Luật sư Lê Công Định.
RFA | 18.10.2016
Sau khi 506 hồ sơ khởi kiện Formosa của người dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị Tòa Án Thị xã Kỳ Anh trả đơn vào hôm mùng 8 tháng 10, những người đi kiện cho Đài Á Châu Tự Do biết sẽ tiếp tục kháng cáo và khiếu nại. Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Lê Công Định xoay quanh các vấn đề liên quan.
Trả đơn sai luật
Luật sư Lê Công Định nhận định về quyết định của Tòa án Thị xã Kỳ Anh bác các đơn kiện Formosa: Thật ra hai lý do để bác đơn và không thụ lý các đơn kiện của người dân ở Quỳnh Lưu là hoàn toàn sai luật.
Điểm thứ nhất, họ nói không có những chứng cứ, những tài liệu để hỗ trợ cho yêu cầu bồi thường của những nạn nhân ở Quỳnh Lưu, tôi cho rằng điều đó hoàn toàn không đúng. Bởi vì muốn nhận định là có chứng cứ hay không, hoặc là chứng cứ có hợp lệ hay không, hoặc là chứng cứ có hỗ trợ cho yêu cầu đòi bồi thường hay không; tất cả đều phải được giải quyết bởi một phiên tòa được mở ra một cách hợp pháp theo đúng thủ tục tố tụng dân sự, chứ không phải ở giai đoạn chưa được thụ lý mà tòa đã đưa ra một kết luận là “không có đủ chứng cứ, không có đủ tài liệu”. Tôi cho rằng một kết luận như vậy rất vội vàng và không theo đúng Luật Tố tụng Dân sự.
Điểm thứ hai, họ viện dẫn một điều khoản trong Luật Tố tụng Dân sự để nói rằng sự việc này đã được giải quyết bởi một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là Quyết định số 1088 của Thủ tướng Chính phủ, tôi cho rằng điều này cũng hoàn toàn sai vì quyết định đó không giải quyết vấn đề yêu cầu bồi thường cùng một vấn đề mà người dân đang kiện. Người dân đang đòi Formosa phải bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế của họ được tính toán một cách chi tiết và cụ thể trong đơn khởi kiện, trong khi quyết định 1088 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đưa ra một cái khung, một mức bồi thường tổng quát cho mọi vấn đề, cho mọi đối tượng thì không giải quyết trực tiếp yêu cầu bồi thường của nạn nhân; vậy làm sao bảo đó là một quyết định của một cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết rồi vấn đề mà người dân đi kiện. Cho nên viện dẫn ra quyết định đó cũng không đúng về phương diện pháp lý.
Do đó, tôi thấy rằng cả hai lý do mà tòa án nêu ra để bác đơn và không thụ lý đơn của các nạn nhân ở Quỳnh Lưu là hoàn toàn sai pháp luật.
Hòa Ái: Hòa Ái có trao đổi với những người dân đi kiện ở Quỳnh Lưu. Họ nói không đồng ý với lời giải thích của Tòa án Hà Tĩnh khi tòa án này trả lại đơn. Họ cho biết sẽ tiếp tục kiên định khiếu kiện cũng như khiếu nại. Hiện nay, với vai trò tư vấn luật, Luật sư có ý kiến gì hay hướng dẫn nào đối với người dân đi kiện ở Quỳnh Lưu để họ làm đúng theo thủ tục quy định của Việt Nam?
Luật sư Lê Công Định: Bởi vì tòa án Thị xã Kỳ Anh thụ lý và đã bác đơn thụ lý rồi. Như vậy, những nạn nhân đã bị bác đơn khởi kiện của mình có quyền khiếu nại lên tòa cấp trên là Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Theo thủ tục khiếu nại thì Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sắp tới sẽ phải giải quyết khiếu nại của người dân. Theo tôi nếu khiếu nại thì tất cả những nguyên đơn đã nộp ở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nên đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại của mình.
