Nếu vậy người phụ nữ Việt Nam còn sở hữu những khổ đau về tinh thần, thể xác, còn mong mỏi trong tâm trí của mình về lẽ công bằng của pháp luật, sự minh bạch của chế độ, khao khát quyền con người. Chứ không phải là trong đầu họ chỉ có suy nghĩ hám ăn chơi, du hí, bồ bịch, làm tình, ế ẩm, thất tình, thất nghiệp như nhưng gì chúng ta thấy trong văn đàn Việt Nam ngày nay.
Theo blog Người Buôn Gió | 21/7/2014
Nếu như Vích To Huy Go ở Việt Nam, có lẽ ông không còn đủ sức để viết tác phẩm Những Người Khốn Khổ. Có thể ý kiến này là hơi ngang ngược. Nhưng những ai cầm bút có thể hiểu chút ít, khi mà nhân vật nhiều đến mức khủng khiếp, tràn ngập, khiến người viết khó mà tập trung để khắc hoạ nhân vật chủ đạo.
Không chỉ Vich To Huy Go, kể cả Đốt lẫy lừng về thân phận tối tăm con người cũng khó mà diễn giải hết những số phận bi thảm ở Việt Nam bây giờ. Cả một nước Nga Sa Hoàng thời đen tối vậy, nhưng những nhân vật tưởng rằng bi đát của Đốt trong Những Kẻ Tủi Nhục, Lũ Người Quỷ Ám so với Việt Nam thời nay cũng chẳng thấm tháp gì. Bạn cứ đọc cuộc đời của nhân vật mà Đốt kể, đối chứng với những gì bạn chứng kiến xung quanh bạn, bằng cái nhìn của Đốt chứ không phải cái nhìn của định hướng CNXH, bạn sẽ thấy cảm giác thế nào.
Hoạ chăng chỉ có nhà văn Rumani RGHEORGHIU với cái nhìn của một tu sĩ mới khắc hoạ được trong cuốn tiểu thuyết Lối Thoát Cuối Cùng những nhân vật có dáng dấp bi kịch như thân phận người Việt Nam. Lý do bởi những nhân vật của ông cũng sống dưới thời cộng sản. Nếu bạn có đọc tiểu thuyết này đến đoạn một gia đình bị theo dõi ngặt nghèo, khủng bố tinh thần liên miên. Họ sống trong sư tăm tối vì truy bức, đói rét và tuyệt vọng. Một ngày lễ, người vợ dành tiền mua được một con ngỗng, chị chọn một chiéc váy trắng mà lâu lắm chị không mặc. Chiếc váy dành cho ngày lễ trọng đại. Vì sự đói khát lâu ngày, nên con ngỗng quay là lý do của một ngày lễ trọng đại.
Khi con ngỗng đặt lên bàn, người phụ nữ trong chiếc váy trắng thấy tiếng gõ cửa. Tiếng gõ cửa không báo điềm lành, cánh cửa mở ra, người công an hộ khẩu xuất hiện. Người phụ nữ không còn tiếc nuối gì cuộc đời nữa, chị lao mình qua cửa sổ tự vẫn.
Không phải chị tự vẫn vì sợ tội, chị không có tội gì, chỉ vì người ta nghĩ gia đình chị có tư tưởng không vững. Hàng ngày, hàng giờ họ cần kiểm soát, uốn nắn để thấm nhuần tư tưởng chính trị của chế độ. Chỉ có vậy thôi.
Chị tự vẫn vì chị không thấy tự do, không thấy ánh sáng hạnh phúc ở cuộc đời này, bởi thế tên cuốn sách là Lối Thoát Cuối Cùng.
Tôi đã thấy những người phụ nữ Việt Nam tự vẫn, họ tự thiêu mình ở cổng uỷ ban. Có những người phụ nữ khác đội đơn, đội khăn tang trắng trên đầu cũng đang đòi tự vẫn trước cổng công quyền. Họ già có, trẻ có, nuôi con nhỏ có, mang bầu cũng có, thậm chí là tàn tật cũng có, neo đơn cũng có và đôi khi là cả bà mẹ liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng nữa.
