Các báo hôm nay chạy tít ở trang đầu về việc ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên thẩm phán TAND Tối cao, người xử phúc thẩm làm oan ông Nguyễn Thanh Chấn, đã bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong vụ án oan này, cho đến nay ngoài những “đương sự” là ông Chấn đã được minh oan, thủ phạm đích thực đang bị giam cứu và xét xử, còn có hai cán bộ cấp cao của cơ quan điều tra và cơ quan công tố đã bị khởi tố về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, khác với nhiều trường hợp trước đó, lần này một đại diện cấp cao của thần công lý đang bị buộc phải chịu trách nhiệm trước… thần công lý về những sai lầm trong việc “cầm cân nảy mực” của mình.
Theo Thượng tướng Công an Lê Quý Vương, hồ sơ vụ Nguyễn Thanh Chấn có nhiều sai sót đến mức không thể không nhận ra. Vậy mà những cán bộ trên đây đã dựa vào đó mà buộc tội chung thân một người hoàn toàn vô tội.
Bức cung, nhục hình, án oan sai chẳng những không đền bù được cho nạn nhân của tội phạm mà còn tạo ra nạn nhân mới, đó là người bị oan. Những hành vi ấy chẳng những xâm hại nghiêm trọng nhân phẩm, quyền lợi và tính mạng của người bị oan mà còn hủy hoại hạnh phúc, sự nghiệp, tương lai của cả gia đình họ, danh dự dòng tộc của họ. Nó khiến cho niềm tin và thiện cảm của người dân vào Nhà nước ngày càng giảm sút.
Các quyết định khởi tố trên đều do VKS – cơ quan có chức năng điều tra và truy tố các tội phạm về tư pháp ban hành. Tuy nhiên, tôi tin rằng ở cấp cao hơn, đã có sự nhất trí giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, trước hết là Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao và kể cả cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền của Đảng. Sự nhất trí này cũng đồng thuận với yêu cầu của các đại biểu Quốc hội về việc nỗ lực cao nhất để loại trừ nạn bức cung, nhục hình, oan sai.
Hiến pháp 2013, cùng với những thành quả cải cách tư pháp hơn một thập niên qua, đã định hướng rõ ràng cho công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Đó là: Sử dụng kỹ năng nghiệp vụ, thành tựu công nghệ, kinh nghiệm và trí thông minh để tái hiện sự thật từ tất cả nguồn, buộc tội trên cơ sở chứng cứ chuẩn xác; phải chấm dứt khuynh hướng “chăm chăm” khai thác bằng mọi cách, kể cả bằng bức cung, nhục hình để có được lời thú tội của nghi phạm rồi dựa vào đó để truy tố và xét xử.
Cùng với việc bảo đảm “quyền chỉ khai báo sau khi có luật sư của mình”, công nhận bị can, bị cáo và luật sư của họ có quyền thu thập chứng cứ gỡ tội và nhất là bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, việc xử nghiêm và không bỏ lọt tội các hành vi bức cung, nhục hình, truy tố và xử oan chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực. Nó giúp ngăn chặn sự giảm sút niềm tin và thiện cảm vào các cơ quan tố tụng. Trên hết, nó minh chứng cho nhân dân rằng những quyền con người ghi trong Hiến pháp chẳng những được “công nhận, tôn trọng” mà còn được “bảo vệ, bảo đảm” bởi Nhà nước.
Luật sư – đại biểu Quốc hội TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
October 2, 2014
‘Ba bộ’ đồng tình xóa bức cung, nhục hình và án oan sai
by Nhan Quyen • Nguyễn Thanh Chấn
Theo Thượng tướng Công an Lê Quý Vương, hồ sơ vụ Nguyễn Thanh Chấn có nhiều sai sót đến mức không thể không nhận ra. Vậy mà những cán bộ trên đây đã dựa vào đó mà buộc tội chung thân một người hoàn toàn vô tội.
Bức cung, nhục hình, án oan sai chẳng những không đền bù được cho nạn nhân của tội phạm mà còn tạo ra nạn nhân mới, đó là người bị oan. Những hành vi ấy chẳng những xâm hại nghiêm trọng nhân phẩm, quyền lợi và tính mạng của người bị oan mà còn hủy hoại hạnh phúc, sự nghiệp, tương lai của cả gia đình họ, danh dự dòng tộc của họ. Nó khiến cho niềm tin và thiện cảm của người dân vào Nhà nước ngày càng giảm sút.
Các quyết định khởi tố trên đều do VKS – cơ quan có chức năng điều tra và truy tố các tội phạm về tư pháp ban hành. Tuy nhiên, tôi tin rằng ở cấp cao hơn, đã có sự nhất trí giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, trước hết là Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao và kể cả cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền của Đảng. Sự nhất trí này cũng đồng thuận với yêu cầu của các đại biểu Quốc hội về việc nỗ lực cao nhất để loại trừ nạn bức cung, nhục hình, oan sai.
Hiến pháp 2013, cùng với những thành quả cải cách tư pháp hơn một thập niên qua, đã định hướng rõ ràng cho công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Đó là: Sử dụng kỹ năng nghiệp vụ, thành tựu công nghệ, kinh nghiệm và trí thông minh để tái hiện sự thật từ tất cả nguồn, buộc tội trên cơ sở chứng cứ chuẩn xác; phải chấm dứt khuynh hướng “chăm chăm” khai thác bằng mọi cách, kể cả bằng bức cung, nhục hình để có được lời thú tội của nghi phạm rồi dựa vào đó để truy tố và xét xử.
Cùng với việc bảo đảm “quyền chỉ khai báo sau khi có luật sư của mình”, công nhận bị can, bị cáo và luật sư của họ có quyền thu thập chứng cứ gỡ tội và nhất là bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, việc xử nghiêm và không bỏ lọt tội các hành vi bức cung, nhục hình, truy tố và xử oan chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực. Nó giúp ngăn chặn sự giảm sút niềm tin và thiện cảm vào các cơ quan tố tụng. Trên hết, nó minh chứng cho nhân dân rằng những quyền con người ghi trong Hiến pháp chẳng những được “công nhận, tôn trọng” mà còn được “bảo vệ, bảo đảm” bởi Nhà nước.
Luật sư – đại biểu Quốc hội TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA