Chân Như phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng tại RFA hôm 19/12/2013
RFA photo
RFA | Ngày 19/12/2013
Như tin Đài Á Châu Tự Do đã loan, vào hôm 13 tháng 12 vừa qua, theo yêu cầu của an ninh Việt Nam, cảnh sát thái lan đã bắt giữ 3 người Việt tị nạn chính trị, đó là các ông Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng và Lê Văn Quang.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng của 3 người Việt tị nàn này, chúng tôi hỏi chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, tổ chức đang theo dõi và tìm cách can thiệp cho những người mới bị bắt.
12192013-channnhu
Chân Như: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Được biết văn phòng của BPSOS tại Thái Lan đã tiếp xúc với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc về vụ việc của 3 người tị nạn Việt Nam bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ. Vậy xin ông có thể cho chúng tôi biết về tình trạng hiện nay của 3 người này?
TS Nguyễn Đình Thắng: Thưa vâng, chúng tôi đã liên lạc ngay với văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan vào ngày 12 tháng 12 vừa rồi, là ngày anh Phạm Mạnh Hùng và anh Trương Quốc Huy cũng như Lê Văn Quang bị bắt. Họ đã gởi điện thư báo ngay cho chúng tôi là họ đã nhận được và họ đang tiếp xúc với chính phủ Thái Lan.
Hiện nay anh Trương Quốc Huy và Phạm Mạnh hùng đã được chuyển ngay vào trại giam của sở Di Trú tức IDC. Anh Lê Văn Quang thì bắt phải đi lao động để mà trả tiền phạt vì đã nhập cư bất hợp pháp mà không có tiền chuộc.
Ngày hôm nay thì chúng tôi được tin là anh Quang cũng đã có người bạn đến chuộc ra khỏi chỗ lao động và đã được đưa vào trại IDC. Vào IDC thì Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc mới liên lạc được với anh ta.
Chân Như: Như chúng ta đều biết, lần này nhân viên an ninh Việt Nam đã sang tận Thái Lan để yêu cầu cảnh sát Thái bắt những người Việt tị nạn chính trị. Điều này cho thấy họ có rất nhiều nguy cơ sẽ bị dẫn độ về Việt Nam. Tiến sĩ nhận định gì về trường hợp này?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết chúng tôi không có phối kiểm được là có an ninh Việt Nam đi cùng với cảnh sát Thái Lan để bắt những người này hay không. Qua những nguồn tin mà chúng tôi thu thập được thì cảnh sát Thái Lan đã được yêu cầu của chính quyền Việt Nam là đích xác bắt anh Phạm Mạnh Hùng. Họ đã có hình ảnh trước và họ đã biết anh Phạm Mạnh Hùng trông mặt mũi ra sao. Do đó họ đã tập trung vào truy nã anh Phạm Mạnh Hùng cũng như anh Trương Quốc Huy và anh Lê Văn Quang. Họ rất là chọn lọc.
Chúng tôi nghĩ rằng nguy cơ bị dẫn độ hiện nay giảm đi rất nhiều vì thông thường trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi bị bắt, nếu không can thiệp kịp thì có thể Thái Lan dẫn độ ngay như đã từng xảy ra trước đây. Sau đó nếu có gì thì họ xin lỗi quốc tế và nói rõ là chúng tôi không biết.
Do vậy mà chúng tôi phải huy động ngay người để liên lạc với tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đống, văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở tại Bangkok cũng như một số tổ chức bảo vệ nhân quyền của Thái Lan và của quốc tế; chẳng hạn như Hội Ân Xá Quốc Tế cũng đã can thiệp gấp rút để ngăn chặn nguy cơ trong vòng 48 tiếng đầu.
Chân Như: Ông có thể cho biết là trong những ngày tiếp đến, Ủy ban Cứu người Vượt biển sẽ có những vận động như thế nào nhằm giúp đỡ cho 3 người Việt tị nạn bị bắt này? Và liệu họ có sớm thoát khỏi vòng lao lý?
TS Nguyễn Đình Thắng: Hiện nay tình trạng của anh Trương Quốc Huy đã có qui chế tị nạn và đã được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn nhằm chuẩn bị đưa đi định cư. Chúng tôi đang thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở tại Bangkok tiến hành và hoàn tất thủ tục định cư càng sớm càng tốt vì chỉ có cách đó anh ta mới ra khỏi nhà tù ở trại tạm giam hiện nay.