Hòa Ái: Có lẽ dư luận cũng như Hòa Ái rất muốn biết nếu những đơn đó được nộp vào Tòa án Hà Tĩnh mà lại tiếp tục bị trả đơn nữa, trong vai trò là nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, Luật sư có nhìn thấy được viễn ảnh những người dân, trong hoàn cảnh quá khó khăn bởi ảnh hưởng thảm họa môi trường do Formosa gây ra, sẽ có các cuộc biểu tình bất bạo động để thể hiện nguyện vọng của họ với chính quyền hay không?
Luật sư Lê Công Định: Thật ra việc biểu tình để thể hiện thái độ bất đồng với chính sách của nhà nước hay của một cơ quan nào đó chẳng hạn, tuy luật pháp hiện tại của Việt Nam không rõ ràng nhưng không phải là ngăn cấm việc biểu tình như vậy, bởi vì Hiến pháp quy định Quyền biểu tình của công dân. Tôi nghĩ rằng là thế nào người dân cũng sẽ bày tỏ sự phản đối của mình bằng là hình thức xuống đường biểu tình một cách ôn hòa. Tuy nhiên phải nói thật, giải pháp biểu tình như vậy cũng sẽ gây một sự xáo trộn nhất định đối với xã hội, đối với tình hình an ninh trật tự của khu vực xung quanh. Cho nên, tôi cũng mong rằng nhà nước-chính phủ và ít nhất là tòa án trong vai trò và trong thẩm quyền của mình đưa ra những giải pháp hợp lý để người dân có thể chấp nhận được, để tránh đi việc biểu tình xuống đường gây ra những xáo trộn không cần thiết đối với trật tự xã hội ở khu vực có liên quan.
Để tránh những bất ổn đáng tiếc
Hòa Ái: Xin được hỏi nguyện vọng của Luật sư mong chính quyền cũng như tòa án xem xét đơn để giải quyết đúng theo luật pháp quy định hiện hành, để mang lại lợi ích chính đáng cho người dân ở Quỳnh Lưu, nhưng nếu chính quyền hay tòa án không lắng nghe và họ tiếp tục bác những đơn kiện này và nếu người dân ở đó phải biểu tình chống đối; trong vai trò của một nhà quan sát tình hình ở Việt Nam, theo luật sư động thái biểu tình ở Quỳnh Lưu có thể nên tiền đề giống như phong trào “Mùa Xuân Ả-Rập” hồi năm 2010 hay không, thưa Luật sư?
… khả năng giải quyết những bất ổn trong xã hội vẫn còn và đang nằm trong tay nhà nước, cho nên nếu nhà nước có một cách xử lý khéo léo thì họ hoàn toàn có thể tránh khỏi những bất ổn rất là đáng tiếc.
– Luật sư Lê Công Định
Luật sư Lê Công Định: Thật ra khó nói về một sự tiên liệu như vậy, bởi vì tôi nghĩ rằng khả năng giải quyết những bất ổn trong xã hội vẫn còn và đang nằm trong tay nhà nước, cho nên nếu nhà nước có một cách xử lý khéo léo thì họ hoàn toàn có thể tránh khỏi những bất ổn rất là đáng tiếc. Tôi cũng mong nhà nước sẽ chọn những cái giải pháp khôn khéo hơn, hợp pháp hơn và không có gây ra các sự bất mãn trong dân chúng vì điều đó nó cũng không có mang lại điều gì tốt đẹp cho sự phát triển của đất nước, cũng như sự phát triển ở khu vực có liên quan.
Tôi nghĩ vấn đề người dân bức xúc bây giờ là làm sao những thiệt hại của họ được bồi thường một cách thỏa đáng và nếu nhà nước có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng và hợp lý thì chắc cũng không đưa đến tình trạng bất ổn rất lớn mà tôi tiên liệu là nó có thể lan rộng ra. Tuy nhiên, như câu hỏi của chị liên quan đến phong trào giống như “Mùa xuân Ả-Rập” thì tôi cũng không nghĩ đến vào lúc này đâu.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Luật sư dành chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do.
