CTNLT | 31/8/2014
1. Xin bạn cho biết cảm nghĩ của bạn về bản án xử 3 công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh
LTKT: Theo suy nghỉ của tôi về bản án xử ba người yêu nước: chị Bùi Thị Minh Hằng – em Nguyễn Văn Minh – em Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là quá “luật rừng”. Dân thường nói CSVN có cả một rừng luật, nhưng họ thích xài luật rừng. Chi tiết về câu này là họ có luật pháp rõ ràng để “trừng trị”, nhưng họ lại dùng luật rừng ép buộc mình phạm vào một tội nào đó rồi từ đó họ áp dụng đúng luật pháp để trừng trị mình. Đó là “luật của lãnh đạo”. Ngoài ra khi thi hành đúng “luật pháp nhà nước” thì họ cũng áp dụng “luật của lãnh đạo” vì mọi thứ đều phải chờ và do lãnh đạo quyết định chớ không vì luật pháp mà thi hành. Chính tôi là nhân chứng cho 2 lần ở tù vì “luật của lãnh đạo”. Gỉa sử như tôi có tội đập bức tường hàng xóm thì đó chỉ là tội dân sự, nhưng khi có “luật của lãnh đạo” nhúng tay thì nó đã trở thành tội vi phạm Điều 88 của BLHS. Cách thức bắt, điều tra, giam giữ và ra tòa chung quy cũng chỉ hỏi về chuyện “chính trị”, không hề nhắc đến chuyện đập tường. Duy chỉ có một lần là trên tòa, chủ tọa hỏi tôi có đập tường hay không, dĩ nhiên, tôi phải trả lời có, thế rồi tòa phán 2 năm tù giam. Và tôi đã bị biệt giam 3 tháng để điều tra vì những hồ sơ trong máy vi tính. Khi tôi bị bắt, họ đã tịch thâu máy vi tính trong đó có toàn bộ hồ sơ là những bài viết của tôi, nhiều nhất là các đơn thưa kiện gửi từ địa phương đến trung ương, đã đăng trên các trang mạng cùng những bài viết của các tác giả khác mà tôi đã lấy xuống xem,… tất cả được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra. Thêm nữa, hai đứa em ở trong tù họ cũng không nhắc nhở về tội đập tường mà chỉ có hỏi về chuyện làm “chính trị” của tôi. Cuối cùng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm để buộc vào điều 88, nhưng “luật của lãnh đạo” không tha, vì vậy họ ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo về tội lưu trữ 391 trang tài liệu có nội dung “xúc phạm danh dự của người khác” mà tôi download từ các website. Rốt cuộc hai năm ở tù mà người tù chẳng biết mình tội gì. Những bạn tù tò mò hỏi tôi sao cán bộ nói Kim Thu tội “phản động”.
Luật pháp của CSVN là vậy, cảm nghĩ của tôi về bản án này là án “luật của lãnh đạo”. Bản án dành cho ba công dân yêu nước đã nằm sẳn trong học tủ quan tòa như nhà thơ Cuba, người đã bị công an chận đường bắt và biệt tích đến nay, đã viết:
“Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn
Và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan tòa.”
Không, tôi không cần sự khoan hồng”
Nếu ngày mai bọn chúng đến đây bắt tôi,
Tôi sẽ không cần tự biện hộ,
Tôi sẽ không cần ai biện hộ cho tôi,
Tôi cũng không cần một gã luật sư công chức
–kẻ chỉ biết đứng trước tòa và nói: “Xin hãy khoan hồng…”
Không, tôi không cần sự khoan hồng vì tôi không có tội.
Tôi chỉ khao khát sự tự do cho đất nước này và tôi sẵn sàng chết cho điều đó.
Hãy treo cổ tôi lên với bản án: “Đây là kẻ ngoan cố – kẻ đã dám khao khát tự do.”
Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn
Và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan tòa.
Lũ hèn nhát sẽ lấy một bản án ra và điền tên tôi vào,
Và tôi sẽ nghe bọn chúng đọc thuộc lòng
Những ngôn từ mà mọi người đều đã biết.