Anh Phạm Mạnh Hùng thì đang trong tiến trình được Cao ủy tị nạn phỏng vấn xem có cứu xét qui chế tị nạn hay không. Chúng tôi cũng đã liên lạc với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và họ đã gởi luật sư vào trong trại giam để nhanh chóng hoàn tất thủ tục cứu xét qui chế tị nạn của anh. Nếu mà được xét tị nạn thì anh lại được giới thiệu đến một quốc gia định cư đệ tam để rồi được cứu xét đi. Chỉ có cách đó thì anh Phạm Mạnh Hùng mới thoát ra được trại giam.
Anh Lê Văn Quang thì chưa hề được Cao ủy Tị nạn phỏng vấn mặc dầu anh ta đã xin sự bảo vệ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi cũng đang thúc đẩy để họ tiến hành thủ tục phỏng vấn anh Lê Văn Quang càng sớm càng tốt.
Chân Như: Sự việc 3 người Việt bị cảnh sát Thái Lan bắt cũng tạo nhiều hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này, thì theo TS, chúng ta có thể làm gì để giúp họ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết là bảo vệ họ để không bị bắt như là chúng tôi đã vừa kêu gọi ngay tất cả mọi người nếu mà nghĩ rằng mình có thể bị nguy hiểm thì chuyển chỗ ở ngay; đặc biệt là những ai mà sống cùng một khu chung cư, nơi mà 3 người này đã bị bắt thì nên tìm cách chuyển ngay chỗ mới.
Chúng tôi cũng đang đi tìm luật sư của người Việt mình. Tháng Giêng tới đây thì chúng tôi có một sinh viên luật sẽ sang Thai Lan để mà nối tiếp những sinh viên luật khác.
Tuy nhiên chúng tôi cần một luật sư để mà sang Thai Lan có thể can thiệp cho rất nhiều hồ sơ cùng một lúc như vậy.
Chỉ có cách là khi họ được cứu xét tị nạn và được đi định cư thì mới an toàn thôi chứ còn ở tại Thái Lan thì lúc nào cũng có nguy hiểm đang rình chờ như là 3 anh Trương Quốc Huy, anh Phạm Mạnh hùng và anh Lê Văn Quang.
Chân Như: Xin cám ơn TS Nguyễn Đình Thắng.
* Nguồn: RFA
December 20, 2013
Tình trạng hiện nay của 3 người Việt bị cảnh sát Thái bắt giam
by Nhan Quyen • Le Van Quang
Chân Như phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng tại RFA hôm 19/12/2013
RFA photo
RFA | Ngày 19/12/2013
Như tin Đài Á Châu Tự Do đã loan, vào hôm 13 tháng 12 vừa qua, theo yêu cầu của an ninh Việt Nam, cảnh sát thái lan đã bắt giữ 3 người Việt tị nạn chính trị, đó là các ông Trương Quốc Huy, Phạm Mạnh Hùng và Lê Văn Quang.
Để tìm hiểu thêm về tình trạng của 3 người Việt tị nàn này, chúng tôi hỏi chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, tổ chức đang theo dõi và tìm cách can thiệp cho những người mới bị bắt.
12192013-channnhu
Chân Như: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. Được biết văn phòng của BPSOS tại Thái Lan đã tiếp xúc với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc về vụ việc của 3 người tị nạn Việt Nam bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ. Vậy xin ông có thể cho chúng tôi biết về tình trạng hiện nay của 3 người này?
TS Nguyễn Đình Thắng: Thưa vâng, chúng tôi đã liên lạc ngay với văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan vào ngày 12 tháng 12 vừa rồi, là ngày anh Phạm Mạnh Hùng và anh Trương Quốc Huy cũng như Lê Văn Quang bị bắt. Họ đã gởi điện thư báo ngay cho chúng tôi là họ đã nhận được và họ đang tiếp xúc với chính phủ Thái Lan.
Hiện nay anh Trương Quốc Huy và Phạm Mạnh hùng đã được chuyển ngay vào trại giam của sở Di Trú tức IDC. Anh Lê Văn Quang thì bắt phải đi lao động để mà trả tiền phạt vì đã nhập cư bất hợp pháp mà không có tiền chuộc.
Ngày hôm nay thì chúng tôi được tin là anh Quang cũng đã có người bạn đến chuộc ra khỏi chỗ lao động và đã được đưa vào trại IDC. Vào IDC thì Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc mới liên lạc được với anh ta.