Chưa nhà văn nào khai thác nguyên mẫu từ họ để viết thành tiểu thuyết cho đời. Một thời Pháp cai trị vẫn còn có những Vũ Trọng Phung, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố… viết về những phụ nữ bất hạnh. Nhưng ngày nay thì hiếm có nhà văn nào viết về họ.
Văn đàn Việt Nam ngày nay có một điều gì đó xa rời với thực tế cuộc sống, nói cách khác là xa rời những hình ảnh đau khổ, bất công, số phận bị chà đạp của người phụ nữ. Chỉ một mình Nguyễn Ngọc Tư là phảng phất đôi chút. Còn lại là Bóng Đè, Phải Lấy Người Như Anh, rồi cả Xách Ba Lô Lên Đi cũng được giới thiệu là tác phẩm văn học. Thậm chí một cuộc tình già nhân ngãi, non vợ chồng, thiếu trách nhiệm với cuộc đời cũng thành hiện tượng văn học như Ngủ Đi Anh Em Phải Dậy Lấy Chồng cũng được tung hô. Sở dĩ tung hô, vì nó phản án được một hiện thực xã hội ham ăn chơi, ham làm tình, ham hưởng thụ cho bản thân.
Thân phận phụ nữ Việt Nam ngày nay là vậy ư, là lên giường làm tình, đi du hí, cặp bồ ăn chơi… và rồi thành ngôi sao hay thành bế tắc cảnh tương lai ế ẩm phải tính trước kẻo hố lỡ mất thì.
Nó đúng là như vậy, văn học Việt Nam sát thực là như vậy. Nhưng còn hàng trăm hàng hàng người phụ nữ đi khiếu kiện, bị hắt a-xít, đánh gãy chân, gãy răng, bị bỏ tù, cướp tài sản… họ ở đâu trong văn học Việt Nam?
Có ba người phụ nữ ở ba miền mà tôi biết. Chị Trần Thuý Nga ở miền Bắc, một nách hai con nhỏ, chị bị một đám côn đồ theo dõi, đe doạ không được đấu tranh cho quyền con người. Vì không nghe lời chúng, chị bị chúng đánh gẫy chân bỏ măc trên đường, đứa con nhỏ ngồi giữa lòng đường, bên cạnh người mẹ đang nằm đau đớn quẳn quại vì ống sắt của bọn côn đồ vụt gẫy chân.
Chị Lê Thị Phương Anh ở miền Trung, có ba đứa con nhỏ, chị bị bắt một cách mơ hồ. Tội danh đến nay chưa xác định. Ba đứa con thơ lít nhít của chị ngày đêm mong chờ mẹ về. Cuộc sống của chị trước đó là những hăm doạ, cướp, đánh, bắt cóc không khác gì người phụ nữ trong tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng, thậm chí còn khốc liệt và trắng trợn hơn nhiều.
Người thứ ba là chị Bùi Thị Minh Hằng, người Bắc nhưng ở trong Nam. Chị bị bắt trên đường đi, chính quyền cáo buộc chị gây rối trật tự công cộng. Nhưng tội gây rối nào mà đến 6 tháng không kết luận được phải đi nhờ nhân chứng. Đã gọi là gây rối công cộng thì hành vì phải diễn ra rõ ràng, ở nơi nhiều người nhìn thấy mới gọi là công cộng. Tội rõ ràng như thế mà giam cầm đến tháng thứ 6 mới tìm nhân chứng để đối chất. Người phụ nữ này từng bị giam cầm không qua xét xử 5 tháng đến mức thân hình tàn tạ, bệnh tật, khuynh gia bại sản và bây giờ là lại tiếp tục tù.
Cả ba người phụ nữ đều liên quan đến chuyện đòi quyền sống mà con người sinh ra phải được hưởng.