October 19, 2016
“Nhà nước Việt Nam nên khéo léo để tránh những bất ổn đáng tiếc”
by HR Defender • [Human Rights]
Luật sư Lê Công Định.
RFA | 18.10.2016
Sau khi 506 hồ sơ khởi kiện Formosa của người dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị Tòa Án Thị xã Kỳ Anh trả đơn vào hôm mùng 8 tháng 10, những người đi kiện cho Đài Á Châu Tự Do biết sẽ tiếp tục kháng cáo và khiếu nại. Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Lê Công Định xoay quanh các vấn đề liên quan.
Trả đơn sai luật
Luật sư Lê Công Định nhận định về quyết định của Tòa án Thị xã Kỳ Anh bác các đơn kiện Formosa: Thật ra hai lý do để bác đơn và không thụ lý các đơn kiện của người dân ở Quỳnh Lưu là hoàn toàn sai luật.
Điểm thứ nhất, họ nói không có những chứng cứ, những tài liệu để hỗ trợ cho yêu cầu bồi thường của những nạn nhân ở Quỳnh Lưu, tôi cho rằng điều đó hoàn toàn không đúng. Bởi vì muốn nhận định là có chứng cứ hay không, hoặc là chứng cứ có hợp lệ hay không, hoặc là chứng cứ có hỗ trợ cho yêu cầu đòi bồi thường hay không; tất cả đều phải được giải quyết bởi một phiên tòa được mở ra một cách hợp pháp theo đúng thủ tục tố tụng dân sự, chứ không phải ở giai đoạn chưa được thụ lý mà tòa đã đưa ra một kết luận là “không có đủ chứng cứ, không có đủ tài liệu”. Tôi cho rằng một kết luận như vậy rất vội vàng và không theo đúng Luật Tố tụng Dân sự.
Điểm thứ hai, họ viện dẫn một điều khoản trong Luật Tố tụng Dân sự để nói rằng sự việc này đã được giải quyết bởi một quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tức là Quyết định số 1088 của Thủ tướng Chính phủ, tôi cho rằng điều này cũng hoàn toàn sai vì quyết định đó không giải quyết vấn đề yêu cầu bồi thường cùng một vấn đề mà người dân đang kiện. Người dân đang đòi Formosa phải bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế của họ được tính toán một cách chi tiết và cụ thể trong đơn khởi kiện, trong khi quyết định 1088 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đưa ra một cái khung, một mức bồi thường tổng quát cho mọi vấn đề, cho mọi đối tượng thì không giải quyết trực tiếp yêu cầu bồi thường của nạn nhân; vậy làm sao bảo đó là một quyết định của một cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết rồi vấn đề mà người dân đi kiện. Cho nên viện dẫn ra quyết định đó cũng không đúng về phương diện pháp lý.
Do đó, tôi thấy rằng cả hai lý do mà tòa án nêu ra để bác đơn và không thụ lý đơn của các nạn nhân ở Quỳnh Lưu là hoàn toàn sai pháp luật.
Hòa Ái: Hòa Ái có trao đổi với những người dân đi kiện ở Quỳnh Lưu. Họ nói không đồng ý với lời giải thích của Tòa án Hà Tĩnh khi tòa án này trả lại đơn. Họ cho biết sẽ tiếp tục kiên định khiếu kiện cũng như khiếu nại. Hiện nay, với vai trò tư vấn luật, Luật sư có ý kiến gì hay hướng dẫn nào đối với người dân đi kiện ở Quỳnh Lưu để họ làm đúng theo thủ tục quy định của Việt Nam?
Luật sư Lê Công Định: Bởi vì tòa án Thị xã Kỳ Anh thụ lý và đã bác đơn thụ lý rồi. Như vậy, những nạn nhân đã bị bác đơn khởi kiện của mình có quyền khiếu nại lên tòa cấp trên là Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Theo thủ tục khiếu nại thì Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sắp tới sẽ phải giải quyết khiếu nại của người dân. Theo tôi nếu khiếu nại thì tất cả những nguyên đơn đã nộp ở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nên đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại của mình.
