Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]
(Defend the Defenders)
Nguồn: Amnesty International
Không một ai đang bị cáo buộc tội hình sự có thể bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội, phù hợp với các giả định vô tội.
16.1 Quyền không không bị ép buộc để buộc tội chính mình
16.2 Quyền giữ im lặng
16.2.1 Liệu kết luận bất lợi có thể được rút ra từ một sự im lặng của bị cáo?
16.3 Cáo buộc về sự ép buộc trong quá trình thẩm vấn
___________
16.1 Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình
Không một ai đang bị buộc tội hình sự có thể bị ép buộc phải làm chứng chống lại mình hay nhận tội. Đây là một điều cơ bản của giả định vô tội, đặt nghĩa vụ chứng minh hành vi tội phạm cho bên truy tố. Nó cũng củng cố thêm điều luật cấm tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo và yêu cầu các bằng chứng thu được từ những sự ngược đãi đó phải được loại trừ khỏi thủ tục tố tụng.
(Xem Chương 15- Các suy đoán vô tội, và Chương 17- Loại trừ bằng chứng thu được từ sự vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế)
Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng “các quyền giữ im lặng khi bị cảnh sát thẩm vấn và đặc quyền chống lại sự tự buộc tội được công nhận là những tiêu chuẩn quốc tế, nằm ở trung tâm của khái niệm của thủ tục công bằng”.
Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình hoặc nhận tội là rất rộng. Nó cấm bất kỳ hình thức ép buộc, dù trực tiếp hay gián tiếp, thể chất hoặc tâm lý. Cưỡng bức đó bao gồm, nhưng không giới hạn, tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm nhục. Quyền này cũng nghiêm cấm việc sử dụng những lời khai thu được từ những biện pháp kể trên. (Xem Chương 10 về điều kiện nhân đạo của trại giam và không bị tra tấn). Nó cũng cấm việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tư pháp để buộc các bị cáo phải làm chứng.
Việc cấm gây sức ép để bị cáo để buộc tội chính mình hoặc thú nhận áp dụng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và trong thời gian xét xử. (Xem Chương 9 về quyền trong quá trình thẩm vấn)
Biệt giam hay giam giữ bí mật một người vi phạm các lệnh cấm tra tấn và ngược đãi khác.
Các nguyên tắc về công bằng trong xét xử:
ICCPR, Điều 14
“Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự chống lại một người, tất cả bị cáo được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau đây, trong sự bình đẳng đầy đủ: Không bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội”.
Châu Phi cho rằng “bất kỳ lời thú nhận thu được trong quá trình biệt giam được coi là thu được bằng sự ép buộc”.
Giam giữ một người trong phòng riêng biệt trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử gây áp lực tâm lý đối với bị cáo và có thể coi là biện pháp cưỡng chế để thú nhận. Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn đã tuyên bố rằng cố tình biệ#t giam một cá nhân trong thời gian trước khi xét xử với mục đích thu thập thông tin hoặc thú tội đồng nghĩa với tra tấn hoặc ngược đãi khác. (Xem Chương 10 phần 9 và Chương 17)
Quy định yêu cầu các bị cáo tiết lộ về những biện hộ và chứng cứ, ví dụ chứng cứ ngoại phạm trước khi phiên tòa phải được thực hiện một cách nhất quán với việc cấm chống lại tự buộc tội và quyền giữ im lặng.
Ngăn cấm tự buộc tội đòi hỏi thiết lập một tòa án chỉ chấp nhận lời khai tự nguyện (không có áp lực nào dẫn đến việc bị cáo tự thú nhận), và bị cáo hiểu được bản chất của các cáo buộc và hệ quả của việc thú nhận, và bị cáo hoàn toàn minh mẫn trong quá trình xét xử.
16.2 Quyền giữ im lặng
Quyền của bị cáo giữ im lặng trong quá trình thẩm vẫn của cảnh sát và tại phiên tòa được coi là tương đồng với hai quyền được bảo hộ quốc tế: quyền được coi là vô tội và quyền không bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội.
Quyền giữ im lặng của bị cáo giữ được ghi nhận rõ ràng trong Điều lệ của ICC, Quy chế tòa án của Rwanda và Nam Tư Các nguyên tắc về xét xử công bằng của châu Phi. Nó áp dụng ngay cả trong trường hợp bị cáo bị nghi ngờ thực hiện những tội ác tồi tệ.