Không, tôi không cần sự khoan hồng cho tôi,
Vì tôi cũng sẽ không khoan hồng cho bất cứ kẻ nào dám dẫm đạp lên sự tự do như dẫm đạp lên rác rưởi.
Không, tôi không cần sự khoan hồng.
Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn.
2. Trước và vào lúc phiên toà xảy ra, lực lượng an ninh đã ngăn chận, bắt giữ nhiều người đến tham dự phiên toà được gọi là xử công khai. Ý kiến của bạn về những hành động này?
LTKT: Đó là họ đã áp dụng đúng hai luật trên. Luật pháp nhà nước cho phép xử công khai, nhưng luật của lãnh đạo/luật rừng/án chủ trương tòa nội bộ nên mới ra lệnh ngăn chặn và bắt giữ những người đến tham dự phiên tòa. Nếu nói là nhà nước pháp quyền thì theo tôi nghĩ là chỉ có một luật pháp duy nhất và rất nghiêm minh, đằng này khi luật nói là xử công khai mà lại ngăn cản và giới hạn người tham dự thì có khác nào nhà nước pháp quyền chỉ là tấm bình phong cho một luật pháp khác, nôm na là “luật của lãnh đạo” đã nói như trên. Nếu như vậy thì nhà nước này đã trở thành độc quyền, độc tôn và pháp luật là dùng để mị dân và “trừng trị dân”. Muốn dân tôn trọng luật pháp thì chính họ phải tôn trọng cái luật pháp mà họ đưa ra. Họ không tôn trọng thì làm sao trách dân không tôn trọng. Đó là nguyên nhân của các cuộc tranh đấu mà họ phải đối đầu với người dân, trong đó có chúng ta, để phản kháng đến khi nào họ phải dẹp cái “luật của lãnh đạo” mới thôi.
Ngăn chặn bắt người là rõ ràng nhà cầm quyền CS xem thường và thách đố dư luận quốc tế về nhân quyền; xem thường cộng đồng Người Việt Quốc Gia yêu nước trên thế giới đang tranh đấu cho một VN dân chủ phú cường; xem thường tầm hiểu biết về luập pháp của người dân trong nước; và trắng trợn xem thường người dân như là công cụ của đảng CSVN.
3. Theo bạn, bản chất thật sự của phiên toà với bản án áp đặt lên 3 người yêu nước là gì?
LTKT: Bản chất thật sự của phiên tòa với bản án áp đặt lên người yêu nước là nhằm triệt tiêu những mầm móng phản kháng trong trứng nước, đồng thời cũng nhằm răng đe những ai bất đồng chính kiến, nói lên sự thật. Theo chủ thuyết CS thì không có một tổ chức, đảng phái nào được nhen nhóm hình thành. Vì vậy đối với họ, “giết lầm hơn tha lầm”, những người như chúng ta thì làm sao vô tội trước tòa được. Thêm nữa, CS là sư tổ của các cuộc tranh đấu, bằng chứng là nhờ vào những sự tranh đấu bất chấp thủ đoạn mà họ từ không đến có, thì bản chất của phiên tòa là pháp trường cho những người yêu nước.
4. Tại sao nhà nước phải làm điều đó.
LTKT: Nhà nước phải làm điều này là hợp thức hóa các tội mà do “luật của lãnh đạo” đưa ra rồi từ đó dùng luật pháp quốc gia nghiêm trị để chứng minh là họ có một nhà nước pháp quyền, có kỷ cương phép nước trị dân, hòng mị dân để tiếp tục tròng vào cổ dân hai bộ luật: “luật pháp quốc gia” và “luật của lãnh đạo”. Rõ nghĩa hơn là dùng luật thiệt để hợp thức hóa luật rừng. Một nước mà dùng hai bộ luật riêng biệt thì dân chỉ là nô lệ. Cúi đầu thì họ dùng luật thiệt, ngẩn đầu thì họ dùng luật rừng.
