Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày 7/12 để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng.
RFA | 07.12.2016
Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày hôm nay để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng. Số người biểu tình này cũng là giáo dân xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh.
Linh mục Phê rô Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa trên địa bàn xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết nguyên nhân giáo dân biểu tình:
“Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em.
Một lý do nữa thì người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên… Dân không tán đồng cách làm của họ (cơ quan chức năng) nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”
Linh mục Phê rô Mai Xuân Ái cũng cho biết số lượng tham gia, địa điểm biểu tình và phía chức năng làm việc với người dân:
“Trẻ có, già có. Tất cả trẻ em đều nghỉ học để tham gia. Số lượng chừng trên 2 ngàn người. Tổng số giáo dân của xứ chừng 3 ngàn rưỡi, trừ đi những người ở nhà và những người đi lao động ở phương xa. Họ đến tại Nhà Văn hóa Thôn. Họ sợ giáo dân đi ra đường nên họ xin đến đó để gặp. Cơ quan chức năng có chủ tịch huyện, cán bộ huyện, công an, bộ đội; chủ tịch xã cũng có ra. Khi tập trung được dân ở đó rồi họ cũng chỉ hứa như vậy thôi.”
Theo ghi nhận thì nhiều người dân biểu tình mang những biểu ngữ phản đối như ‘hủy hoại môi trường là tội ác’, ‘yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng’, ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’.
Hồi tháng 6 vừa qua, công ty Formosa có vốn đầu tư Đài Loan, đóng tại tỉnh Hà Tĩnh đã đứng ra nhận trách nhiệm xả hóa chất độc hại ra biển khiến hải sản chết hằng loạt, hủy hoại môi trường biển dọc ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ở miền Trung Việt Nam. Đồng thời cam kết với chính phủ Hà Nội đền bù 500 triệu đô la.
Hôm 29 tháng 9, chính phủ đã ra quyết định bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nguồn kinh phí được lấy từ khoản tiền 500 triệu đô la mà Formosa trả cho Việt Nam.
December 8, 2016
Hơn 2.000 ngư dân biểu tình phản đối Formosa bồi thường không công bằng
by HR Defender • [Human Rights]
Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày 7/12 để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng.
RFA | 07.12.2016
Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày hôm nay để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng. Số người biểu tình này cũng là giáo dân xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh.
Linh mục Phê rô Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa trên địa bàn xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết nguyên nhân giáo dân biểu tình:
“Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em.
Một lý do nữa thì người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên… Dân không tán đồng cách làm của họ (cơ quan chức năng) nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”
Linh mục Phê rô Mai Xuân Ái cũng cho biết số lượng tham gia, địa điểm biểu tình và phía chức năng làm việc với người dân:
“Trẻ có, già có. Tất cả trẻ em đều nghỉ học để tham gia. Số lượng chừng trên 2 ngàn người. Tổng số giáo dân của xứ chừng 3 ngàn rưỡi, trừ đi những người ở nhà và những người đi lao động ở phương xa. Họ đến tại Nhà Văn hóa Thôn. Họ sợ giáo dân đi ra đường nên họ xin đến đó để gặp. Cơ quan chức năng có chủ tịch huyện, cán bộ huyện, công an, bộ đội; chủ tịch xã cũng có ra. Khi tập trung được dân ở đó rồi họ cũng chỉ hứa như vậy thôi.”
Theo ghi nhận thì nhiều người dân biểu tình mang những biểu ngữ phản đối như ‘hủy hoại môi trường là tội ác’, ‘yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng’, ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’.
Hồi tháng 6 vừa qua, công ty Formosa có vốn đầu tư Đài Loan, đóng tại tỉnh Hà Tĩnh đã đứng ra nhận trách nhiệm xả hóa chất độc hại ra biển khiến hải sản chết hằng loạt, hủy hoại môi trường biển dọc ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế ở miền Trung Việt Nam. Đồng thời cam kết với chính phủ Hà Nội đền bù 500 triệu đô la.
Hôm 29 tháng 9, chính phủ đã ra quyết định bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nguồn kinh phí được lấy từ khoản tiền 500 triệu đô la mà Formosa trả cho Việt Nam.