Geneva, ngày 03/10/2023 – Hôm nay, tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong một Tờ trình Liên Hiệp Quốc rằng cần phải kiểm điểm thấu đáo chính quyền Việt Nam tại Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) sắp tới tại Liên Hiệp Quốc vì quốc gia này đã gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và không thực hiện cải cách các điều luật vi phạm nhân quyền.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành đợt Kiểm định UPR lần thứ tư đối với Việt Nam vào năm 2024 tại Geneva. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã xấu đi nhiều kể từ đợt kiểm định UPR lần trước vào tháng Giêng năm 2019.
“Các vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng những lời hứa hẹn của chính quyền nước này với Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác về nhân quyền chẳng có chút giá trị nào,” Bà Elaine Pearson, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần có phản ứng cứng rắn hơn với việc chính quyền Việt Nam đè nén có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị, chứ không phải sẵn sàng ngó lơ để xúc tiến các lợi ích được coi là chiến lược. Họ cần phải nhận thấy rằng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam chính là phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình.”
Trong tờ trình nói trên, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã liệt kê nhiều vấn đề nhân quyền lớn Việt Nam cần giải quyết ngay lập tức. Chính quyền Việt Nam tiếp tục truy tố người dân vì họ thực thi các quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa của mình. Việc vi phạm quy trình pháp lý thích đáng và xét xử công bằng là chuyện thường tình, đối với cả các vụ án hình sự thông thường cũng như các vụ có người bất đồng chính kiến. Chính quyền Việt Nam tiếp tục đè nén quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Việt Nam cần chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị để giải quyết từng nội dung của các quan ngại nêu trên.
Việt Nam đã mở rộng phạm vi đàn áp sang tới các nhà hoạt động dòng chính đang làm việc về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Nhà cầm quyền đã áp dụng các cáo buộc trốn thuế ngụy tạo để truy tố các nhà vận động môi trường như luật sư Đặng Đình Bách, người đang thụ án năm năm tù giam. Vào ngày 28 tháng Chín năm 2023, một tòa án đã kết luận có tội và xử án nhà vận động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng ba năm tù giam và áp mức phạt nặng. Ngày 15 tháng Chín, chỉ năm ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Hà Nội, công an bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc một cơ quan nghiên cứu đang làm việc về các vấn đề chuyển đổi năng lượng công bằng, và cáo buộc bà “chiếm đoạt tài liệu” từ một công ty khác theo điều 342 của bộ luật hình sự. Hai người khác cũng bị bắt và cáo buộc với tội danh tương tự. Công ty mà họ bị cáo buộc đã chiếm đoạt tài liệu nội bộ là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam do nhà nước sở hữu.
Trong đợt kiểm định UPR lần thứ ba vào năm 2019, chính quyền Việt Nam không chấp thuận một khuyến nghị nào về sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền liên quan tới “an ninh quốc gia” như điều 109, 117 và 331 của bộ luật hình sự. Từ năm 2019 đến năm 2023, chính quyền Việt Nam đã truy tố ít nhất là 139 người theo các điều luật hà khắc này chỉ vì họ đã lên tiếng phản đối bất công, phê phán chính quyền hay ủng hộ các nhà hoạt động thân hữu. Trong số những người đang bị giam giữ theo các điều luật này có các nhà hoạt động vì tự do báo chí nổi tiếng như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành, Phạm Văn Điệp và Nguyễn Lân Thắng.
Trong đợt kiểm định UPR năm 2019, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị về sửa đổi luật tố tụng hình sự để bảo đảm quy trình pháp lý thích đáng và xét xử công bằng, cũng như “xóa bỏ hình thức xét xử [lưu động] ngoài trời,” nhưng chẳng làm gì để hoàn thành cam kết. Các nghi can chính trị vẫn bị đối xử không công bằng và bị giam giữ hàng tháng trời không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình tới thăm gặp. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục mở các phiên tòa lưu động bên ngoài tòa án, gây ra những tổn thương tinh thần không cần thiết cho các bị cáo và gia đình họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận thấy rằng trong thời gian từ năm 2019 đến 2023, Việt Nam đã tổ chức các “phiên tòa lưu động” ở ít nhất là 55 tỉnh – tương đương 95% tổng số tỉnh trong cả nước và năm thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Năm 2022, riêng tỉnh Thái Nguyên đã mở 105 “phiên tòa lưu động” tại các không gian công cộng. Trong chín tháng đầu năm 2023, tỉnh Nghệ An đã mở 51 “phiên tòa lưu động.”
