UBBVQLNVN, Queme | 11/8/2014
Ngày 7.8.2014, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights)và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) đã nộp đơn khiến kiện Người trung gian hoà giải của Liên Âu về việc Uỷ hội Châu Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền trong các cuộc thương thảo về Mậu dịch và Đầu tư với Việt Nam.
Các cuộc thương thảo Liên Âu – Việt Nam về Hiệp ước Tự do Mậu dịch (Free Trade Agrement) đã diễn ra trong khi những cuộc đàn áp gia tăng tại Việt Nam. Trong cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào tự do ngôn luận, Việt Nam truy tố và cầm tù ít nhất 65 bloggers và các nhà hoạt động trong năm 2013, và ít nhất 14 người khác bị bắt trong 6 tháng đầu năm 2014. Rất nhiều nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự bị hành hung khi tổ chức các cuộc biểu tình ôn hoà hay tổ chức các cuộc hội thảo nhân quyền. Hàng trăm dân oan mất đất bị đánh trọng thương, một số khác bị thảm sát trong những cuộc chống đối công an cưỡng chiếm đất đai.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói :“Không thể nào chấp nhận việc Uỷ hội Châu Âu thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch mà chẳng có sự quan tâm nào cho nhân quyền Việt Nam. Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam lên tới đỉnh điểm trong những năm qua. Nhiều viên chức cao cấp Liên Âu đã không ngừng tố cáo các án xử nặng nề đánh xuống đầu các bloggers và các nhà bảo vệ nhân quyền, thì nay, Uỷ hội Châu Âu đề xuất “mọi sự coi như bình thường” — mà còn nâng cấp quan hệ giao thương với Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi Người trung gian hoà giải Liên Âu chú tâm tới sự kiện này để giúp cho việc bảo vệ nhân quyền trở lại trung tâm quan hệ Liên Âu – Việt Nam”.
Hiệp ước Mậu dịch và Đầu tư [nếu không quan tâm tới nhân quyền] sẽ có khả năng làm cho những vi phạm nhân quyền trở nên trầm trọng trong bối cảnh các quyền lao động, thủ đắc đất đai và tài nguyên thiên nhiên hay khi những cơ cấu cầu viện được chỉ định bảo đảm cho người đầu tư mà không lý tới ảnh hưởng cộng đồng.
Ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, nhận xét :“Những vi phạm nhân quyền này có thể ngăn ngừa bằng cách đánh giá các tác động nhân quyền, và bằng cách đặt để những cơ chế bảo vệ trong Hiệp ước Mậu dịch và Đầu tư nhằm ngăn chặn các vi phạm, hay đề xuất các cơ chế ngăn ngừa. Chúng tôi tin rằng việc Uỷ hội Châu Âu từ chối quan tâm tới nhân quyền là điều trái chống với những nghĩa vụ chính đáng phải tôn trọng, phải bảo vệ, và thực hiện nhân quyền”.
Đã biết bao lần Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng kêu gọi, cùng với Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu yêu cầu Uỷ hội Châu Âu đưa vào Hiệp ước sự đánh giá các tác động nhân quyền khi hai bên đang thương thảo Hiệp ước. Thế nhưng Uỷ viên Liên Âu thương thảo Hiệp ước tuyên bố rằng Uỷ hội “không tính chuyện ủng hộ việc đánh giá tác động nhân quyền trong Hiệp ước Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam”.
Liên Đoàn Nhân quyền Quốc tế và Uỷ ban bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tin rằng sự từ chối của Uỷ hội Châu Âu, cấu thành một trường hợp quản lý tồi. Hai tổ chức Nhân quyền Quốc tế thúc hối Người trung gian hoà giải của Liên Âu xem xét vụ khiếu kiện này, và yêu sách Uỷ hội Châu Âu duyệt xét lại việc đã từ chối.
August 12, 2014
Thông cáo chung của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam khiếu kiện việc Liên Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền khi thương thảo với Hà Nội
by Nhan Quyen • [Human Rights]
UBBVQLNVN, Queme | 11/8/2014
Các cuộc thương thảo Liên Âu – Việt Nam về Hiệp ước Tự do Mậu dịch (Free Trade Agrement) đã diễn ra trong khi những cuộc đàn áp gia tăng tại Việt Nam. Trong cuộc đàn áp khốc liệt nhắm vào tự do ngôn luận, Việt Nam truy tố và cầm tù ít nhất 65 bloggers và các nhà hoạt động trong năm 2013, và ít nhất 14 người khác bị bắt trong 6 tháng đầu năm 2014. Rất nhiều nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự bị hành hung khi tổ chức các cuộc biểu tình ôn hoà hay tổ chức các cuộc hội thảo nhân quyền. Hàng trăm dân oan mất đất bị đánh trọng thương, một số khác bị thảm sát trong những cuộc chống đối công an cưỡng chiếm đất đai.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói :“Không thể nào chấp nhận việc Uỷ hội Châu Âu thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch mà chẳng có sự quan tâm nào cho nhân quyền Việt Nam. Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam lên tới đỉnh điểm trong những năm qua. Nhiều viên chức cao cấp Liên Âu đã không ngừng tố cáo các án xử nặng nề đánh xuống đầu các bloggers và các nhà bảo vệ nhân quyền, thì nay, Uỷ hội Châu Âu đề xuất “mọi sự coi như bình thường” — mà còn nâng cấp quan hệ giao thương với Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi Người trung gian hoà giải Liên Âu chú tâm tới sự kiện này để giúp cho việc bảo vệ nhân quyền trở lại trung tâm quan hệ Liên Âu – Việt Nam”.
Hiệp ước Mậu dịch và Đầu tư [nếu không quan tâm tới nhân quyền] sẽ có khả năng làm cho những vi phạm nhân quyền trở nên trầm trọng trong bối cảnh các quyền lao động, thủ đắc đất đai và tài nguyên thiên nhiên hay khi những cơ cấu cầu viện được chỉ định bảo đảm cho người đầu tư mà không lý tới ảnh hưởng cộng đồng.
Ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, nhận xét :“Những vi phạm nhân quyền này có thể ngăn ngừa bằng cách đánh giá các tác động nhân quyền, và bằng cách đặt để những cơ chế bảo vệ trong Hiệp ước Mậu dịch và Đầu tư nhằm ngăn chặn các vi phạm, hay đề xuất các cơ chế ngăn ngừa. Chúng tôi tin rằng việc Uỷ hội Châu Âu từ chối quan tâm tới nhân quyền là điều trái chống với những nghĩa vụ chính đáng phải tôn trọng, phải bảo vệ, và thực hiện nhân quyền”.
Đã biết bao lần Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng kêu gọi, cùng với Quyết nghị của Quốc hội Châu Âu yêu cầu Uỷ hội Châu Âu đưa vào Hiệp ước sự đánh giá các tác động nhân quyền khi hai bên đang thương thảo Hiệp ước. Thế nhưng Uỷ viên Liên Âu thương thảo Hiệp ước tuyên bố rằng Uỷ hội “không tính chuyện ủng hộ việc đánh giá tác động nhân quyền trong Hiệp ước Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam”.
Liên Đoàn Nhân quyền Quốc tế và Uỷ ban bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tin rằng sự từ chối của Uỷ hội Châu Âu, cấu thành một trường hợp quản lý tồi. Hai tổ chức Nhân quyền Quốc tế thúc hối Người trung gian hoà giải của Liên Âu xem xét vụ khiếu kiện này, và yêu sách Uỷ hội Châu Âu duyệt xét lại việc đã từ chối.