Còn vô số những phụ nữ ở trong tù lâm trọng bệnh như Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần… và vô số phụ nữ lay lắt đợi chồng con, cha anh ở trong tù trên mọi miền đất nước. Cũng như hàng trăm, ngàn phụ nữ vạ vật dưới mái hiên, vườn hoa để đợi chờ công lý cho mình. Có người đã chết gục ở vườn hoa vì kiệt sức trong bao năm theo đuổi công lý.
Tôi không có ý nói những nhà văn VN là hèn, chưa có câu nào tôi nói vậy trong bài viết này. Ngay từ đầu tôi đã mạo phạm ví dụ là ngay kể cả các đại văn hào thế giới lẫy lừng cũng khó mà viết cho nổi về thân phận bi thương của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một cách tôi giải thích cho nền văn học Việt Nam vì sao chưa có những tác phẩm như thế. Bởi vì nếu vượt qua được sự sợ hãi, thì các số phận bi thương quá nhiều đến mức làm người viết bị tràn ngập bởi mọi hình ảnh, mọi nhân vật ở khắp nơi, khắp chỗ. Như một người thợ xây dựng mà chất liệu phong phú, ngồn ngộn hàng đống khiến họ không biết xây nhà bằng chất liệu gì.
Hay chăng nỗi đau thương lớn nhất là nỗi đau thương không thể tả nổi. Đó là nỗi đau thương của những người phụ nữ Việt Nam khốn khố ngày nay, ở trên đất nước mình trong khu công nghiệp, ngoài bến tàu xe, trước cửa uỷ ban, toà án, trong nhà tù hay ở các nhà máy Mã Lai, Đài Loan, Trung Quốc.
Nếu vậy người phụ nữ Việt Nam còn sở hữu những khổ đau về tinh thần, thể xác, còn mong mỏi trong tâm trí của mình về lẽ công bằng của pháp luật, sự minh bạch của chế độ, khao khát quyền con người. Chứ không phải là trong đầu họ chỉ có suy nghĩ hám ăn chơi, du hí, bồ bịch, làm tình, ế ẩm, thất tình, thất nghiệp như nhưng gì chúng ta thấy trong văn đàn Việt Nam ngày nay.
Những người phụ nữ khốn khổ. Họ rất nhiều và rất nhiều quanh chúng ta.
Người Buôn Gió
July 22, 2014
Những người phụ nữ khốn khổ
by Nhan Quyen • Bui Thi Kim Phuong, Le Thi Phuong Anh, Mai Thi Dung, Ta Phong Tan, Tran Thi Nga (Tran Thuy Nga)
Theo blog Người Buôn Gió | 21/7/2014
Nếu như Vích To Huy Go ở Việt Nam, có lẽ ông không còn đủ sức để viết tác phẩm Những Người Khốn Khổ. Có thể ý kiến này là hơi ngang ngược. Nhưng những ai cầm bút có thể hiểu chút ít, khi mà nhân vật nhiều đến mức khủng khiếp, tràn ngập, khiến người viết khó mà tập trung để khắc hoạ nhân vật chủ đạo.
Không chỉ Vich To Huy Go, kể cả Đốt lẫy lừng về thân phận tối tăm con người cũng khó mà diễn giải hết những số phận bi thảm ở Việt Nam bây giờ. Cả một nước Nga Sa Hoàng thời đen tối vậy, nhưng những nhân vật tưởng rằng bi đát của Đốt trong Những Kẻ Tủi Nhục, Lũ Người Quỷ Ám so với Việt Nam thời nay cũng chẳng thấm tháp gì. Bạn cứ đọc cuộc đời của nhân vật mà Đốt kể, đối chứng với những gì bạn chứng kiến xung quanh bạn, bằng cái nhìn của Đốt chứ không phải cái nhìn của định hướng CNXH, bạn sẽ thấy cảm giác thế nào.