Hòa Ái: Có lẽ dư luận cũng như Hòa Ái rất muốn biết nếu những đơn đó được nộp vào Tòa án Hà Tĩnh mà lại tiếp tục bị trả đơn nữa, trong vai trò là nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, Luật sư có nhìn thấy được viễn ảnh những người dân, trong hoàn cảnh quá khó khăn bởi ảnh hưởng thảm họa môi trường do Formosa gây ra, sẽ có các cuộc biểu tình bất bạo động để thể hiện nguyện vọng của họ với chính quyền hay không?
Luật sư Lê Công Định: Thật ra việc biểu tình để thể hiện thái độ bất đồng với chính sách của nhà nước hay của một cơ quan nào đó chẳng hạn, tuy luật pháp hiện tại của Việt Nam không rõ ràng nhưng không phải là ngăn cấm việc biểu tình như vậy, bởi vì Hiến pháp quy định Quyền biểu tình của công dân. Tôi nghĩ rằng là thế nào người dân cũng sẽ bày tỏ sự phản đối của mình bằng là hình thức xuống đường biểu tình một cách ôn hòa. Tuy nhiên phải nói thật, giải pháp biểu tình như vậy cũng sẽ gây một sự xáo trộn nhất định đối với xã hội, đối với tình hình an ninh trật tự của khu vực xung quanh. Cho nên, tôi cũng mong rằng nhà nước-chính phủ và ít nhất là tòa án trong vai trò và trong thẩm quyền của mình đưa ra những giải pháp hợp lý để người dân có thể chấp nhận được, để tránh đi việc biểu tình xuống đường gây ra những xáo trộn không cần thiết đối với trật tự xã hội ở khu vực có liên quan.
Để tránh những bất ổn đáng tiếc
Hòa Ái: Xin được hỏi nguyện vọng của Luật sư mong chính quyền cũng như tòa án xem xét đơn để giải quyết đúng theo luật pháp quy định hiện hành, để mang lại lợi ích chính đáng cho người dân ở Quỳnh Lưu, nhưng nếu chính quyền hay tòa án không lắng nghe và họ tiếp tục bác những đơn kiện này và nếu người dân ở đó phải biểu tình chống đối; trong vai trò của một nhà quan sát tình hình ở Việt Nam, theo luật sư động thái biểu tình ở Quỳnh Lưu có thể nên tiền đề giống như phong trào “Mùa Xuân Ả-Rập” hồi năm 2010 hay không, thưa Luật sư?
Luật sư Lê Công Định: Thật ra khó nói về một sự tiên liệu như vậy, bởi vì tôi nghĩ rằng khả năng giải quyết những bất ổn trong xã hội vẫn còn và đang nằm trong tay nhà nước, cho nên nếu nhà nước có một cách xử lý khéo léo thì họ hoàn toàn có thể tránh khỏi những bất ổn rất là đáng tiếc. Tôi cũng mong nhà nước sẽ chọn những cái giải pháp khôn khéo hơn, hợp pháp hơn và không có gây ra các sự bất mãn trong dân chúng vì điều đó nó cũng không có mang lại điều gì tốt đẹp cho sự phát triển của đất nước, cũng như sự phát triển ở khu vực có liên quan.
Tôi nghĩ vấn đề người dân bức xúc bây giờ là làm sao những thiệt hại của họ được bồi thường một cách thỏa đáng và nếu nhà nước có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng và hợp lý thì chắc cũng không đưa đến tình trạng bất ổn rất lớn mà tôi tiên liệu là nó có thể lan rộng ra. Tuy nhiên, như câu hỏi của chị liên quan đến phong trào giống như “Mùa xuân Ả-Rập” thì tôi cũng không nghĩ đến vào lúc này đâu.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Luật sư dành chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do.