5. Những hoạt động, tinh thần đấu tranh của chị Bùi Hằng có tạo một ấn tượng gì ở bạn và tác động lên bạn?
Câu 5 : Tinh thần đấu tranh của chị BTMH và hai em NTTQ, NVM đã để lại ấn tượng đẹp ở trong lòng người dân Việt yêu nước, trong đó có tôi, và nó là tấm gương mà mọi người nên noi theo. Nó có tác động làm cho tôi càng ngày càng có nghị lực quyết liệt, mạnh mẽ can đảm đương đầu với mọi tình huống để phong trào đòi lại tự do, dân chủ, nhân quyền càng sớm thành công.
6. Bạn nghĩ gì về con đường trước mắt của chúng ta?
LTKT: Con đường tranh đấu trước mắt của chúng ta càng ngày càng sáng ngời chính nghĩa và có nhiều kết quả khả quan. So sánh cuộc đấu tranh bây giờ thì có một thành quả rất đáng ghi nhận so với hơn chục năm về trước khi mà tôi cùng một số dân oan và một ít những nhà tranh đấu đã đơn thân, đơn phương ra mặt chống lại nhà nước CS ở thủ đô Hà nội:
– Đã có sự phân biệt rõ ràng giữa những người yêu nước đấu tranh và hầu hết 94 triệu dân vì một VN dân chủ nhân quyền và một nhà cầm quyền độc tài đảng trị, bán nước hại dân. Chúng ta yêu nước, chúng ta đang đứng về phía chính nghĩa.
– Phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng đã giúp rất nhiều trong công cuộc tranh đấu. Nhờ vào đó, đã vạch mặt biết bao tuyên truyền láo khoét một chiều của nhà cầm quyền cũng như những âm mưu thâm độc hành hạ cướp đất,cướp nhà của dân.
– Một thế hệ trẻ đã ra đời tiếp nối truyền thống đấu tranh với những ý nghĩ phương pháp thích hợp với hiện tại.
– Sự ra đời của XHDS, Lao Động Việt, Hội Đồng Liên Tôn và một số nhóm là một bước thành công lớn mà nhà cầm quyền phải nhượng bước và lo sợ vì những tổ chức đó là khắc tinh của chủ nghĩa CS.
– Cộng đồng Hải ngoại càng ngày càng lớn mạnh, là hậu thuẩn và nền tảng vững chắc cho các cuộc tranh đấu trong nước. Rừng cờ vàng tung bay khắp nơi trong khi đó cờ đỏ “khiêm nhường” treo trên thế giới cho đúng theo phép tắc ngoại giao.
– Cộng đồng quốc tế cũng đang đồng tình và ủng hộ công khai các phong trào dân chủ nhân quyền như việc các lãnh sự quán đã tiếp xúc các bạn trẻ vừa qua.
Với những kết quả như trên thì con đường tranh đấu trước mắt của chúng ta chắc chắn sẽ thắng tà quyền CS, đất nước sẽ thực sự có dân chủ nhân quyền trong tương lai không xa.
Gian khổ đã qua, những lớp người đi trước đã có quá nhiều hy sinh tù tội, chết âm thầm trong ngục tối, bị trả thù tàn độc trong cuộc đời,… để lót đường, thì lớp đi sau, nhất là các bạn trẻ, không lý do gì mà chùn bước. Riêng tôi, ngày xưa cô đơn trên đường tranh đấu quá nhiều chông gai thì ngày hôm nay có cả cộng đồng đứng sau lưng thì làm sao chùn bước được.
Nhân cơ hội được phỏng vấn, tôi xin có lời cám ơn cộng đồng Hải ngoại và các nhà tranh đấu trong nước đã ủng hộ khích lệ tôi trong thời gian 2 lần ở tù vừa qua. Đồng thời cũng lên tiếng ủng hộ sự đấu tranh của chị Bùi Thị Minh Hằng, các em Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, chúc chị và hai em nhiều sức khỏe và giữ vững lòng tin vào chính nghĩa.
Lê Thị Kim Thu.