Hoạ chăng chỉ có nhà văn Rumani RGHEORGHIU với cái nhìn của một tu sĩ mới khắc hoạ được trong cuốn tiểu thuyết Lối Thoát Cuối Cùng những nhân vật có dáng dấp bi kịch như thân phận người Việt Nam. Lý do bởi những nhân vật của ông cũng sống dưới thời cộng sản. Nếu bạn có đọc tiểu thuyết này đến đoạn một gia đình bị theo dõi ngặt nghèo, khủng bố tinh thần liên miên. Họ sống trong sư tăm tối vì truy bức, đói rét và tuyệt vọng. Một ngày lễ, người vợ dành tiền mua được một con ngỗng, chị chọn một chiéc váy trắng mà lâu lắm chị không mặc. Chiếc váy dành cho ngày lễ trọng đại. Vì sự đói khát lâu ngày, nên con ngỗng quay là lý do của một ngày lễ trọng đại.
Khi con ngỗng đặt lên bàn, người phụ nữ trong chiếc váy trắng thấy tiếng gõ cửa. Tiếng gõ cửa không báo điềm lành, cánh cửa mở ra, người công an hộ khẩu xuất hiện. Người phụ nữ không còn tiếc nuối gì cuộc đời nữa, chị lao mình qua cửa sổ tự vẫn.
Không phải chị tự vẫn vì sợ tội, chị không có tội gì, chỉ vì người ta nghĩ gia đình chị có tư tưởng không vững. Hàng ngày, hàng giờ họ cần kiểm soát, uốn nắn để thấm nhuần tư tưởng chính trị của chế độ. Chỉ có vậy thôi.
Chị tự vẫn vì chị không thấy tự do, không thấy ánh sáng hạnh phúc ở cuộc đời này, bởi thế tên cuốn sách là Lối Thoát Cuối Cùng.
Tôi đã thấy những người phụ nữ Việt Nam tự vẫn, họ tự thiêu mình ở cổng uỷ ban. Có những người phụ nữ khác đội đơn, đội khăn tang trắng trên đầu cũng đang đòi tự vẫn trước cổng công quyền. Họ già có, trẻ có, nuôi con nhỏ có, mang bầu cũng có, thậm chí là tàn tật cũng có, neo đơn cũng có và đôi khi là cả bà mẹ liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng nữa.
Chưa nhà văn nào khai thác nguyên mẫu từ họ để viết thành tiểu thuyết cho đời. Một thời Pháp cai trị vẫn còn có những Vũ Trọng Phung, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố… viết về những phụ nữ bất hạnh. Nhưng ngày nay thì hiếm có nhà văn nào viết về họ.
Văn đàn Việt Nam ngày nay có một điều gì đó xa rời với thực tế cuộc sống, nói cách khác là xa rời những hình ảnh đau khổ, bất công, số phận bị chà đạp của người phụ nữ. Chỉ một mình Nguyễn Ngọc Tư là phảng phất đôi chút. Còn lại là Bóng Đè, Phải Lấy Người Như Anh, rồi cả Xách Ba Lô Lên Đi cũng được giới thiệu là tác phẩm văn học. Thậm chí một cuộc tình già nhân ngãi, non vợ chồng, thiếu trách nhiệm với cuộc đời cũng thành hiện tượng văn học như Ngủ Đi Anh Em Phải Dậy Lấy Chồng cũng được tung hô. Sở dĩ tung hô, vì nó phản án được một hiện thực xã hội ham ăn chơi, ham làm tình, ham hưởng thụ cho bản thân.
Thân phận phụ nữ Việt Nam ngày nay là vậy ư, là lên giường làm tình, đi du hí, cặp bồ ăn chơi… và rồi thành ngôi sao hay thành bế tắc cảnh tương lai ế ẩm phải tính trước kẻo hố lỡ mất thì.
Nó đúng là như vậy, văn học Việt Nam sát thực là như vậy. Nhưng còn hàng trăm hàng hàng người phụ nữ đi khiếu kiện, bị hắt a-xít, đánh gãy chân, gãy răng, bị bỏ tù, cướp tài sản… họ ở đâu trong văn học Việt Nam?