Trong các vụ án chính trị cũng như hình sự phi chính trị, công an, viện kiểm sát và tòa án đều vi phạm nguyên tắc pháp lý cốt lõi nhất là mọi người được coi là vô tội trước một phiên tòa công bằng do một tòa án độc lập xét xử.
Trong đợt kiểm định UPR năm 2019, Việt Nam đã cam kết “bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người dân ở Việt Nam,” và “bảo vệ những người thiểu số về tôn giáo và sắc tộc, và hạn chế áp đặt các rào cản pháp lý đối với họ.” Nhưng Việt Nam không thực hiện được một nội dung nào trong số các khuyến nghị đã được chấp thuận nói trên.
Từ giữa năm 2019 đến năm 2023, các tín đồ của những nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên, bị sách nhiễu, đe dọa, buộc từ bỏ đạo, đấu tố đông người, thẩm vấn kiểu dọa dẫm, hành hung thân thể, và tùy tiện bắt giữ, câu lưu và truy tố.
“Cả EU và Hoa Kỳ đang im lặng về hồ sơ nhân quyền tệ hại của Hà Nội trong khi người dân Việt Nam đang phải trả giá về điều đó,” bà Pearson nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đừng chờ tới phiên kiểm định UPR lần sau để mong Việt Nam tôn trọng nhân quyền mà phải gây sức ép ngay bây giờ để có những thay đổi thực sự như phóng thích tù nhân chính trị và cải cách các điều luật vi phạm nhân quyền.”
October 4, 2023
Việt Nam: Cần cải cách nhân quyền gấp
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Geneva, ngày 03/10/2023 – Hôm nay, tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong một Tờ trình Liên Hiệp Quốc rằng cần phải kiểm điểm thấu đáo chính quyền Việt Nam tại Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) sắp tới tại Liên Hiệp Quốc vì quốc gia này đã gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và không thực hiện cải cách các điều luật vi phạm nhân quyền.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành đợt Kiểm định UPR lần thứ tư đối với Việt Nam vào năm 2024 tại Geneva. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đã xấu đi nhiều kể từ đợt kiểm định UPR lần trước vào tháng Giêng năm 2019.
“Các vi phạm nhân quyền của Việt Nam cho thấy rằng những lời hứa hẹn của chính quyền nước này với Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác về nhân quyền chẳng có chút giá trị nào,” Bà Elaine Pearson, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần có phản ứng cứng rắn hơn với việc chính quyền Việt Nam đè nén có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị, chứ không phải sẵn sàng ngó lơ để xúc tiến các lợi ích được coi là chiến lược. Họ cần phải nhận thấy rằng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam chính là phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình.”
Trong tờ trình nói trên, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã liệt kê nhiều vấn đề nhân quyền lớn Việt Nam cần giải quyết ngay lập tức. Chính quyền Việt Nam tiếp tục truy tố người dân vì họ thực thi các quyền tự do biểu đạt, lập hội và nhóm họp ôn hòa của mình. Việc vi phạm quy trình pháp lý thích đáng và xét xử công bằng là chuyện thường tình, đối với cả các vụ án hình sự thông thường cũng như các vụ có người bất đồng chính kiến. Chính quyền Việt Nam tiếp tục đè nén quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Việt Nam cần chấp thuận và thực hiện các khuyến nghị để giải quyết từng nội dung của các quan ngại nêu trên.
