Cựu TNLT Huỳnh Trương Ca và giấy mời làm việc ngày 04/12/2024
Một số người dân bị cơ quan an ninh các địa phương mời lên đồn công an sau khi ký vào tuyên bố và kiến nghị thư kêu gọi cải cách thể chế sau phát biểu về “điểm nghẽn” của Tổng bí thư Tô Lâm.
Ngày 20/10, các lực lượng dân chủ quốc nội và hải ngoại ra tuyên bố kêu gọi cải cách chính trị và nhân quyền, thúc giục Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cải cách chính trị để quốc gia có sự phát triển bền vững và thịnh vượng.
Đến ngày 3/11, bảy tổ chức xã hội dân sự trong nước và 32 cá nhân đồng ký bản “Kiến nghị khẩn cấp về việc thay đổi thể chế” gửi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi xây dựng một lộ trình Đổi Mới lần thứ hai về chính trị sau Cải cách kinh tế năm 1986, gồm các chương trình hành động cụ thể với mục tiêu thời gian thực hiện rõ ràng.
Sau đó, hàng chục người khác cũng ký vào tuyên bố và thỉnh nguyện thư thông qua các trang Facebook khác nhau.
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, người đang bị án quản chế ba năm sau khi mãn án tù hồi tháng 3, cho biết công an tỉnh Đồng Tháp mời ông lên đồn công an thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự vào sáng ngày 4/12.
Trong cuộc làm việc kéo dài ba giờ, công an chất vấn ông về việc tham gia ký tên vào kiến nghị ngày 3/11. Ông nói với RFA trong ngày 05/12:
“Tôi đã tự nguyện ký tên vì muốn đóng góp công sức của mình vào cải cách thể chế để đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình như Tổng bí thư Tô Lâm nói.
Nhưng an ninh Đồng Tháp cho là làm như vậy là sai, là vi phạm luật pháp bởi vì bản kiến nghị đó là ‘do các thế lực phản động thù địch, họ muốn phá hoại đất nước’.”
Ông cho biết an ninh tỉnh Đồng Tháp đe doạ sẽ xử lý, thậm chí bắt giam trở lại nếu ông còn có những hành động tương tự và bắt ông ký vào cam kết không tham gia các tổ chức chống lại chế độ.
Một người khác là ông Ngô Văn Tiến ở tỉnh Hải Dương bị công an tỉnh mời làm việc vào ngày 30/10 do ký vào tuyên bố của các lực lượng dân chủ quốc nội và hải ngoại đăng tải trên trang Facebook Huệ Như của nhà hoạt động Đặng Thị Huệ. Ông nói trong buổi làm việc, phía công an đe doạ xử lý ông do họ cho rằng tuyên bố nêu trên là phản động.
Bà Đoàn Thị Xuân ở phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, cũng ký vào tuyên bố nói trên cho dù bà không đồng ý với tất cả các điểm. Bà cho biết cách đây hai tuần, công an tỉnh Thái Nguyên mời bà lên trụ sở để làm việc về việc này.
Tuy nhiên, buổi làm việc với một thượng tá an ninh diễn ra nhẹ nhàng, sau khi nghe bà trình bày việc ký tuyên bố vì bà muốn minh bạch hoạt động của các cơ quan công quyền nhằm hạn chế sai sót của cán bộ, phía an ninh nói bà thận trọng không để các phần tử xấu lợi dụng.
Phóng viên RFA gọi điện cho công an tỉnh Đồng Tháp, Hải Dương và thành phố Thái Nguyên để xác minh vụ việc, tuy nhiên, đều được trực ban yêu cầu lên trụ sở để được cung cấp thông tin. (RFA)
December 10, 2024
Người dân ký thỉnh nguyện thư yêu cầu cải cách thể chế lại bị mời lên đồn làm việc
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cựu TNLT Huỳnh Trương Ca và giấy mời làm việc ngày 04/12/2024
Một số người dân bị cơ quan an ninh các địa phương mời lên đồn công an sau khi ký vào tuyên bố và kiến nghị thư kêu gọi cải cách thể chế sau phát biểu về “điểm nghẽn” của Tổng bí thư Tô Lâm.
Ngày 20/10, các lực lượng dân chủ quốc nội và hải ngoại ra tuyên bố kêu gọi cải cách chính trị và nhân quyền, thúc giục Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cải cách chính trị để quốc gia có sự phát triển bền vững và thịnh vượng.
Đến ngày 3/11, bảy tổ chức xã hội dân sự trong nước và 32 cá nhân đồng ký bản “Kiến nghị khẩn cấp về việc thay đổi thể chế” gửi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi xây dựng một lộ trình Đổi Mới lần thứ hai về chính trị sau Cải cách kinh tế năm 1986, gồm các chương trình hành động cụ thể với mục tiêu thời gian thực hiện rõ ràng.
Sau đó, hàng chục người khác cũng ký vào tuyên bố và thỉnh nguyện thư thông qua các trang Facebook khác nhau.
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, người đang bị án quản chế ba năm sau khi mãn án tù hồi tháng 3, cho biết công an tỉnh Đồng Tháp mời ông lên đồn công an thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự vào sáng ngày 4/12.
Trong cuộc làm việc kéo dài ba giờ, công an chất vấn ông về việc tham gia ký tên vào kiến nghị ngày 3/11. Ông nói với RFA trong ngày 05/12:
“Tôi đã tự nguyện ký tên vì muốn đóng góp công sức của mình vào cải cách thể chế để đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình như Tổng bí thư Tô Lâm nói.
Nhưng an ninh Đồng Tháp cho là làm như vậy là sai, là vi phạm luật pháp bởi vì bản kiến nghị đó là ‘do các thế lực phản động thù địch, họ muốn phá hoại đất nước’.”
Ông cho biết an ninh tỉnh Đồng Tháp đe doạ sẽ xử lý, thậm chí bắt giam trở lại nếu ông còn có những hành động tương tự và bắt ông ký vào cam kết không tham gia các tổ chức chống lại chế độ.
Một người khác là ông Ngô Văn Tiến ở tỉnh Hải Dương bị công an tỉnh mời làm việc vào ngày 30/10 do ký vào tuyên bố của các lực lượng dân chủ quốc nội và hải ngoại đăng tải trên trang Facebook Huệ Như của nhà hoạt động Đặng Thị Huệ. Ông nói trong buổi làm việc, phía công an đe doạ xử lý ông do họ cho rằng tuyên bố nêu trên là phản động.
Bà Đoàn Thị Xuân ở phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, cũng ký vào tuyên bố nói trên cho dù bà không đồng ý với tất cả các điểm. Bà cho biết cách đây hai tuần, công an tỉnh Thái Nguyên mời bà lên trụ sở để làm việc về việc này.
Tuy nhiên, buổi làm việc với một thượng tá an ninh diễn ra nhẹ nhàng, sau khi nghe bà trình bày việc ký tuyên bố vì bà muốn minh bạch hoạt động của các cơ quan công quyền nhằm hạn chế sai sót của cán bộ, phía an ninh nói bà thận trọng không để các phần tử xấu lợi dụng.
Phóng viên RFA gọi điện cho công an tỉnh Đồng Tháp, Hải Dương và thành phố Thái Nguyên để xác minh vụ việc, tuy nhiên, đều được trực ban yêu cầu lên trụ sở để được cung cấp thông tin. (RFA)