn Minh ôm con trai của mình ngay trong toà án. Courtesy of thanhnien.vn
Hãng tin AP trích lời của Giáo sư Paul Argenti, giáo sư truyền thông doanh nghiệp tại trường kinh tế Tuck của Dartmouth chia sẻ rằng một khi đoạn video xuất hiện ở ngay nơi xảy ra sự việc, điều tốt nhất mà các tổ chức cá nhân có liên quan cần phải làm là thật nhanh chóng đưa ra hành động để công chúng có một cái nhìn tốt đẹp hơn.
Đó là lời khuyên ông đưa ra cho các doanh nghiệp lớn khi gặp phải scandal. Vụ án “con ruồi 500 triệu” của Tân Hiệp Phát là một ví dụ.
Đoạn video bị can Võ Văn Minh ôm con trai của mình ngay trong toà án được tung lên mạng xã hội chẳng khác nào “một lời chia tay” của người tiêu dùng dành cho Tân Hiệp Phát. Nếu Tân Hiệp Phát có cách xử lý khủng hoảng theo như lời giáo sư Paul Argenti thì sự tức giận của người dân có lẽ sẽ được giảm đi?
Nếu ông Chủ tịch Oscar Munoz của hãng United Airlines mau chóng đưa ra lời xin lỗi hợp lý (tuy là muộn) thì có lẽ sẽ không có quá nhiều thẻ thành viên của hãng bay này bị cắt bỏ.
Hãng AP đưa ra cách chơi chữ rất thú vị từ câu chuyện của nhạc sĩ Dave Carroll năm 2009. Vị nhạc sĩ này phát hiện cây đàn yêu quí của ông bị hỏng trong một chuyến bay. Sau khi khiếu nại, hãng máy bay này nói rằng ông không có đủ điều kiện để được bồi thường. Để thể hiện tâm trạng không vui của mình, nhạc sĩ Carroll đã sáng tác và tự hát tặng ông ca khúc “United Breaks Guitars” (tạm dịch Hãng United làm hư đàn). Video được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh của hãng máy bay này, và trở thành một nghiên cứu kinh điển cho tình huống kinh doanh và giải quyết khủng hoảng.
Rất tiếc là 8 năm sau, hãng United vẫn không học được bài học này.
Và ông Richard Levick, một chuyên gia tư vấn xử lý khủng hoảng cũng rất khôi hài khi ví von “Đó là ‘United Breaks Guitars’ (Hãng United làm gãy đàn), bây giờ là ‘United Breaks People’” (Hãng United làm hành khách bị thương).