LS Trương Thanh Đức: “ngoài sai sót kỹ thuật, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có nhiều sai lầm nghiêm trọng về bản chất, về quan điểm xác định dấu hiệu của tội phạm”.
VNTB | 04-07-2016
Quá nhiều sai sót
Thưa Luật sư, Quốc hội Việt Nam cho hoãn chưa thi hành Bộ Luật Hình sự từ 1/72016 do phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Ông có ngạc nhiên về việc này không? Theo ông thì những sai sót nào ở Bộ luật vừa mới được điều chỉnh, bổ sung năm 2015 là trầm trọng nhất?
– Tôi không hề ngạc nhiên về những sai sót trong Bộ luật này nói riêng và trong các đạo luật nói chung, vì đã gặp khá nhiều. Tuy nhiên với số lượng lỗi lên đến con số gần 100 thì cũng hơi giật mình. Thậm chí còn những lỗi chưa được kể đến, như tên của Điều 343 là “Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở”, nhưng nội dung thì lại mở rộng hơn, khi đề cập đến hành vi “chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà” và “công trình xây dựng”. Như vậy, thì hành vi không liên quan đến nhà ở, cũng vẫn bị xử tội vi phạm quy định về nhà ở?
Trầm trọng nhất, theo tôi là những sai sót dẫn đến nguy cơ oan sai. Ví dụ như có 67 tội mà người chuẩn bị phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng người không tố giác tội phạm lại phải chịu trách nhiệm hình sự. Tức là hành vi nguy hiểm hơn, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn hành vi ít nguy hiểm hơn, thì lại chịu tội, do lỗi kỹ thuật, chứ không phải do quan điểm của nhà làm luật.
Vậy theo ông, ngoài sai sót kỹ thuật còn yếu tố sai sót nào nữa không?
– Tôi cho rằng ngoài sai sót kỹ thuật, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có nhiều sai lầm nghiêm trọng về bản chất, về quan điểm xác định dấu hiệu của tội phạm. Điều này đã không được đề cập đến khi giải thích lý do tạm hoãn thi hành Bộ luật mới.
Ví dụ như Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà quy định như Điều 175, thì là sự điển hình của việc hình sự hóa quan hệ dân sự, dẫn đến tình trạng oan sai. Vì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người “vay, mượn, thuê tài sản” sau đó “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó” thì mới phạm tội. Trong khi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ cần “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” là đã có thể bị phạt đến mức cao nhất là 12 năm tù. Nếu cố tình không trả, thì hoàn toàn chỉ là tranh chấp dân sự. Khi đó các bên kiện nhau ra toà dân sự, chứ không thể tố cáo với công an để bỏ tù người không trả lại tài sản vay, mượn, thuê.
Hay khi đã bỏ Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và Tội kinh doanh trái phép, nhưng lại duy trì một loạt tội tương tự khác là không thể chấp nhận. Đó là Tội đầu cơ (Điều 196), Tội lập quỹ trái phép (Điều 205), Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360),…
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Vậy đâu là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những sai sót này?
– Đầu tiên phải kể đến cách thức lựa chọn ban bệ và tổ chức soạn thảo, thông qua luật của chúng ta rất hình thức, giống như chuyện cơ cấu, làm phong trào, mà ít bám vào đòi hỏi thực chất. Sau đó là việc quá tải về khối lượng, quá gấp về thời gian, đầu tư quá ít về nguồn lực nhân sự và kinh phí. Tất cả có 6 bộ luật, mà riêng một kỳ họp đã thông qua mới 5 bộ luật đồ sộ với mấy nghìn điều, chưa kể còn bao nhiêu đạo luật khác, thì không nhầm lẫn, sai sót, hạn chế mới lạ. Ngoài ra làm những đạo luật vô cùng quan trọng mà cứ phải ép quá căng theo tiến độ đặt sẵn, thì rất dễ bị gượng ép, sống sượng.
Để Quốc hội không phải “làm văn tập thể”: Cần gì?
Quốc hội sửa đổi, bổ sung và thông qua để có hiệu lực, chắc chắn không thể xong một sớm một chiều được. Vậy trong thời gian thiếu một bộ luật quan trọng như vậy thì các vụ án hình sự ở Việt Nam sẽ được xét xử dựa trên chuẩn mực pháp lý nào, theo ông?
– Chúng ta đã từng có 2 Bộ luật Hình sự vào các năm 1985 và 1999, chưa kể việc đã được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, về cơ bản nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý đã được xác định một cách đầy đủ, rõ ràng.
Việc hoãn lại Bộ luật mới chỉ làm cho không áp dụng được một số quy định mới hợp lý hơn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc nhân đạo, thì một số quy định có lợi hơn cho bị can, bị cáo vẫn được áp dụng trước theo Nghị quyết của Quốc hội.