September 1, 2014
Phản Ứng Của Dân Oan Lê Thị Kim Thu Về Phiên Tòa Xử 3 Nhà Yêu Nước Tại Đông Tháp
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Le Thi Kim Thu, Nguyen Thi Thuy Quynh, Nguyen Van Minh
CTNLT | 31/8/2014
1. Xin bạn cho biết cảm nghĩ của bạn về bản án xử 3 công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh
LTKT: Theo suy nghỉ của tôi về bản án xử ba người yêu nước: chị Bùi Thị Minh Hằng – em Nguyễn Văn Minh – em Nguyễn Thị Thúy Quỳnh là quá “luật rừng”. Dân thường nói CSVN có cả một rừng luật, nhưng họ thích xài luật rừng. Chi tiết về câu này là họ có luật pháp rõ ràng để “trừng trị”, nhưng họ lại dùng luật rừng ép buộc mình phạm vào một tội nào đó rồi từ đó họ áp dụng đúng luật pháp để trừng trị mình. Đó là “luật của lãnh đạo”. Ngoài ra khi thi hành đúng “luật pháp nhà nước” thì họ cũng áp dụng “luật của lãnh đạo” vì mọi thứ đều phải chờ và do lãnh đạo quyết định chớ không vì luật pháp mà thi hành. Chính tôi là nhân chứng cho 2 lần ở tù vì “luật của lãnh đạo”. Gỉa sử như tôi có tội đập bức tường hàng xóm thì đó chỉ là tội dân sự, nhưng khi có “luật của lãnh đạo” nhúng tay thì nó đã trở thành tội vi phạm Điều 88 của BLHS. Cách thức bắt, điều tra, giam giữ và ra tòa chung quy cũng chỉ hỏi về chuyện “chính trị”, không hề nhắc đến chuyện đập tường. Duy chỉ có một lần là trên tòa, chủ tọa hỏi tôi có đập tường hay không, dĩ nhiên, tôi phải trả lời có, thế rồi tòa phán 2 năm tù giam. Và tôi đã bị biệt giam 3 tháng để điều tra vì những hồ sơ trong máy vi tính. Khi tôi bị bắt, họ đã tịch thâu máy vi tính trong đó có toàn bộ hồ sơ là những bài viết của tôi, nhiều nhất là các đơn thưa kiện gửi từ địa phương đến trung ương, đã đăng trên các trang mạng cùng những bài viết của các tác giả khác mà tôi đã lấy xuống xem,… tất cả được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra. Thêm nữa, hai đứa em ở trong tù họ cũng không nhắc nhở về tội đập tường mà chỉ có hỏi về chuyện làm “chính trị” của tôi. Cuối cùng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm để buộc vào điều 88, nhưng “luật của lãnh đạo” không tha, vì vậy họ ra quyết định xử phạt hành chính cảnh cáo về tội lưu trữ 391 trang tài liệu có nội dung “xúc phạm danh dự của người khác” mà tôi download từ các website. Rốt cuộc hai năm ở tù mà người tù chẳng biết mình tội gì. Những bạn tù tò mò hỏi tôi sao cán bộ nói Kim Thu tội “phản động”.
Luật pháp của CSVN là vậy, cảm nghĩ của tôi về bản án này là án “luật của lãnh đạo”. Bản án dành cho ba công dân yêu nước đã nằm sẳn trong học tủ quan tòa như nhà thơ Cuba, người đã bị công an chận đường bắt và biệt tích đến nay, đã viết:
“Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn
Và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan tòa.”
Không, tôi không cần sự khoan hồng”
Nếu ngày mai bọn chúng đến đây bắt tôi,
Tôi sẽ không cần tự biện hộ,
Tôi sẽ không cần ai biện hộ cho tôi,
Tôi cũng không cần một gã luật sư công chức
–kẻ chỉ biết đứng trước tòa và nói: “Xin hãy khoan hồng…”
Không, tôi không cần sự khoan hồng vì tôi không có tội.
Tôi chỉ khao khát sự tự do cho đất nước này và tôi sẵn sàng chết cho điều đó.
Hãy treo cổ tôi lên với bản án: “Đây là kẻ ngoan cố – kẻ đã dám khao khát tự do.”
Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn
Và đã được để sẵn trong hộc bàn của những quan tòa.