Trong khi không được ghi rõ ràng trong ICCPR hoặc Công ước châu Âu, ủy ban Nhân quyền và Tòa án châu Âu coi quyền giữ im lặng là điều quan trọng trong một phiên tòa công bằng.
16.2.1 Liệu kết luận bất lợi có thể được rút ra từ một sự im lặng của bị cáo?
Điều lệ của ICC và Các nguyên tắc về xét xử công bằng của châu Phi đã cấm tòa án đưa ra các phán quyết bất lợi cho bị cáo khi người này giữ quyền im lặng.
Ủy ban Nhân quyền đã nêu mối quan ngoại về pháp luật ở Anh quốc, nơi cho phép tòa có những kết luận bất lợi từ sự im lặng của bị cáo.
Tòa án châu Âu cho rằng rằng suy luận chống lại lợi ích của bị cáo khi người này giữ quyền im lặng là sự vi phạm các giả định vô tội và đặc quyền chống lại tự buộc tội, nếu sự kết tội dựa chủ yếu vào sự im lặng của bị cáo hoặc sự chối từ cung cấp bằng chứng. Trong khi nhiều lần nhấn mạnh rằng Toà án phải đặc biệt thận trọng trước khi cho phép sử dụng sự im lặng để chống lại bị cáo, Tòa án châu Âu đã cũng đã cho rằng quyền giữ im lặng không phải là tuyệt đối. Thay vào đó, Tòa án châu Âu cho rằng câu hỏi liệu quyền được xét xử công bằng có bị vi phạm không nếu một tòa án rút ra kết luận bất lợi từ sự im lặng của bị cáo được xác định từ nhiều yếu tố trong vụ án. Các yếu tố đó bao gồm: quyền tiếp cận luật sư trong quá trình thẩm vấn, cảnh báo cho bị cáo về những hậu quả của sự im lặng; và mức độ quan trọng của sự im lặng khi đánh giá chứng cứ.
(Xem Chương 9 phần 4- Quyền giữ im lặng)
16.3 Tố cáo việc bị cưỡng bách trong quá trình thẩm vấn
Nếu trong quá trình tố tụng bị cáo cáo buộc rằng người đó đã bị# bắt buộc phải thực hiện một tuyên bố hoặc nhận tội, thẩm phán nên xem xét các cáo buộc.
Phù hợp với các giả định vô tội, bên công tố phải có nghĩa vụ chứng minh rằng người bị cáo buộc khai nhận một cách tự nguyện.
Khi có sự cưỡng chế dưới hình thức tra tấn hoặc ngược đãi, quyền không bị bắt buộc để buộc tội chính mình trùng lặp với các quy tắc riêng mà cấm việc sử dụng những khai nhận thu được bằng những phương cách lạm dụng như bằng chứng (ngoại trừ trong thủ tục tố tụng đối với bị cáo buộc thủ phạm của tình trạng lạm dụng). Sự nghiêm cấm này được đảm bảo bởi, trong số những người khác, Điều 15 của Công ước chống tra tấn và Điều 7 của ICCPR, như giải thích của ủy ban Nhân quyền.
ủy ban Nhân quyền tuyên bố rằng bên truy tố phải chịu trách nhiệm chứng minh rằng lời thú nhận là tự nguyện. Trách nhiệm này cần phải thực hiện khi bị cáo trưng ra các bằng chứng tố cáo việc bị đối xử ngược đãi.
Báo cáo viên đặc biệt về quyền con người và chống khủng bố đã tuyên bố rằng nếu có nghi ngờ về sự tự nguyện khai nhận của các nhân chứng hoặc bị cáo, ví dụ, khi không có thông tin về các hoạt cảnh, hoặc nếu bị cáo bị giam giữ tùy tiện hoặc bị giam giữ bí mật, thì những lời khai đó nên bị loại trừ.
(Xem Chương 17- Loại trừ các bằng chứng thu được từ sự vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Xem lại Chương 9- Quyền và biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn, và Chương 10 phần 10- Quyền không bị tra tấn và ngược đãi khác)
Hết chương 16.