Việt Nam đã mở rộng phạm vi đàn áp sang tới các nhà hoạt động dòng chính đang làm việc về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Nhà cầm quyền đã áp dụng các cáo buộc trốn thuế ngụy tạo để truy tố các nhà vận động môi trường như luật sư Đặng Đình Bách, người đang thụ án năm năm tù giam. Vào ngày 28 tháng Chín năm 2023, một tòa án đã kết luận có tội và xử án nhà vận động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng ba năm tù giam và áp mức phạt nặng. Ngày 15 tháng Chín, chỉ năm ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm Hà Nội, công an bắt tạm giam Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc một cơ quan nghiên cứu đang làm việc về các vấn đề chuyển đổi năng lượng công bằng, và cáo buộc bà “chiếm đoạt tài liệu” từ một công ty khác theo điều 342 của bộ luật hình sự. Hai người khác cũng bị bắt và cáo buộc với tội danh tương tự. Công ty mà họ bị cáo buộc đã chiếm đoạt tài liệu nội bộ là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam do nhà nước sở hữu.
Trong đợt kiểm định UPR lần thứ ba vào năm 2019, chính quyền Việt Nam không chấp thuận một khuyến nghị nào về sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền liên quan tới “an ninh quốc gia” như điều 109, 117 và 331 của bộ luật hình sự. Từ năm 2019 đến năm 2023, chính quyền Việt Nam đã truy tố ít nhất là 139 người theo các điều luật hà khắc này chỉ vì họ đã lên tiếng phản đối bất công, phê phán chính quyền hay ủng hộ các nhà hoạt động thân hữu. Trong số những người đang bị giam giữ theo các điều luật này có các nhà hoạt động vì tự do báo chí nổi tiếng như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành, Phạm Văn Điệp và Nguyễn Lân Thắng.
Trong đợt kiểm định UPR năm 2019, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị về sửa đổi luật tố tụng hình sự để bảo đảm quy trình pháp lý thích đáng và xét xử công bằng, cũng như “xóa bỏ hình thức xét xử [lưu động] ngoài trời,” nhưng chẳng làm gì để hoàn thành cam kết. Các nghi can chính trị vẫn bị đối xử không công bằng và bị giam giữ hàng tháng trời không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình tới thăm gặp. Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục mở các phiên tòa lưu động bên ngoài tòa án, gây ra những tổn thương tinh thần không cần thiết cho các bị cáo và gia đình họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận thấy rằng trong thời gian từ năm 2019 đến 2023, Việt Nam đã tổ chức các “phiên tòa lưu động” ở ít nhất là 55 tỉnh – tương đương 95% tổng số tỉnh trong cả nước và năm thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Năm 2022, riêng tỉnh Thái Nguyên đã mở 105 “phiên tòa lưu động” tại các không gian công cộng. Trong chín tháng đầu năm 2023, tỉnh Nghệ An đã mở 51 “phiên tòa lưu động.”
Trong các vụ án chính trị cũng như hình sự phi chính trị, công an, viện kiểm sát và tòa án đều vi phạm nguyên tắc pháp lý cốt lõi nhất là mọi người được coi là vô tội trước một phiên tòa công bằng do một tòa án độc lập xét xử.
Trong đợt kiểm định UPR năm 2019, Việt Nam đã cam kết “bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho mọi người dân ở Việt Nam,” và “bảo vệ những người thiểu số về tôn giáo và sắc tộc, và hạn chế áp đặt các rào cản pháp lý đối với họ.” Nhưng Việt Nam không thực hiện được một nội dung nào trong số các khuyến nghị đã được chấp thuận nói trên.
Từ giữa năm 2019 đến năm 2023, các tín đồ của những nhóm tôn giáo độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên, bị sách nhiễu, đe dọa, buộc từ bỏ đạo, đấu tố đông người, thẩm vấn kiểu dọa dẫm, hành hung thân thể, và tùy tiện bắt giữ, câu lưu và truy tố.
“Cả EU và Hoa Kỳ đang im lặng về hồ sơ nhân quyền tệ hại của Hà Nội trong khi người dân Việt Nam đang phải trả giá về điều đó,” bà Pearson nói. “Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đừng chờ tới phiên kiểm định UPR lần sau để mong Việt Nam tôn trọng nhân quyền mà phải gây sức ép ngay bây giờ để có những thay đổi thực sự như phóng thích tù nhân chính trị và cải cách các điều luật vi phạm nhân quyền.”