Lũ hèn nhát sẽ lấy một bản án ra và điền tên tôi vào,
Và tôi sẽ nghe bọn chúng đọc thuộc lòng
Những ngôn từ mà mọi người đều đã biết.
Không, tôi không cần sự khoan hồng cho tôi,
Vì tôi cũng sẽ không khoan hồng cho bất cứ kẻ nào dám dẫm đạp lên sự tự do như dẫm đạp lên rác rưởi.
Không, tôi không cần sự khoan hồng.
Ở đất nước này mọi bản án đều đã được viết sẵn.
2. Trước và vào lúc phiên toà xảy ra, lực lượng an ninh đã ngăn chận, bắt giữ nhiều người đến tham dự phiên toà được gọi là xử công khai. Ý kiến của bạn về những hành động này?
LTKT: Đó là họ đã áp dụng đúng hai luật trên. Luật pháp nhà nước cho phép xử công khai, nhưng luật của lãnh đạo/luật rừng/án chủ trương tòa nội bộ nên mới ra lệnh ngăn chặn và bắt giữ những người đến tham dự phiên tòa. Nếu nói là nhà nước pháp quyền thì theo tôi nghĩ là chỉ có một luật pháp duy nhất và rất nghiêm minh, đằng này khi luật nói là xử công khai mà lại ngăn cản và giới hạn người tham dự thì có khác nào nhà nước pháp quyền chỉ là tấm bình phong cho một luật pháp khác, nôm na là “luật của lãnh đạo” đã nói như trên. Nếu như vậy thì nhà nước này đã trở thành độc quyền, độc tôn và pháp luật là dùng để mị dân và “trừng trị dân”. Muốn dân tôn trọng luật pháp thì chính họ phải tôn trọng cái luật pháp mà họ đưa ra. Họ không tôn trọng thì làm sao trách dân không tôn trọng. Đó là nguyên nhân của các cuộc tranh đấu mà họ phải đối đầu với người dân, trong đó có chúng ta, để phản kháng đến khi nào họ phải dẹp cái “luật của lãnh đạo” mới thôi.
Ngăn chặn bắt người là rõ ràng nhà cầm quyền CS xem thường và thách đố dư luận quốc tế về nhân quyền; xem thường cộng đồng Người Việt Quốc Gia yêu nước trên thế giới đang tranh đấu cho một VN dân chủ phú cường; xem thường tầm hiểu biết về luập pháp của người dân trong nước; và trắng trợn xem thường người dân như là công cụ của đảng CSVN.
3. Theo bạn, bản chất thật sự của phiên toà với bản án áp đặt lên 3 người yêu nước là gì?
LTKT: Bản chất thật sự của phiên tòa với bản án áp đặt lên người yêu nước là nhằm triệt tiêu những mầm móng phản kháng trong trứng nước, đồng thời cũng nhằm răng đe những ai bất đồng chính kiến, nói lên sự thật. Theo chủ thuyết CS thì không có một tổ chức, đảng phái nào được nhen nhóm hình thành. Vì vậy đối với họ, “giết lầm hơn tha lầm”, những người như chúng ta thì làm sao vô tội trước tòa được. Thêm nữa, CS là sư tổ của các cuộc tranh đấu, bằng chứng là nhờ vào những sự tranh đấu bất chấp thủ đoạn mà họ từ không đến có, thì bản chất của phiên tòa là pháp trường cho những người yêu nước.
4. Tại sao nhà nước phải làm điều đó.
LTKT: Nhà nước phải làm điều này là hợp thức hóa các tội mà do “luật của lãnh đạo” đưa ra rồi từ đó dùng luật pháp quốc gia nghiêm trị để chứng minh là họ có một nhà nước pháp quyền, có kỷ cương phép nước trị dân, hòng mị dân để tiếp tục tròng vào cổ dân hai bộ luật: “luật pháp quốc gia” và “luật của lãnh đạo”. Rõ nghĩa hơn là dùng luật thiệt để hợp thức hóa luật rừng. Một nước mà dùng hai bộ luật riêng biệt thì dân chỉ là nô lệ. Cúi đầu thì họ dùng luật thiệt, ngẩn đầu thì họ dùng luật rừng.