Đón đọc Chương 17- Loại trừ các bằng chứng thu được từ việc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế
July 5, 2014
Trình tự Xét xử công minh (17)- Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa- Chương 16 – Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]
(Defend the Defenders)
Nguồn: Amnesty International
16.1 Quyền không không bị ép buộc để buộc tội chính mình
16.2 Quyền giữ im lặng
16.2.1 Liệu kết luận bất lợi có thể được rút ra từ một sự im lặng của bị cáo?
16.3 Cáo buộc về sự ép buộc trong quá trình thẩm vấn
___________
16.1 Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình
Không một ai đang bị buộc tội hình sự có thể bị ép buộc phải làm chứng chống lại mình hay nhận tội. Đây là một điều cơ bản của giả định vô tội, đặt nghĩa vụ chứng minh hành vi tội phạm cho bên truy tố. Nó cũng củng cố thêm điều luật cấm tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo và yêu cầu các bằng chứng thu được từ những sự ngược đãi đó phải được loại trừ khỏi thủ tục tố tụng.
(Xem Chương 15- Các suy đoán vô tội, và Chương 17- Loại trừ bằng chứng thu được từ sự vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế)
Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng “các quyền giữ im lặng khi bị cảnh sát thẩm vấn và đặc quyền chống lại sự tự buộc tội được công nhận là những tiêu chuẩn quốc tế, nằm ở trung tâm của khái niệm của thủ tục công bằng”.
Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình hoặc nhận tội là rất rộng. Nó cấm bất kỳ hình thức ép buộc, dù trực tiếp hay gián tiếp, thể chất hoặc tâm lý. Cưỡng bức đó bao gồm, nhưng không giới hạn, tra tấn và đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm nhục. Quyền này cũng nghiêm cấm việc sử dụng những lời khai thu được từ những biện pháp kể trên. (Xem Chương 10 về điều kiện nhân đạo của trại giam và không bị tra tấn). Nó cũng cấm việc áp dụng các biện pháp trừng phạt tư pháp để buộc các bị cáo phải làm chứng.
Việc cấm gây sức ép để bị cáo để buộc tội chính mình hoặc thú nhận áp dụng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và trong thời gian xét xử. (Xem Chương 9 về quyền trong quá trình thẩm vấn)
Biệt giam hay giam giữ bí mật một người vi phạm các lệnh cấm tra tấn và ngược đãi khác.
Các nguyên tắc về công bằng trong xét xử:
ICCPR, Điều 14
“Trong việc xác định bất kỳ tội hình sự chống lại một người, tất cả bị cáo được hưởng những bảo đảm tối thiểu sau đây, trong sự bình đẳng đầy đủ: Không bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội”.
Châu Phi cho rằng “bất kỳ lời thú nhận thu được trong quá trình biệt giam được coi là thu được bằng sự ép buộc”.
Giam giữ một người trong phòng riêng biệt trong thời gian bị giam giữ trước khi xét xử gây áp lực tâm lý đối với bị cáo và có thể coi là biện pháp cưỡng chế để thú nhận. Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn đã tuyên bố rằng cố tình biệ#t giam một cá nhân trong thời gian trước khi xét xử với mục đích thu thập thông tin hoặc thú tội đồng nghĩa với tra tấn hoặc ngược đãi khác. (Xem Chương 10 phần 9 và Chương 17)
Quy định yêu cầu các bị cáo tiết lộ về những biện hộ và chứng cứ, ví dụ chứng cứ ngoại phạm trước khi phiên tòa phải được thực hiện một cách nhất quán với việc cấm chống lại tự buộc tội và quyền giữ im lặng.
Ngăn cấm tự buộc tội đòi hỏi thiết lập một tòa án chỉ chấp nhận lời khai tự nguyện (không có áp lực nào dẫn đến việc bị cáo tự thú nhận), và bị cáo hiểu được bản chất của các cáo buộc và hệ quả của việc thú nhận, và bị cáo hoàn toàn minh mẫn trong quá trình xét xử.
16.2 Quyền giữ im lặng
Quyền của bị cáo giữ im lặng trong quá trình thẩm vẫn của cảnh sát và tại phiên tòa được coi là tương đồng với hai quyền được bảo hộ quốc tế: quyền được coi là vô tội và quyền không bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội.
Quyền giữ im lặng của bị cáo giữ được ghi nhận rõ ràng trong Điều lệ của ICC, Quy chế tòa án của Rwanda và Nam Tư Các nguyên tắc về xét xử công bằng của châu Phi. Nó áp dụng ngay cả trong trường hợp bị cáo bị nghi ngờ thực hiện những tội ác tồi tệ.
