Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 9/3 nói rằng các hành động bồi đắp của nước này ở biển Đông, vốn gây nhiều quan ngại không chỉ đối với các quốc gia tranh chấp và còn cả cộng đồng quốc tế, là “hợp pháp và chính đáng”.
VOA | Cập nhật 15/03/2015
Chính quyền Hà Nội vẫn im tiếng sau khi Bắc Kinh có những tuyên bố khẳng định biển Đông là ‘sân nhà’ của mình đồng thời lớn tiếng chỉ trích một nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam.
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không giống với các quốc gia khác là thực hiện việc xây dựng trong nhà của người khác,” đồng thời tuyên bố “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Đây được coi là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Trung Quốc tuyên bố biển Đông là “sân nhà” của mình.
Nhận định về tuyên bố trên, giáo sư Carl Thayer cho biết ông cảm thấy “bàng hoàng” khi đọc phát biểu của ông Vương, nhất là trước ngày kỷ niệm 27 năm Trung Quốc tấn công các tàu của Việt Nam gần bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Chuyên gia người Australia nói thêm rằng bình luận của nhà ngoại giao Trung Quốc “trơ trẽn và ngạo mạn”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam dự kiến tổ chức một cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/3, 3 ngày sau cuộc họp báo của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, nhưng đã thông báo hoãn mà không đưa ra lý do.
Lời qua, tiếng lại
Mới nhất, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tỏ ra tức giận về những lời phát biểu phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của ông Lê Lương Minh, hiện giữ chức Tổng thư ký ASEAN.
Trả lời tờ Manila Times tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt đoạn để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.
Ông Minh cũng nói thêm rằng sự hội nhập kinh tế của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi “bất kỳ sự thù nghịch hay xung đột” có thể bùng ra trên vùng biển tranh chấp.
Đáp lại, phát ngôn viên của Trung Quốc nói rằng ông Minh đã có “những phát biểu mang tính bè phái và không phù hợp với vị trí của ông”, đồng thời kêu gọi nhà ngoại giao này “không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.
Từ trước tới nay, Việt Nam khẳng định ‘chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình hồi giữa năm ngoái, Hà Nội và Bắc Kinh đã nhiều lần ‘lời qua tiếng lại’.
‘Không đánh đổi chủ quyền’
Chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới khi ấy thậm chí còn cáo buộc quốc gia láng giềng ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.
Nhưng Hà Nội đã ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’.
Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đã thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’ cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
March 16, 2015
Trung Quốc nói biển Đông là ‘sân nhà’, VN chưa lên tiếng
by QuyenConNguoi • [Human Rights]
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 9/3 nói rằng các hành động bồi đắp của nước này ở biển Đông, vốn gây nhiều quan ngại không chỉ đối với các quốc gia tranh chấp và còn cả cộng đồng quốc tế, là “hợp pháp và chính đáng”.
VOA | Cập nhật 15/03/2015
Ông Vương nói rằng Bắc Kinh “không giống với các quốc gia khác là thực hiện việc xây dựng trong nhà của người khác,” đồng thời tuyên bố “không chấp nhận chỉ trích từ bất kỳ ai vì chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trong sân nhà của mình”.
Đây được coi là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Trung Quốc tuyên bố biển Đông là “sân nhà” của mình.
Nhận định về tuyên bố trên, giáo sư Carl Thayer cho biết ông cảm thấy “bàng hoàng” khi đọc phát biểu của ông Vương, nhất là trước ngày kỷ niệm 27 năm Trung Quốc tấn công các tàu của Việt Nam gần bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Chuyên gia người Australia nói thêm rằng bình luận của nhà ngoại giao Trung Quốc “trơ trẽn và ngạo mạn”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam dự kiến tổ chức một cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/3, 3 ngày sau cuộc họp báo của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, nhưng đã thông báo hoãn mà không đưa ra lý do.
Lời qua, tiếng lại
Mới nhất, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tỏ ra tức giận về những lời phát biểu phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của ông Lê Lương Minh, hiện giữ chức Tổng thư ký ASEAN.
Trả lời tờ Manila Times tuần trước, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phản đối chính sách sử dụng đường đứt đoạn để khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc.
Ông Minh cũng nói thêm rằng sự hội nhập kinh tế của ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi “bất kỳ sự thù nghịch hay xung đột” có thể bùng ra trên vùng biển tranh chấp.
Đáp lại, phát ngôn viên của Trung Quốc nói rằng ông Minh đã có “những phát biểu mang tính bè phái và không phù hợp với vị trí của ông”, đồng thời kêu gọi nhà ngoại giao này “không sử dụng vị trí của mình cho mục đích riêng”.
Từ trước tới nay, Việt Nam khẳng định ‘chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu gây tranh cãi vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình hồi giữa năm ngoái, Hà Nội và Bắc Kinh đã nhiều lần ‘lời qua tiếng lại’.
‘Không đánh đổi chủ quyền’
Chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới khi ấy thậm chí còn cáo buộc quốc gia láng giềng ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, còn Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.
Nhưng Hà Nội đã ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’.
Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đã thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’ cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.