Chân Như: Như chúng ta đều biết, lần này nhân viên an ninh Việt Nam đã sang tận Thái Lan để yêu cầu cảnh sát Thái bắt những người Việt tị nạn chính trị. Điều này cho thấy họ có rất nhiều nguy cơ sẽ bị dẫn độ về Việt Nam. Tiến sĩ nhận định gì về trường hợp này?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết chúng tôi không có phối kiểm được là có an ninh Việt Nam đi cùng với cảnh sát Thái Lan để bắt những người này hay không. Qua những nguồn tin mà chúng tôi thu thập được thì cảnh sát Thái Lan đã được yêu cầu của chính quyền Việt Nam là đích xác bắt anh Phạm Mạnh Hùng. Họ đã có hình ảnh trước và họ đã biết anh Phạm Mạnh Hùng trông mặt mũi ra sao. Do đó họ đã tập trung vào truy nã anh Phạm Mạnh Hùng cũng như anh Trương Quốc Huy và anh Lê Văn Quang. Họ rất là chọn lọc.
Chúng tôi nghĩ rằng nguy cơ bị dẫn độ hiện nay giảm đi rất nhiều vì thông thường trong 48 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi bị bắt, nếu không can thiệp kịp thì có thể Thái Lan dẫn độ ngay như đã từng xảy ra trước đây. Sau đó nếu có gì thì họ xin lỗi quốc tế và nói rõ là chúng tôi không biết.
Do vậy mà chúng tôi phải huy động ngay người để liên lạc với tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đống, văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở tại Bangkok cũng như một số tổ chức bảo vệ nhân quyền của Thái Lan và của quốc tế; chẳng hạn như Hội Ân Xá Quốc Tế cũng đã can thiệp gấp rút để ngăn chặn nguy cơ trong vòng 48 tiếng đầu.
Chân Như: Ông có thể cho biết là trong những ngày tiếp đến, Ủy ban Cứu người Vượt biển sẽ có những vận động như thế nào nhằm giúp đỡ cho 3 người Việt tị nạn bị bắt này? Và liệu họ có sớm thoát khỏi vòng lao lý?
TS Nguyễn Đình Thắng: Hiện nay tình trạng của anh Trương Quốc Huy đã có qui chế tị nạn và đã được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn nhằm chuẩn bị đưa đi định cư. Chúng tôi đang thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở tại Bangkok tiến hành và hoàn tất thủ tục định cư càng sớm càng tốt vì chỉ có cách đó anh ta mới ra khỏi nhà tù ở trại tạm giam hiện nay.
Anh Phạm Mạnh Hùng thì đang trong tiến trình được Cao ủy tị nạn phỏng vấn xem có cứu xét qui chế tị nạn hay không. Chúng tôi cũng đã liên lạc với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc và họ đã gởi luật sư vào trong trại giam để nhanh chóng hoàn tất thủ tục cứu xét qui chế tị nạn của anh. Nếu mà được xét tị nạn thì anh lại được giới thiệu đến một quốc gia định cư đệ tam để rồi được cứu xét đi. Chỉ có cách đó thì anh Phạm Mạnh Hùng mới thoát ra được trại giam.
Anh Lê Văn Quang thì chưa hề được Cao ủy Tị nạn phỏng vấn mặc dầu anh ta đã xin sự bảo vệ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi cũng đang thúc đẩy để họ tiến hành thủ tục phỏng vấn anh Lê Văn Quang càng sớm càng tốt.
Chân Như: Sự việc 3 người Việt bị cảnh sát Thái Lan bắt cũng tạo nhiều hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này, thì theo TS, chúng ta có thể làm gì để giúp họ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết là bảo vệ họ để không bị bắt như là chúng tôi đã vừa kêu gọi ngay tất cả mọi người nếu mà nghĩ rằng mình có thể bị nguy hiểm thì chuyển chỗ ở ngay; đặc biệt là những ai mà sống cùng một khu chung cư, nơi mà 3 người này đã bị bắt thì nên tìm cách chuyển ngay chỗ mới.
Chúng tôi cũng đang đi tìm luật sư của người Việt mình. Tháng Giêng tới đây thì chúng tôi có một sinh viên luật sẽ sang Thai Lan để mà nối tiếp những sinh viên luật khác.
Tuy nhiên chúng tôi cần một luật sư để mà sang Thai Lan có thể can thiệp cho rất nhiều hồ sơ cùng một lúc như vậy.
Chỉ có cách là khi họ được cứu xét tị nạn và được đi định cư thì mới an toàn thôi chứ còn ở tại Thái Lan thì lúc nào cũng có nguy hiểm đang rình chờ như là 3 anh Trương Quốc Huy, anh Phạm Mạnh hùng và anh Lê Văn Quang.
Chân Như: Xin cám ơn TS Nguyễn Đình Thắng.
* Nguồn: RFA