Nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Lê Hồng Hà.
RFA | 16.11.2016
Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Lê Hồng Hà vừa qua đời hôm ngày 15 tháng 11 năm 2016 tại Hà nội, thọ 90 tuổi.
Hoạt động phản biện đảng cộng sản
Ông Lê Hồng Hà từng giữ chức vụ chánh văn phòng Bộ Công an Việt Nam từ năm 1958. Sau đó ông đã có những hoạt động phản biện chính đảng cộng sản của ông và đã từng bị ra tòa do đảng tổ chức.
Hai nhà hoạt động bất đồng chính kiến là ông Hà Sĩ Phu, và Phạm Chí Dũng nói về ông Lê Hồng Hà với Kính Hòa trong bài viết sau đây:
Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến cùng trang lứa với ông Lê Hồng Hà nhớ lại:
Có thể nói rằng về mặt phản bác chủ nghĩa Mác Lê Nin về mặt lý luận, ông Lê Hồng Hà là người rất sớm, sớm hơn tôi, đồng thời với ông Nguyễn Kiến Giang.
-Hà Sĩ Phu
“Ông ấy vào đảng rất sớm, theo con đường cộng sản này rất sớm. Năm 1946 đã vào đảng, năm nay đã 90 tuổi rồi. Một bậc lão thành cộng sản, đã là đảng viên mà còn lại là công an. Thế mà cuối cùng rất là bất ngờ, ông ấy bắt đầu phản biện từ rất lâu. Ngay từ vụ xét lại chống đảng, đã cùng ông Lê Nguyễn Trung Thành, yêu cầu đảng đưa ra công khai để minh oan. Có thể nói rằng về mặt phản bác chủ nghĩa Mác Lê Nin về mặt lý luận, ông Lê Hồng Hà là người rất sớm, sớm hơn tôi, đồng thời với ông Nguyễn Kiến Giang.”
Ông Hà Sĩ Phu, cùng với ông Lê Hồng Hà và ông Nguyễn Kiến Giang bị ra tòa trong một vụ án chính trị vào năm 1995-1996. Các ông bị kết tội làm lộ bí mật nhà nước, vì đã lan truyền một bức thư công khai của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Theo ông Hà Sĩ Phu thì ông Lê Hồng Hà thuộc thế hệ sớm nhất những người chống lại ý thức hệ của đảng cộng sản tại Việt Nam. Nhưng theo ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài Gòn thì không chắc là ông Lê Hồng Hà chống lại đảng của ông:
“Không nên suy diễn như bên đảng và công an rằng ông Lê Hồng Hà mắc tội chống đảng. Đó là một cụm từ rất trừu tượng, là một cái cớ rất thường dùng, được bên công an qui chụp cho những người bất đồng chính kiến. Ông Lê Hồng Hà thực chất chỉ là một người bất đồng chính kiến, tôi không cho là ông ấy có một ý thức về việc chống đảng. Bây giờ ông ấy có sống lại mà trả lời phỏng vấn thì tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ không xác nhận rằng hồi đó ông ấy chống đảng. Mà ông ấy bất đồng chính kiến với đảng, mong đảng thay đổi, để cho dân tộc tốt đẹp hơn.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng từ là đảng viên cộng sản, làm việc trong ngành nội chính của đảng trước khi từ bỏ đảng, trở thành một trong những tiếng nói đối lập tại Việt Nam.
Không có tài liệu nào nói rằng ông Lê Hồng Hà có bỏ đảng hay không, nhưng cả hai ông Hà Sĩ Phu và Phạm Chí Dũng đều chắc chắn một điều là ông Hà phải bị khai trừ khỏi đảng trước khi bị đem ra xét xử ở các phiên tòa do đảng tổ chức.
Cảm hứng cho thế hệ sau
Điểm lại những hoạt động đối kháng về tư tưởng ở Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cho rằng những người phản kháng là đảng viên cộng sản thường là bắt đầu bằng những kiến nghị cho chính đảng của họ:
Khi bị trù dập thì họ chuyển từ hình thức góp ý kiến nghị, sang hình thức phản kháng, viết văn thư và văn bản phản kháng.
