Lao Động Việt | 13/7/3014
Sáng 9 tháng 7, tại Quốc hội Hoa Kỳ, một nhóm 5 dân biểu hàng đầu (leading members of the Congress) của đảng Dân chủ đã tổ chức họp báo về chủ đề “tại sao TPP không thể thành công”. Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang đến từ Việt Nam đại diện cho nhóm VOICE phát biểu cùng các dân biểu Loretta Sanchez, Rosa DeLauro, George Miller, Louise Slaughter, và Donna Edwards.
Blogger Đoan Trang
5 vị dân biểu nói về những lý do họ phản đối Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hiện nay Mỹ, Việt Nam, và 10 quốc gia khác đang đàm phán gia nhập. Các lý do này xoay quanh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, bất bình đẳng về thương mại, quyền của người lao động, quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT, và thủ tục ký gấp (fast- track) theo đó Quốc hội Mỹ sẽ bị hạn chế khả năng can thiệp.
Dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố: “Đã 8 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hưởng Quy chế Mậu dịch Bình thường Vĩnh viễn (PNTR), nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Vẫn còn những người dân Việt Nam bị ép phải lao động trong điều kiện tồi tệ, phải sống trong nhà ổ chuột và không đảm bảo vệ sinh. Họ làm việc 12-15 tiếng mỗi ngày và chỉ được trả công trung bình 70 đôla một tháng, và có nhiều trường hợp không được trả xu nào. Họ không có bảo hiểm y tế và đặc biệt, không được hưởng quyền của người lao động.. Bộ Lao động Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách bốn nước, nơi có bằng chứng cho thấy hàng may mặc được sản xuất bởi nạn lao động cưỡng bức và lao động trẻ em”.
Đoan Trang được mời đại diện cho VOICE để nói về quyền của người lao động (labor rights). Cô nói:
“Việc nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do là một điều tốt, nhưng vẫn còn hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị giam cầm, kể cả Chương và Hùng, những người đã cùng Hạnh tranh đấu. Quyền nghiệp đoàn vẫn đang bị cấm… Chúng tôi hiểu rằng, khi bị phát hiện vi phạm nhân quyền, chính phủ Việt Nam sẽ muốn chỉ phải nộp tiền phạt thay vì chịu thuế nhập cảng. Chúng tôi cũng hiểu rằng, bằng việc trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà nước Việt Nam muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng họ cũng tôn trọng quyền của người lao động.
Nhưng chúng tôi muốn nói rằng: Không thể có hiệp định thương mại nào được ký kết nếu quyền của người lao động không được thực thi. Hãy coi việc thực thi quyền này như là điều kiện tiên quyết của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Người dân Việt Nam chúng tôi mong muốn kinh tế thịnh vượng, nhưng phát triển kinh tế phải đi đôi với các quyền tự do. Xin quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi trên con đường này”.
July 13, 2014
Blogger Đoan Trang phát biểu cùng 5 dân biểu Hoa Kỳ về quyền lao động trong TPP
by Nhan Quyen • Doan Trang
Lao Động Việt | 13/7/3014
Blogger Đoan Trang
5 vị dân biểu nói về những lý do họ phản đối Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hiện nay Mỹ, Việt Nam, và 10 quốc gia khác đang đàm phán gia nhập. Các lý do này xoay quanh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, bất bình đẳng về thương mại, quyền của người lao động, quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT, và thủ tục ký gấp (fast- track) theo đó Quốc hội Mỹ sẽ bị hạn chế khả năng can thiệp.
Dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố: “Đã 8 năm trôi qua kể từ khi Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hưởng Quy chế Mậu dịch Bình thường Vĩnh viễn (PNTR), nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Vẫn còn những người dân Việt Nam bị ép phải lao động trong điều kiện tồi tệ, phải sống trong nhà ổ chuột và không đảm bảo vệ sinh. Họ làm việc 12-15 tiếng mỗi ngày và chỉ được trả công trung bình 70 đôla một tháng, và có nhiều trường hợp không được trả xu nào. Họ không có bảo hiểm y tế và đặc biệt, không được hưởng quyền của người lao động.. Bộ Lao động Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách bốn nước, nơi có bằng chứng cho thấy hàng may mặc được sản xuất bởi nạn lao động cưỡng bức và lao động trẻ em”.
Đoan Trang được mời đại diện cho VOICE để nói về quyền của người lao động (labor rights). Cô nói:
“Việc nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do là một điều tốt, nhưng vẫn còn hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị giam cầm, kể cả Chương và Hùng, những người đã cùng Hạnh tranh đấu. Quyền nghiệp đoàn vẫn đang bị cấm… Chúng tôi hiểu rằng, khi bị phát hiện vi phạm nhân quyền, chính phủ Việt Nam sẽ muốn chỉ phải nộp tiền phạt thay vì chịu thuế nhập cảng. Chúng tôi cũng hiểu rằng, bằng việc trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà nước Việt Nam muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng họ cũng tôn trọng quyền của người lao động.
Nhưng chúng tôi muốn nói rằng: Không thể có hiệp định thương mại nào được ký kết nếu quyền của người lao động không được thực thi. Hãy coi việc thực thi quyền này như là điều kiện tiên quyết của bất kỳ hiệp định thương mại nào. Người dân Việt Nam chúng tôi mong muốn kinh tế thịnh vượng, nhưng phát triển kinh tế phải đi đôi với các quyền tự do. Xin quý vị hãy đồng hành cùng chúng tôi trên con đường này”.