Thảo luận về Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, tại Nghị viện Châu Âu

Bà Marietje Schaake, Nghị viên Nghị viện Châu Âu

Bà Marietje Schaake, Nghị viên Nghị viện Châu Âu

Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend theDefenders)

Tác giả: Marietje Schaake

Thứ Năm 18.4.2013/Strasbourg

 Thưa bà Chủ tịch, cuộc đấu tranh vì quyền con người đã lan sang mạng Internet. Internet và công nghệ mới đã hỗ trợ mọi người trong việc tiếp cận thông tin, trong việc tự do bày tỏ chính kiến, trong việc hội họp và trong việc lưu giữ bằng chứng về các vụ lạm dụng nhân quyền, những gì sau đó có thể được chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Những chính phủ vẫn tìm cách duy trì quyền kiểm soát thì đều lo sợ trước việc dân chúng, với những công cụ hữu hiệu, phản ánh tình trạng tham nhũng, bất công và lên tiếng đòi công lý, tự do và cơ hội.

Chính phủ Việt Nam không phải là ngoại lệ ở đây. Họ đã tống giam các blogger cũng như các nhà hoạt động dân chủ, và tuyên phạt họ với những án tù khắc nghiệt đến mức bất chấp đạo lý. Hệ luỵ tai hại nhất mà các nhà bất đồng chính kiến cũng như những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt là một nghị định mới về quản lý Internet – nó sẽ hợp pháp hoá việc thanh lọc nội dung thông tin trên mạng, cơ chế kiểm duyệt cũng như các chế tài của chính quyền nhằm chống lại những “hành vị bị cấm đoán” vốn được mô tả một cách mơ hồ. Nghị định này sẽ buộc các công ty mạng và các nhà cung cấp dịch vụ Internet, kể các các công ty nước ngoài, phải hợp tác với chính quyền trong việc giám sát và truy tìm những người bất đồng chính kiến trên không gian mạng.

Do Liên minh Châu Âu cũng đang trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nên điều then chốt ở đây là các công ty của Châu Âu tìm kiếm cơ hội kinh doanh và tạo việc làm ở Việt Nam sẽ không phải chịu giám sát và kiểm duyệt, đồng thời cũng không bị buộc phải thực hiện những hành vi này. Những thông lệ này ảnh hưởng không chỉ đến nhân quyền mà còn cả cơ hội kinh doanh. Chúng phải chấm dứt, và Liên minh Châu Âu mạnh mẽ chuyển tải thông điệp này hôm nay đến nhà cầm quyền Việt Nam.

(Defend the Defenders)

Xem: Nghị quyết của Quốc hội Châu Âu về tự do ngôn luận tại Việt Nam

Source: European Parliament

[subscribe2]