Có điều rất đáng tiếc là chính nguyên tắc đó đã không được áp dụng một cách thống nhất. Ví dụ, điển hình là vẫn xử lý Tội cố ý làm trái và Tội kinh doanh trái phép vẫn còn bị tiếp tục áp dụng cho đến khi Bộ luật mới chính thức có hiệu lực, mà không được loại bỏ ngay việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như đối với các tội khác đã được phi hình sự hoá.
Khi còn trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TS Vũ Đức Khiển có câu nói nổi tiếng “Quốc hội làm văn tập thể” để chỉ quy trình làm luật của Quốc hội. Để tránh cho các ĐBQH rơi vào tình trạng “làm văn tập thể” trên hội trường và khắc phục những sai sót như Bộ Luật HS hiện hành, theo ông, Quốc hội nên thay đổi cách thức làm luật như thế nào?
– Quốc hội không thể là người làm, người có đủ khả năng, người phải chịu trách nhiệm về câu chữ, kỹ thuật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ nói chung, về mọi thứ tội phạm và hình phạt trong Bộ luật Hình sự. Việc đó phải là của chuyên gia, của các bộ phận xử lý kỹ thuật. Để khắc phục, thì cần phải có Quốc hội chuyên nghiệp và bộ máy hùng hậu, nhà nghề đảm nhận việc này.
Những sai sót trong Bộ Luật Hình sự này đang đặt ra cho các nhà làm luật Việt Nam rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng một trong những lý do làm cho tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan được giao soạn thảo các Bộ luật trình ra Quốc hội, rất thấp là do nguyên tắc “Bất khả kiêm” vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. 70% ĐBQH nhiệm kỳ này là kiêm nhiệm. Theo ông thì đã đến lúc Việt Nam nên thay đổi nguyên tắc này để Quốc hội trở nên chuyên nghiệp và mạnh hơn chưa?
– Nếu không thay đổi cơ bản về quan điểm làm luật và nguyên lý vận hành hệ thống bộ máy nhà nước, thì cho dù có 100% nghị sỹ chuyên trách, vẫn không thay đổi được tình hình. Cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp. Không chỉ Quốc hội mà còn phải kèm theo một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, được hình thành trên cơ sở những cuộc bầu cử “chuyên nghiệp”, chứ không phải là do phân vai, phân bổ hay bố trí cơ cấu.
Xin cám ơn Luật sư.
July 4, 2016
Bộ Luật Hình sự 2015: Còn quá nhiều sai sót dẫn đến nguy cơ oan sai
by Nhan Quyen • [Human Rights]
LS Trương Thanh Đức: “ngoài sai sót kỹ thuật, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có nhiều sai lầm nghiêm trọng về bản chất, về quan điểm xác định dấu hiệu của tội phạm”.
VNTB | 04-07-2016
Quá nhiều sai sót
Thưa Luật sư, Quốc hội Việt Nam cho hoãn chưa thi hành Bộ Luật Hình sự từ 1/72016 do phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Ông có ngạc nhiên về việc này không? Theo ông thì những sai sót nào ở Bộ luật vừa mới được điều chỉnh, bổ sung năm 2015 là trầm trọng nhất?
– Tôi không hề ngạc nhiên về những sai sót trong Bộ luật này nói riêng và trong các đạo luật nói chung, vì đã gặp khá nhiều. Tuy nhiên với số lượng lỗi lên đến con số gần 100 thì cũng hơi giật mình. Thậm chí còn những lỗi chưa được kể đến, như tên của Điều 343 là “Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở”, nhưng nội dung thì lại mở rộng hơn, khi đề cập đến hành vi “chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà” và “công trình xây dựng”. Như vậy, thì hành vi không liên quan đến nhà ở, cũng vẫn bị xử tội vi phạm quy định về nhà ở?
Trầm trọng nhất, theo tôi là những sai sót dẫn đến nguy cơ oan sai. Ví dụ như có 67 tội mà người chuẩn bị phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng người không tố giác tội phạm lại phải chịu trách nhiệm hình sự. Tức là hành vi nguy hiểm hơn, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn hành vi ít nguy hiểm hơn, thì lại chịu tội, do lỗi kỹ thuật, chứ không phải do quan điểm của nhà làm luật.
Vậy theo ông, ngoài sai sót kỹ thuật còn yếu tố sai sót nào nữa không?
– Tôi cho rằng ngoài sai sót kỹ thuật, Bộ luật Hình sự năm 2015 còn có nhiều sai lầm nghiêm trọng về bản chất, về quan điểm xác định dấu hiệu của tội phạm. Điều này đã không được đề cập đến khi giải thích lý do tạm hoãn thi hành Bộ luật mới.