Trong khi không được ghi rõ ràng trong ICCPR hoặc Công ước châu Âu, ủy ban Nhân quyền và Tòa án châu Âu coi quyền giữ im lặng là điều quan trọng trong một phiên tòa công bằng.
16.2.1 Liệu kết luận bất lợi có thể được rút ra từ một sự im lặng của bị cáo?
Điều lệ của ICC và Các nguyên tắc về xét xử công bằng của châu Phi đã cấm tòa án đưa ra các phán quyết bất lợi cho bị cáo khi người này giữ quyền im lặng.
Ủy ban Nhân quyền đã nêu mối quan ngoại về pháp luật ở Anh quốc, nơi cho phép tòa có những kết luận bất lợi từ sự im lặng của bị cáo.
Tòa án châu Âu cho rằng rằng suy luận chống lại lợi ích của bị cáo khi người này giữ quyền im lặng là sự vi phạm các giả định vô tội và đặc quyền chống lại tự buộc tội, nếu sự kết tội dựa chủ yếu vào sự im lặng của bị cáo hoặc sự chối từ cung cấp bằng chứng. Trong khi nhiều lần nhấn mạnh rằng Toà án phải đặc biệt thận trọng trước khi cho phép sử dụng sự im lặng để chống lại bị cáo, Tòa án châu Âu đã cũng đã cho rằng quyền giữ im lặng không phải là tuyệt đối. Thay vào đó, Tòa án châu Âu cho rằng câu hỏi liệu quyền được xét xử công bằng có bị vi phạm không nếu một tòa án rút ra kết luận bất lợi từ sự im lặng của bị cáo được xác định từ nhiều yếu tố trong vụ án. Các yếu tố đó bao gồm: quyền tiếp cận luật sư trong quá trình thẩm vấn, cảnh báo cho bị cáo về những hậu quả của sự im lặng; và mức độ quan trọng của sự im lặng khi đánh giá chứng cứ.
(Xem Chương 9 phần 4- Quyền giữ im lặng)
16.3 Tố cáo việc bị cưỡng bách trong quá trình thẩm vấn
Nếu trong quá trình tố tụng bị cáo cáo buộc rằng người đó đã bị# bắt buộc phải thực hiện một tuyên bố hoặc nhận tội, thẩm phán nên xem xét các cáo buộc.
Phù hợp với các giả định vô tội, bên công tố phải có nghĩa vụ chứng minh rằng người bị cáo buộc khai nhận một cách tự nguyện.
Khi có sự cưỡng chế dưới hình thức tra tấn hoặc ngược đãi, quyền không bị bắt buộc để buộc tội chính mình trùng lặp với các quy tắc riêng mà cấm việc sử dụng những khai nhận thu được bằng những phương cách lạm dụng như bằng chứng (ngoại trừ trong thủ tục tố tụng đối với bị cáo buộc thủ phạm của tình trạng lạm dụng). Sự nghiêm cấm này được đảm bảo bởi, trong số những người khác, Điều 15 của Công ước chống tra tấn và Điều 7 của ICCPR, như giải thích của ủy ban Nhân quyền.
ủy ban Nhân quyền tuyên bố rằng bên truy tố phải chịu trách nhiệm chứng minh rằng lời thú nhận là tự nguyện. Trách nhiệm này cần phải thực hiện khi bị cáo trưng ra các bằng chứng tố cáo việc bị đối xử ngược đãi.
Báo cáo viên đặc biệt về quyền con người và chống khủng bố đã tuyên bố rằng nếu có nghi ngờ về sự tự nguyện khai nhận của các nhân chứng hoặc bị cáo, ví dụ, khi không có thông tin về các hoạt cảnh, hoặc nếu bị cáo bị giam giữ tùy tiện hoặc bị giam giữ bí mật, thì những lời khai đó nên bị loại trừ.
(Xem Chương 17- Loại trừ các bằng chứng thu được từ sự vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. Xem lại Chương 9- Quyền và biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn, và Chương 10 phần 10- Quyền không bị tra tấn và ngược đãi khác)
Hết chương 16.
Đón đọc Chương 17- Loại trừ các bằng chứng thu được từ việc vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế