Defend the Defenders | 27/9/2014
Weekend Editorial
Bất ngờ phóng thích
Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm 25 tháng 9 năm 2014 thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng thích vào ngày 24 tháng 9 năm 2014 vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số 10, khu phố 4, phường An Phú, quận 2, Sài Gòn vào lúc 5 giờ sáng 25/9.
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư từ Mỹ trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam. Ngay sau khi về đến Sài Gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ.
Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án VN tại Sài Gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28/10/1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, công an đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương Văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để ông Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.
Một tù nhân chính trị khác là ông Nguyễn Tuấn Nam (còn gọi là Bảo Giang) cũng vừa được đặc xá trước thời hạn 22 tháng trong tình trạng sức khỏe rất yếu. Ông Nguyễn Tuấn Nam bị bắt ngày 22/7/1996 tại Campuchia và kết án 19 năm tù giam theo Điều 91 – tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Ông là một trong số 27 người theo Đảng Nhân dân hành động bị bắt cùng lúc.
Đặc xá cùng lượt với ông Nam là các ông Trần Hoàng Giang và Nguyễn Long Hội. Tất cả đều ở K2 Xuân Lộc.
Các tù nhân chính trị trên đều được “đặc xá” sau quốc khánh Việt Nam, trong khi vào dịp 2/9/2014 đã hầu như không có gì đặc biệt.
Ngoại giao con thoi
Việc phóng thích bất ngờ một nhân vật đang phải chịu án chung thân và bị xem là “cực kỳ nguy hiểm” cho chế độ cầm quyền Việt Nam vào thời điểm này cho thấy tín hiệu gì?
Thời điểm cuối tháng 9/2014 lại được xem là “nhạy cảm đối ngoại”, khi bắt đầu phát lộ tín hiệu Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với việc mua vũ khí sát thương của Việt Nam.
Tuy đang tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự với chi phí hàng tỉ đô la, nhưng hiện giờ khả năng giám sát biển của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bằng chứng là Hà Nội đã rất bất ngờ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa tháng 5/2014. Do vậy Hà Nội đang rất cần được trang bị thêm các phương tiện quân sự, nhất là của Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù binh chiến tranh và cũng là một trong những người thúc đẩy việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt vào đầu thập niên 1990, đang chuẩn bị đệ trình một đề nghị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc bãi bỏ một số hạn chế về bán vũ khí cho Việt Nam. Ông McCain cũng là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ trong mùa hè vừa qua đã gặp các lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí.
Tín hiệu dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ càng phát lộ bởi sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, mới đây Chỉ huy trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam – Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – đã lẳng lặng đến Mỹ tham gia tập trận hải quân với bộ trưởng hải quân Ray Mabus.
Còn ngay trước mắt là chuyến đi của chuyến đi Hoa Kỳ vào đầu tháng 10/2014 của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh để “tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry” – như lời dẫn của VOA.
Cũng có thể, chuyến “thị sát” của Dempsey đến Việt Nam và cuộc “tham khảo” của Phạm Bình Minh ở Hoa Kỳ sẽ mở đường cho một chuyến công du khác – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đến Việt Nam trước cuối năm nay.
Lặp lại Nguyễn Hữu Cầu?
Vào đầu năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy quân lực VNCH, bất ngờ được phóng thích. Đó cũng là thời điểm mà người đàn bà khả ái – nữ thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman – bất ngờ xuất hiện tại Hà Nội. Thậm chí, bà còn được gặp gỡ một cách khá thoải mái với Hội anh em dân chủ – một tổ chức dân sự độc lập luôn bị Nhà nước Việt Nam đặt vào “tầm ngắm”.
Tiếp theo đó là tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định được trả tự do trong tình trạng gần chết. Trong hai tháng Ba và Tư năm 2014, người ta chứng kiến một loạt tù nhân chính trị có tiếng tăm như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi được thả mà chẳng căn cứ vào một nguyên cớ nào thật xác đáng.
Đợt thả tù nhân chính trị trong nửa đầu năm 2014 lại cho thấy ít ra một đặc thù thuộc về quy luật phóng thích: thả “tù dài” ít quan trọng và là người của chế độ cũ trước, sau đó mới đến “tù ngắn” quan trọng hơn và thuộc lớp người sau năm 1975.
Vào lần này, ông Trần Tư cũng được bất ngờ thả ra với tư cách là một người thuộc chế độ cũ. Tuy nhiên, ông còn “nguy hiểm” hơn nhiều so với ông Nguyễn Hữu Cầu bởi bề dày xây dựng lực lượng dân chủ ở Việt Nam.
Còn ông Nguyễn Tuấn Nam cũng chỉ được thả ra trong tình trạng sức khỏe rất yếu, không khác gì thày giáo Đinh Đăng Định mà đã mất chỉ một tháng sau khi được “đặc xá”.
Có tin cho biết có thể còn có thêm tù nhân chính trị được thả trong thời gian tới.
