Quê Mẹ | 30-04-2015
PARIS, 30-4-2015 Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam — Bản Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF, US Commission on International Religious Freedom)đặt Việt Nam vào danh sách 17 quốc gia cần được Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC (các quốc gia cần đặc biệt quan tâm) vì “chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập, và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo mà chính phủ cho là thách thức đến nhà chức trách, kể cả các Phật tử độc lập”.
17 quốc gia này là : Miến Điện, Trung quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên,Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hoà Trung Phi,Egypt, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, là đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ. Cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thế giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội. Các khuyến cáo của USCIRF dựa vào các thủ tục bắt buộc và các tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cùng các văn bản quốc tế khác. Được thành lập ngay sau khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Sắc luật 1998 bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới.
Phúc trình Thường niên 2015 là tổng kết công việc trong năm của các thành viên trong Ủy ban và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhằm lưu hồ sơ các vụ vi phạm ở trong nước và khuyến cáo về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ. Phúc trình Thường niên 2015 trình bày các sự vụ xẩy ra từ ngày 31 tháng giêng 2014 đến ngày 31 tháng giêng 2015.
Do đề xuất của Uỷ hội, mà Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam vào danh sách CPC hai năm 2004 và 2005. Cuối năm 2006 được rút ra khi Tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự Hội hội nghị APEC.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) bình luận như sau về bản Phúc trình :
“Đối với Việt Nam, Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới công bố vào một ngày rất biểu tượng – 30 tháng Tư năm 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày chấm dứt chiến tranh nhưng đồng thời đưa đất nước Việt Nam vào gông cùm Cộng sản. Trong Tháng Tư Đen này, Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đã vẽ lên bức tranh đen tối về cảnh ngộ khốn khó của những tín đồ tại Việt Nam”.
Phúc trình trích dẫn những lạm quyền phổ biến trong nhiều năm qua đối Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và các nhóm tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo, Phật giáo Khmer Krom, Tin Lành Hmong, Người Thượng, Mennonites, Đạo Hồi dân tộc Chăm, Bahais, Hindu.
Về trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phúc trình nhắc tới việc quản chế trường kỳ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, sách nhiễu chư Tăng, Phật tử chùa Long Quang, Huế, thượng tuần tháng Giêng năm 2014, và những buổi làm việc đầy hăm doạ đối với Huynh trưởng Lê Công Cầu.
May 1, 2015
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 30.4.2015 – Vì đàn áp tôn giáo, Việt Nam bị ghi danh vào sổ đen trong bản Phúc trình tình hình tôn giáo của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới
by Nhan Quyen • Le Cong Cau, Thich Quang Do
Quê Mẹ | 30-04-2015
PARIS, 30-4-2015 Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam — Bản Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (USCIRF, US Commission on International Religious Freedom)đặt Việt Nam vào danh sách 17 quốc gia cần được Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC (các quốc gia cần đặc biệt quan tâm) vì “chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập, và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo mà chính phủ cho là thách thức đến nhà chức trách, kể cả các Phật tử độc lập”.
17 quốc gia này là : Miến Điện, Trung quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên,Saudi Arabia, Sudan, Turkmenistan, Uzbekistan, Cộng hoà Trung Phi,Egypt, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, và Việt Nam.
Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập, là đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ. Cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thế giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội. Các khuyến cáo của USCIRF dựa vào các thủ tục bắt buộc và các tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cùng các văn bản quốc tế khác. Được thành lập ngay sau khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Sắc luật 1998 bảo vệ tự do tôn giáo trên thế giới.
Phúc trình Thường niên 2015 là tổng kết công việc trong năm của các thành viên trong Ủy ban và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhằm lưu hồ sơ các vụ vi phạm ở trong nước và khuyến cáo về chính sách cho chính phủ Hoa Kỳ. Phúc trình Thường niên 2015 trình bày các sự vụ xẩy ra từ ngày 31 tháng giêng 2014 đến ngày 31 tháng giêng 2015.
Do đề xuất của Uỷ hội, mà Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam vào danh sách CPC hai năm 2004 và 2005. Cuối năm 2006 được rút ra khi Tổng thống Bush đến Hà Nội tham dự Hội hội nghị APEC.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) bình luận như sau về bản Phúc trình :
“Đối với Việt Nam, Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới công bố vào một ngày rất biểu tượng – 30 tháng Tư năm 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày chấm dứt chiến tranh nhưng đồng thời đưa đất nước Việt Nam vào gông cùm Cộng sản. Trong Tháng Tư Đen này, Phúc trình thường niên năm 2015 của Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đã vẽ lên bức tranh đen tối về cảnh ngộ khốn khó của những tín đồ tại Việt Nam”.
Phúc trình trích dẫn những lạm quyền phổ biến trong nhiều năm qua đối Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và các nhóm tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Công giáo, Phật giáo Khmer Krom, Tin Lành Hmong, Người Thượng, Mennonites, Đạo Hồi dân tộc Chăm, Bahais, Hindu.
Về trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phúc trình nhắc tới việc quản chế trường kỳ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, sách nhiễu chư Tăng, Phật tử chùa Long Quang, Huế, thượng tuần tháng Giêng năm 2014, và những buổi làm việc đầy hăm doạ đối với Huynh trưởng Lê Công Cầu.