-Phạm Chí Dũng
“Khi bị trù dập thì họ chuyển từ hình thức góp ý kiến nghị, sang hình thức phản kháng, viết văn thư và văn bản phản kháng. Chuyển từ hình thức lưu truyền văn thư phản kháng theo qui định trong nội bộ, theo thủ tục, vượt ra ngoài khuôn khổ nội bộ, và lan truyền cho nhau. Trước khi có internet thì họ thường photo, những bài viết này bài viết kia, chuyền tay cho nhau.”
Một trong những ví dụ tiêu biểu cho sự phản kháng theo hình thức này là sự ra đời của một tờ báo mang tên Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ vào những năm 1980. Theo ông Phạm Chí Dũng thì còn có một vụ án chính trị khác mang tên Người Sài Gòn, vào năm 1997, trong đó một số đảng viên cũng cho lan truyền những tài liệu phản khác như thế.
Với vị trí là một người làm công tác nội chính của đảng, trước kia ông Phạm Chí Dũng đã từng tiếp xúc với nhiều hồ sơ của những người bất đồng chí kiến, trong đó có hồ sơ của đại tá công an Lê Hồng Hà:
“Lúc đó tôi rất ngạc nhiên là những người như ông Lê Hồng Hà, đặc biệt lại xuất thân từ ngành công an, lên tới hàm đại tá công an mà lại có một sự thay đổi về mặt não trạng, về mặt ý thức như vậy, chống lại một ý thức hệ cũ. Điều đó làm cho chúng tôi suy nghĩ rất nhiều.”
Ông Phạm Chí Dũng nói rằng hoạt động của những người như ông Lê Hồng Hà, thế hệ phản kháng đầu tiên, rất có ảnh hưởng đến sự hình thành những hoạt động phản kháng của thế hệ sau, trong đó có ông.
November 16, 2016
Lê Hồng Hà, thế hệ bất đồng chính kiến trước Internet
by HR Defender • [Human Rights]
Nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Lê Hồng Hà.
RFA | 16.11.2016
Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, ông Lê Hồng Hà vừa qua đời hôm ngày 15 tháng 11 năm 2016 tại Hà nội, thọ 90 tuổi.
Hoạt động phản biện đảng cộng sản
Ông Lê Hồng Hà từng giữ chức vụ chánh văn phòng Bộ Công an Việt Nam từ năm 1958. Sau đó ông đã có những hoạt động phản biện chính đảng cộng sản của ông và đã từng bị ra tòa do đảng tổ chức.
Hai nhà hoạt động bất đồng chính kiến là ông Hà Sĩ Phu, và Phạm Chí Dũng nói về ông Lê Hồng Hà với Kính Hòa trong bài viết sau đây:
Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến cùng trang lứa với ông Lê Hồng Hà nhớ lại:
Có thể nói rằng về mặt phản bác chủ nghĩa Mác Lê Nin về mặt lý luận, ông Lê Hồng Hà là người rất sớm, sớm hơn tôi, đồng thời với ông Nguyễn Kiến Giang.
-Hà Sĩ Phu
“Ông ấy vào đảng rất sớm, theo con đường cộng sản này rất sớm. Năm 1946 đã vào đảng, năm nay đã 90 tuổi rồi. Một bậc lão thành cộng sản, đã là đảng viên mà còn lại là công an. Thế mà cuối cùng rất là bất ngờ, ông ấy bắt đầu phản biện từ rất lâu. Ngay từ vụ xét lại chống đảng, đã cùng ông Lê Nguyễn Trung Thành, yêu cầu đảng đưa ra công khai để minh oan. Có thể nói rằng về mặt phản bác chủ nghĩa Mác Lê Nin về mặt lý luận, ông Lê Hồng Hà là người rất sớm, sớm hơn tôi, đồng thời với ông Nguyễn Kiến Giang.”