5. Những hoạt động, tinh thần đấu tranh của chị Bùi Hằng có tạo một ấn tượng gì ở bạn và tác động lên bạn?
Câu 5 : Tinh thần đấu tranh của chị BTMH và hai em NTTQ, NVM đã để lại ấn tượng đẹp ở trong lòng người dân Việt yêu nước, trong đó có tôi, và nó là tấm gương mà mọi người nên noi theo. Nó có tác động làm cho tôi càng ngày càng có nghị lực quyết liệt, mạnh mẽ can đảm đương đầu với mọi tình huống để phong trào đòi lại tự do, dân chủ, nhân quyền càng sớm thành công.
6. Bạn nghĩ gì về con đường trước mắt của chúng ta?
LTKT: Con đường tranh đấu trước mắt của chúng ta càng ngày càng sáng ngời chính nghĩa và có nhiều kết quả khả quan. So sánh cuộc đấu tranh bây giờ thì có một thành quả rất đáng ghi nhận so với hơn chục năm về trước khi mà tôi cùng một số dân oan và một ít những nhà tranh đấu đã đơn thân, đơn phương ra mặt chống lại nhà nước CS ở thủ đô Hà nội:
– Đã có sự phân biệt rõ ràng giữa những người yêu nước đấu tranh và hầu hết 94 triệu dân vì một VN dân chủ nhân quyền và một nhà cầm quyền độc tài đảng trị, bán nước hại dân. Chúng ta yêu nước, chúng ta đang đứng về phía chính nghĩa.
– Phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng đã giúp rất nhiều trong công cuộc tranh đấu. Nhờ vào đó, đã vạch mặt biết bao tuyên truyền láo khoét một chiều của nhà cầm quyền cũng như những âm mưu thâm độc hành hạ cướp đất,cướp nhà của dân.
– Một thế hệ trẻ đã ra đời tiếp nối truyền thống đấu tranh với những ý nghĩ phương pháp thích hợp với hiện tại.
– Sự ra đời của XHDS, Lao Động Việt, Hội Đồng Liên Tôn và một số nhóm là một bước thành công lớn mà nhà cầm quyền phải nhượng bước và lo sợ vì những tổ chức đó là khắc tinh của chủ nghĩa CS.
– Cộng đồng Hải ngoại càng ngày càng lớn mạnh, là hậu thuẩn và nền tảng vững chắc cho các cuộc tranh đấu trong nước. Rừng cờ vàng tung bay khắp nơi trong khi đó cờ đỏ “khiêm nhường” treo trên thế giới cho đúng theo phép tắc ngoại giao.
– Cộng đồng quốc tế cũng đang đồng tình và ủng hộ công khai các phong trào dân chủ nhân quyền như việc các lãnh sự quán đã tiếp xúc các bạn trẻ vừa qua.
Với những kết quả như trên thì con đường tranh đấu trước mắt của chúng ta chắc chắn sẽ thắng tà quyền CS, đất nước sẽ thực sự có dân chủ nhân quyền trong tương lai không xa.
Gian khổ đã qua, những lớp người đi trước đã có quá nhiều hy sinh tù tội, chết âm thầm trong ngục tối, bị trả thù tàn độc trong cuộc đời,… để lót đường, thì lớp đi sau, nhất là các bạn trẻ, không lý do gì mà chùn bước. Riêng tôi, ngày xưa cô đơn trên đường tranh đấu quá nhiều chông gai thì ngày hôm nay có cả cộng đồng đứng sau lưng thì làm sao chùn bước được.
Nhân cơ hội được phỏng vấn, tôi xin có lời cám ơn cộng đồng Hải ngoại và các nhà tranh đấu trong nước đã ủng hộ khích lệ tôi trong thời gian 2 lần ở tù vừa qua. Đồng thời cũng lên tiếng ủng hộ sự đấu tranh của chị Bùi Thị Minh Hằng, các em Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, chúc chị và hai em nhiều sức khỏe và giữ vững lòng tin vào chính nghĩa.
Lê Thị Kim Thu.