biển cổ động cho ngày Quốc tế Lao động tại Hà Nội hôm 25/4/2024
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) vào ngày 8 tháng năm ra thông cáo cho rằng Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động.
HRW cho rằng Hà Nội muốn có được ưu đãi mậu dịch từ phía Washington đã khẳng định rằng người lao động tại Việt Nam có thể thành lập công đoàn. Tuy nhiên, tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam nêu rõ rằng Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác nhằm đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi trong thương mại.
Theo HRW, Việt Nam lập luận rằng các tiêu chuẩn của Bộ Luật Lao động Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và mức tiền công của người lao động ở Việt Nam được “xác định dựa trên thỏa thuận tự nguyện giữa người sử dụng lao động và người lao động” như các tiêu chuẩn tại Hoa Kỳ hiện nay.
Giám đốc Vận động Ban Á Châu của HRW, ông John Sifton, nêu rõ: “Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện với người sử dụng lao động là tuyên bố sai lạc trắng trợn. Ở Việt Nam không hề tồn tại một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn; hoặc cho người lao động có thể đòi hỏi thi hành những quyền của họ.”
Cũng theo ông John Sifton, lời tuyên bố tôn trọng quyền của người lao động mà Hà Nội đưa ra chỉ là lời hứa sáo rỗng; các văn bản pháp luật và quy định xa rời thực tế về thực trạng quyền của người lao động tại Việt Nam.
Theo HRW, xét về văn bản pháp luật và thực tế thi hành, Việt Nam hiện không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động.
Chương 13 của Bộ Luật Lao động của Việt Nam có hiệu lực thi hành vào năm 2021 quy định về “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” và Luật Công đoàn quy định về “công đoàn” cũng như “tổ chức đại diện người lao động”. Thuật ngữ này có trong hai bộ luật; nhưng Luật Công đoàn chỉ cho phép có các “công đoàn” do Chính phủ kiểm soát; Luật Lao động buộc phải có các văn bản hướng dẫn được ban hành mới có hiệu lực.
May 11, 2024
Theo dõi Nhân quyền nói Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động
by Defend the Defenders • [Human Rights]
biển cổ động cho ngày Quốc tế Lao động tại Hà Nội hôm 25/4/2024
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) vào ngày 8 tháng năm ra thông cáo cho rằng Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động.
HRW cho rằng Hà Nội muốn có được ưu đãi mậu dịch từ phía Washington đã khẳng định rằng người lao động tại Việt Nam có thể thành lập công đoàn. Tuy nhiên, tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam nêu rõ rằng Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác nhằm đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi trong thương mại.
Theo HRW, Việt Nam lập luận rằng các tiêu chuẩn của Bộ Luật Lao động Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và mức tiền công của người lao động ở Việt Nam được “xác định dựa trên thỏa thuận tự nguyện giữa người sử dụng lao động và người lao động” như các tiêu chuẩn tại Hoa Kỳ hiện nay.
Giám đốc Vận động Ban Á Châu của HRW, ông John Sifton, nêu rõ: “Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện với người sử dụng lao động là tuyên bố sai lạc trắng trợn. Ở Việt Nam không hề tồn tại một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn; hoặc cho người lao động có thể đòi hỏi thi hành những quyền của họ.”
Cũng theo ông John Sifton, lời tuyên bố tôn trọng quyền của người lao động mà Hà Nội đưa ra chỉ là lời hứa sáo rỗng; các văn bản pháp luật và quy định xa rời thực tế về thực trạng quyền của người lao động tại Việt Nam.
Theo HRW, xét về văn bản pháp luật và thực tế thi hành, Việt Nam hiện không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động.
Chương 13 của Bộ Luật Lao động của Việt Nam có hiệu lực thi hành vào năm 2021 quy định về “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” và Luật Công đoàn quy định về “công đoàn” cũng như “tổ chức đại diện người lao động”. Thuật ngữ này có trong hai bộ luật; nhưng Luật Công đoàn chỉ cho phép có các “công đoàn” do Chính phủ kiểm soát; Luật Lao động buộc phải có các văn bản hướng dẫn được ban hành mới có hiệu lực.