Ví dụ như Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà quy định như Điều 175, thì là sự điển hình của việc hình sự hóa quan hệ dân sự, dẫn đến tình trạng oan sai. Vì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định người “vay, mượn, thuê tài sản” sau đó “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó” thì mới phạm tội. Trong khi theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ cần “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” là đã có thể bị phạt đến mức cao nhất là 12 năm tù. Nếu cố tình không trả, thì hoàn toàn chỉ là tranh chấp dân sự. Khi đó các bên kiện nhau ra toà dân sự, chứ không thể tố cáo với công an để bỏ tù người không trả lại tài sản vay, mượn, thuê.
Hay khi đã bỏ Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và Tội kinh doanh trái phép, nhưng lại duy trì một loạt tội tương tự khác là không thể chấp nhận. Đó là Tội đầu cơ (Điều 196), Tội lập quỹ trái phép (Điều 205), Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 292), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360),…
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Vậy đâu là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những sai sót này?
– Đầu tiên phải kể đến cách thức lựa chọn ban bệ và tổ chức soạn thảo, thông qua luật của chúng ta rất hình thức, giống như chuyện cơ cấu, làm phong trào, mà ít bám vào đòi hỏi thực chất. Sau đó là việc quá tải về khối lượng, quá gấp về thời gian, đầu tư quá ít về nguồn lực nhân sự và kinh phí. Tất cả có 6 bộ luật, mà riêng một kỳ họp đã thông qua mới 5 bộ luật đồ sộ với mấy nghìn điều, chưa kể còn bao nhiêu đạo luật khác, thì không nhầm lẫn, sai sót, hạn chế mới lạ. Ngoài ra làm những đạo luật vô cùng quan trọng mà cứ phải ép quá căng theo tiến độ đặt sẵn, thì rất dễ bị gượng ép, sống sượng.
Để Quốc hội không phải “làm văn tập thể”: Cần gì?
Quốc hội sửa đổi, bổ sung và thông qua để có hiệu lực, chắc chắn không thể xong một sớm một chiều được. Vậy trong thời gian thiếu một bộ luật quan trọng như vậy thì các vụ án hình sự ở Việt Nam sẽ được xét xử dựa trên chuẩn mực pháp lý nào, theo ông?
– Chúng ta đã từng có 2 Bộ luật Hình sự vào các năm 1985 và 1999, chưa kể việc đã được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, về cơ bản nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý đã được xác định một cách đầy đủ, rõ ràng.
Việc hoãn lại Bộ luật mới chỉ làm cho không áp dụng được một số quy định mới hợp lý hơn. Tuy nhiên, theo nguyên tắc nhân đạo, thì một số quy định có lợi hơn cho bị can, bị cáo vẫn được áp dụng trước theo Nghị quyết của Quốc hội.
Có điều rất đáng tiếc là chính nguyên tắc đó đã không được áp dụng một cách thống nhất. Ví dụ, điển hình là vẫn xử lý Tội cố ý làm trái và Tội kinh doanh trái phép vẫn còn bị tiếp tục áp dụng cho đến khi Bộ luật mới chính thức có hiệu lực, mà không được loại bỏ ngay việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như đối với các tội khác đã được phi hình sự hoá.
Khi còn trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TS Vũ Đức Khiển có câu nói nổi tiếng “Quốc hội làm văn tập thể” để chỉ quy trình làm luật của Quốc hội. Để tránh cho các ĐBQH rơi vào tình trạng “làm văn tập thể” trên hội trường và khắc phục những sai sót như Bộ Luật HS hiện hành, theo ông, Quốc hội nên thay đổi cách thức làm luật như thế nào?
– Quốc hội không thể là người làm, người có đủ khả năng, người phải chịu trách nhiệm về câu chữ, kỹ thuật và quy định về chuyên môn nghiệp vụ nói chung, về mọi thứ tội phạm và hình phạt trong Bộ luật Hình sự. Việc đó phải là của chuyên gia, của các bộ phận xử lý kỹ thuật. Để khắc phục, thì cần phải có Quốc hội chuyên nghiệp và bộ máy hùng hậu, nhà nghề đảm nhận việc này.
Những sai sót trong Bộ Luật Hình sự này đang đặt ra cho các nhà làm luật Việt Nam rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng một trong những lý do làm cho tính chịu trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan được giao soạn thảo các Bộ luật trình ra Quốc hội, rất thấp là do nguyên tắc “Bất khả kiêm” vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. 70% ĐBQH nhiệm kỳ này là kiêm nhiệm. Theo ông thì đã đến lúc Việt Nam nên thay đổi nguyên tắc này để Quốc hội trở nên chuyên nghiệp và mạnh hơn chưa?
– Nếu không thay đổi cơ bản về quan điểm làm luật và nguyên lý vận hành hệ thống bộ máy nhà nước, thì cho dù có 100% nghị sỹ chuyên trách, vẫn không thay đổi được tình hình. Cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp. Không chỉ Quốc hội mà còn phải kèm theo một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, được hình thành trên cơ sở những cuộc bầu cử “chuyên nghiệp”, chứ không phải là do phân vai, phân bổ hay bố trí cơ cấu.
Xin cám ơn Luật sư.