Ông Hà Sĩ Phu, cùng với ông Lê Hồng Hà và ông Nguyễn Kiến Giang bị ra tòa trong một vụ án chính trị vào năm 1995-1996. Các ông bị kết tội làm lộ bí mật nhà nước, vì đã lan truyền một bức thư công khai của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Theo ông Hà Sĩ Phu thì ông Lê Hồng Hà thuộc thế hệ sớm nhất những người chống lại ý thức hệ của đảng cộng sản tại Việt Nam. Nhưng theo ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài Gòn thì không chắc là ông Lê Hồng Hà chống lại đảng của ông:
“Không nên suy diễn như bên đảng và công an rằng ông Lê Hồng Hà mắc tội chống đảng. Đó là một cụm từ rất trừu tượng, là một cái cớ rất thường dùng, được bên công an qui chụp cho những người bất đồng chính kiến. Ông Lê Hồng Hà thực chất chỉ là một người bất đồng chính kiến, tôi không cho là ông ấy có một ý thức về việc chống đảng. Bây giờ ông ấy có sống lại mà trả lời phỏng vấn thì tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ không xác nhận rằng hồi đó ông ấy chống đảng. Mà ông ấy bất đồng chính kiến với đảng, mong đảng thay đổi, để cho dân tộc tốt đẹp hơn.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng từ là đảng viên cộng sản, làm việc trong ngành nội chính của đảng trước khi từ bỏ đảng, trở thành một trong những tiếng nói đối lập tại Việt Nam.
Không có tài liệu nào nói rằng ông Lê Hồng Hà có bỏ đảng hay không, nhưng cả hai ông Hà Sĩ Phu và Phạm Chí Dũng đều chắc chắn một điều là ông Hà phải bị khai trừ khỏi đảng trước khi bị đem ra xét xử ở các phiên tòa do đảng tổ chức.
Cảm hứng cho thế hệ sau
Điểm lại những hoạt động đối kháng về tư tưởng ở Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cho rằng những người phản kháng là đảng viên cộng sản thường là bắt đầu bằng những kiến nghị cho chính đảng của họ:
Khi bị trù dập thì họ chuyển từ hình thức góp ý kiến nghị, sang hình thức phản kháng, viết văn thư và văn bản phản kháng.
-Phạm Chí Dũng
“Khi bị trù dập thì họ chuyển từ hình thức góp ý kiến nghị, sang hình thức phản kháng, viết văn thư và văn bản phản kháng. Chuyển từ hình thức lưu truyền văn thư phản kháng theo qui định trong nội bộ, theo thủ tục, vượt ra ngoài khuôn khổ nội bộ, và lan truyền cho nhau. Trước khi có internet thì họ thường photo, những bài viết này bài viết kia, chuyền tay cho nhau.”
Một trong những ví dụ tiêu biểu cho sự phản kháng theo hình thức này là sự ra đời của một tờ báo mang tên Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ vào những năm 1980. Theo ông Phạm Chí Dũng thì còn có một vụ án chính trị khác mang tên Người Sài Gòn, vào năm 1997, trong đó một số đảng viên cũng cho lan truyền những tài liệu phản khác như thế.
Với vị trí là một người làm công tác nội chính của đảng, trước kia ông Phạm Chí Dũng đã từng tiếp xúc với nhiều hồ sơ của những người bất đồng chí kiến, trong đó có hồ sơ của đại tá công an Lê Hồng Hà:
“Lúc đó tôi rất ngạc nhiên là những người như ông Lê Hồng Hà, đặc biệt lại xuất thân từ ngành công an, lên tới hàm đại tá công an mà lại có một sự thay đổi về mặt não trạng, về mặt ý thức như vậy, chống lại một ý thức hệ cũ. Điều đó làm cho chúng tôi suy nghĩ rất nhiều.”
Ông Phạm Chí Dũng nói rằng hoạt động của những người như ông Lê Hồng Hà, thế hệ phản kháng đầu tiên, rất có ảnh hưởng đến sự hình thành những hoạt động phản kháng của thế hệ sau, trong đó có ông.