Có ba người phụ nữ ở ba miền mà tôi biết. Chị Trần Thuý Nga ở miền Bắc, một nách hai con nhỏ, chị bị một đám côn đồ theo dõi, đe doạ không được đấu tranh cho quyền con người. Vì không nghe lời chúng, chị bị chúng đánh gẫy chân bỏ măc trên đường, đứa con nhỏ ngồi giữa lòng đường, bên cạnh người mẹ đang nằm đau đớn quẳn quại vì ống sắt của bọn côn đồ vụt gẫy chân.
Chị Lê Thị Phương Anh ở miền Trung, có ba đứa con nhỏ, chị bị bắt một cách mơ hồ. Tội danh đến nay chưa xác định. Ba đứa con thơ lít nhít của chị ngày đêm mong chờ mẹ về. Cuộc sống của chị trước đó là những hăm doạ, cướp, đánh, bắt cóc không khác gì người phụ nữ trong tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng, thậm chí còn khốc liệt và trắng trợn hơn nhiều.
Người thứ ba là chị Bùi Thị Minh Hằng, người Bắc nhưng ở trong Nam. Chị bị bắt trên đường đi, chính quyền cáo buộc chị gây rối trật tự công cộng. Nhưng tội gây rối nào mà đến 6 tháng không kết luận được phải đi nhờ nhân chứng. Đã gọi là gây rối công cộng thì hành vì phải diễn ra rõ ràng, ở nơi nhiều người nhìn thấy mới gọi là công cộng. Tội rõ ràng như thế mà giam cầm đến tháng thứ 6 mới tìm nhân chứng để đối chất. Người phụ nữ này từng bị giam cầm không qua xét xử 5 tháng đến mức thân hình tàn tạ, bệnh tật, khuynh gia bại sản và bây giờ là lại tiếp tục tù.
Cả ba người phụ nữ đều liên quan đến chuyện đòi quyền sống mà con người sinh ra phải được hưởng.
Còn vô số những phụ nữ ở trong tù lâm trọng bệnh như Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần… và vô số phụ nữ lay lắt đợi chồng con, cha anh ở trong tù trên mọi miền đất nước. Cũng như hàng trăm, ngàn phụ nữ vạ vật dưới mái hiên, vườn hoa để đợi chờ công lý cho mình. Có người đã chết gục ở vườn hoa vì kiệt sức trong bao năm theo đuổi công lý.
Tôi không có ý nói những nhà văn VN là hèn, chưa có câu nào tôi nói vậy trong bài viết này. Ngay từ đầu tôi đã mạo phạm ví dụ là ngay kể cả các đại văn hào thế giới lẫy lừng cũng khó mà viết cho nổi về thân phận bi thương của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một cách tôi giải thích cho nền văn học Việt Nam vì sao chưa có những tác phẩm như thế. Bởi vì nếu vượt qua được sự sợ hãi, thì các số phận bi thương quá nhiều đến mức làm người viết bị tràn ngập bởi mọi hình ảnh, mọi nhân vật ở khắp nơi, khắp chỗ. Như một người thợ xây dựng mà chất liệu phong phú, ngồn ngộn hàng đống khiến họ không biết xây nhà bằng chất liệu gì.
Hay chăng nỗi đau thương lớn nhất là nỗi đau thương không thể tả nổi. Đó là nỗi đau thương của những người phụ nữ Việt Nam khốn khố ngày nay, ở trên đất nước mình trong khu công nghiệp, ngoài bến tàu xe, trước cửa uỷ ban, toà án, trong nhà tù hay ở các nhà máy Mã Lai, Đài Loan, Trung Quốc.
Nếu vậy người phụ nữ Việt Nam còn sở hữu những khổ đau về tinh thần, thể xác, còn mong mỏi trong tâm trí của mình về lẽ công bằng của pháp luật, sự minh bạch của chế độ, khao khát quyền con người. Chứ không phải là trong đầu họ chỉ có suy nghĩ hám ăn chơi, du hí, bồ bịch, làm tình, ế ẩm, thất tình, thất nghiệp như nhưng gì chúng ta thấy trong văn đàn Việt Nam ngày nay.
Những người phụ nữ khốn khổ. Họ rất nhiều và rất nhiều quanh chúng ta.