Thường Sơn
September 27, 2014
Xã luận cuối tuần 27/9/2014: Trần Tư được thả: Tín hiệu lặp lại của Nguyễn Hữu Cầu?
by Nhan Quyen • Tran Tu
Defend the Defenders | 27/9/2014
Weekend Editorial
Bất ngờ phóng thích
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư từ Mỹ trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam. Ngay sau khi về đến Sài Gòn chưa hoạt động được bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ.
Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án VN tại Sài Gòn xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28/10/1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, công an đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương Văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh để ông Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình.
Một tù nhân chính trị khác là ông Nguyễn Tuấn Nam (còn gọi là Bảo Giang) cũng vừa được đặc xá trước thời hạn 22 tháng trong tình trạng sức khỏe rất yếu. Ông Nguyễn Tuấn Nam bị bắt ngày 22/7/1996 tại Campuchia và kết án 19 năm tù giam theo Điều 91 – tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Ông là một trong số 27 người theo Đảng Nhân dân hành động bị bắt cùng lúc.
Đặc xá cùng lượt với ông Nam là các ông Trần Hoàng Giang và Nguyễn Long Hội. Tất cả đều ở K2 Xuân Lộc.
Các tù nhân chính trị trên đều được “đặc xá” sau quốc khánh Việt Nam, trong khi vào dịp 2/9/2014 đã hầu như không có gì đặc biệt.
Ngoại giao con thoi
Việc phóng thích bất ngờ một nhân vật đang phải chịu án chung thân và bị xem là “cực kỳ nguy hiểm” cho chế độ cầm quyền Việt Nam vào thời điểm này cho thấy tín hiệu gì?
Thời điểm cuối tháng 9/2014 lại được xem là “nhạy cảm đối ngoại”, khi bắt đầu phát lộ tín hiệu Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với việc mua vũ khí sát thương của Việt Nam.
Tuy đang tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự với chi phí hàng tỉ đô la, nhưng hiện giờ khả năng giám sát biển của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bằng chứng là Hà Nội đã rất bất ngờ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa tháng 5/2014. Do vậy Hà Nội đang rất cần được trang bị thêm các phương tiện quân sự, nhất là của Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù binh chiến tranh và cũng là một trong những người thúc đẩy việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt vào đầu thập niên 1990, đang chuẩn bị đệ trình một đề nghị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc bãi bỏ một số hạn chế về bán vũ khí cho Việt Nam. Ông McCain cũng là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ trong mùa hè vừa qua đã gặp các lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí.
Tín hiệu dỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ càng phát lộ bởi sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, mới đây Chỉ huy trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam – Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – đã lẳng lặng đến Mỹ tham gia tập trận hải quân với bộ trưởng hải quân Ray Mabus.
Còn ngay trước mắt là chuyến đi của chuyến đi Hoa Kỳ vào đầu tháng 10/2014 của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh để “tham khảo ý kiến với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry” – như lời dẫn của VOA.
Cũng có thể, chuyến “thị sát” của Dempsey đến Việt Nam và cuộc “tham khảo” của Phạm Bình Minh ở Hoa Kỳ sẽ mở đường cho một chuyến công du khác – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đến Việt Nam trước cuối năm nay.
Lặp lại Nguyễn Hữu Cầu?
Vào đầu năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy quân lực VNCH, bất ngờ được phóng thích. Đó cũng là thời điểm mà người đàn bà khả ái – nữ thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman – bất ngờ xuất hiện tại Hà Nội. Thậm chí, bà còn được gặp gỡ một cách khá thoải mái với Hội anh em dân chủ – một tổ chức dân sự độc lập luôn bị Nhà nước Việt Nam đặt vào “tầm ngắm”.
Tiếp theo đó là tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định được trả tự do trong tình trạng gần chết. Trong hai tháng Ba và Tư năm 2014, người ta chứng kiến một loạt tù nhân chính trị có tiếng tăm như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi được thả mà chẳng căn cứ vào một nguyên cớ nào thật xác đáng.
Đợt thả tù nhân chính trị trong nửa đầu năm 2014 lại cho thấy ít ra một đặc thù thuộc về quy luật phóng thích: thả “tù dài” ít quan trọng và là người của chế độ cũ trước, sau đó mới đến “tù ngắn” quan trọng hơn và thuộc lớp người sau năm 1975.
Vào lần này, ông Trần Tư cũng được bất ngờ thả ra với tư cách là một người thuộc chế độ cũ. Tuy nhiên, ông còn “nguy hiểm” hơn nhiều so với ông Nguyễn Hữu Cầu bởi bề dày xây dựng lực lượng dân chủ ở Việt Nam.
Còn ông Nguyễn Tuấn Nam cũng chỉ được thả ra trong tình trạng sức khỏe rất yếu, không khác gì thày giáo Đinh Đăng Định mà đã mất chỉ một tháng sau khi được “đặc xá”.
Có tin cho biết có thể còn có thêm tù nhân chính trị được thả trong thời gian tới.
Thường Sơn