Tòa án tỉnh Gia Lai hôm 28/9 vừa qua đã kết án ông Rlan Thih (còn được gọi Ama Philip) tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự.
Báo mạng địa phương Gia Lai đưa tin phiên toà kéo dài vài giờ trong buổi sáng và “bị cáo đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.” Báo không nói rõ ông Rlan Thih có luật sư bào chữa hay không.
Bình luận về bản án của ông Rlan Thih với Đài Á Châu Tự Do (RFA), một nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở miền Trung và miền Nam trình bày trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh rằng Việt Nam thường sử dụng tội danh Phá hoại chính sách đoàn kết theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015 (trước kia là Điều 87 của Bộ luật Hình sự 1999) để trấn áp người hoạt động tự do tôn giáo trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc miền núi phía Bắc.
“Đối tượng trấn áp là các chức sắc tôn giáo của các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng ký, thường có liên hệ với tổ chức xã hội dân sự ở nước ngoài hay tổ chức nhân quyền quốc tế để báo cáo vi phạm tự do tôn giáo trong nước.
Những người như vậy thường bị đàn áp theo Điều 116 với những bản án nặng nề lên đến 20 năm tù, hoặc ít nhất cũng bị kết tội theo Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ với mức án 4-5 năm tù.”
Là một người hoạt động nhiều ở Tây Nguyên, ông cho biết ở khu vực này có nhiều nhóm Tin Lành có đăng ký với nhà nước và có tư cách pháp nhân. Số này có những hành động mà theo nhà hoạt động này là “gây chia rẽ giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo” nhưng họ lại không bị kết tội phá hoại chính sách đoàn kết.
Còn ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc Điều hành của tổ chức nhân quyền VETO! Mạng lưới Những người Bảo vệ Nhân quyền, có trụ sở tại Đức, nói với RFA qua tin nhắn:
“Trong một số trường hợp người sắc tộc thiểu số hoạt động tôn giáo trước đây mà chúng tôi biết rõ thì việc họ bị kết tội ‘phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc’ chỉ thể hiện việc họ theo một tổ chức tôn giáo độc lập và không chịu gia nhập một tổ chức được nhà nước công nhận. Trong một vài trường hợp khác, chính quyền cáo buộc các nạn nhân là từ bỏ truyền thống hay làm trái với phong tục của số động.
Do đó việc kết tội họ phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc đã xâm phạm đến quyền tự do thực hành tôn giáo theo Điều 18 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), và quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng của các nhóm thiểu số theo Điều 27 của ICCPR mà Việt Nam đã gia nhập.”
Theo người đứng đầu tổ chức cổ suý cho quyền tự do tôn giáo, thì “Chiếu theo Điều 6 của Luật về Điều ước Quốc tế thì các viên chức Việt Nam phải tuân thủ ICCPR cho dù luật Việt Nam có qui định khác.”
Ông Rlan Thih sinh năm 1980 và trú tại làng Pang, xã Ia Glai, huyện Chư Sê. Ông bị bắt ngày 19/12/2022.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến khi bị bắt, Rlan Thih đã nghe theo các đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài lôi kéo, chỉ đạo nên lén lút tuyên truyền cho nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Ia Glai (huyện Chư Sê) tham gia một nhóm họp là biến tướng của “Tin lành Đêga” với âm mưu thành lập “Nhà nước riêng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.”
Ông bị cho là đã lôi kéo, xúi giục một số người tham gia và hình thành bộ khung, phân công các chức danh cho từng bộ khung ở cấp làng, với mục đích gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo cũng nói ông Rlan Thih từng tham gia biểu tình bạo loạn tại Gia Lai vào năm 2001 và 2004 và “vẫn ngoan cố, không từ bỏ hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc và an ninh trật tự tại địa phương” nhưng không nói rõ các hành vi này là gì.
Ông Rlan Thih là một trong nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở Tây Nguyên bị bắt trong thời gian gần đây.
Trong tháng tư, nhà chức trách ở Đắk Lắk bắt giữ thầy truyền đạo Y Krêč Byă của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết.” Một tháng sau đó, Phú Yên bắt giữ ông Nay Y Blang với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Theo thống kê của RFA, hiện có gần 60 người dân tộc thiểu số bị cầm tù theo tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” với mức án từ bốn năm đến 20 năm. (RFA)
October 4, 2023
Một tín đồ Tin lành ở Gia Lai bị án 8 năm tù với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tòa án tỉnh Gia Lai hôm 28/9 vừa qua đã kết án ông Rlan Thih (còn được gọi Ama Philip) tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự.
Báo mạng địa phương Gia Lai đưa tin phiên toà kéo dài vài giờ trong buổi sáng và “bị cáo đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội.” Báo không nói rõ ông Rlan Thih có luật sư bào chữa hay không.
Bình luận về bản án của ông Rlan Thih với Đài Á Châu Tự Do (RFA), một nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở miền Trung và miền Nam trình bày trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh rằng Việt Nam thường sử dụng tội danh Phá hoại chính sách đoàn kết theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015 (trước kia là Điều 87 của Bộ luật Hình sự 1999) để trấn áp người hoạt động tự do tôn giáo trong các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hoặc miền núi phía Bắc.
“Đối tượng trấn áp là các chức sắc tôn giáo của các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng ký, thường có liên hệ với tổ chức xã hội dân sự ở nước ngoài hay tổ chức nhân quyền quốc tế để báo cáo vi phạm tự do tôn giáo trong nước.
Những người như vậy thường bị đàn áp theo Điều 116 với những bản án nặng nề lên đến 20 năm tù, hoặc ít nhất cũng bị kết tội theo Điều 331- lợi dụng quyền tự do dân chủ với mức án 4-5 năm tù.”
Là một người hoạt động nhiều ở Tây Nguyên, ông cho biết ở khu vực này có nhiều nhóm Tin Lành có đăng ký với nhà nước và có tư cách pháp nhân. Số này có những hành động mà theo nhà hoạt động này là “gây chia rẽ giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo” nhưng họ lại không bị kết tội phá hoại chính sách đoàn kết.
Còn ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc Điều hành của tổ chức nhân quyền VETO! Mạng lưới Những người Bảo vệ Nhân quyền, có trụ sở tại Đức, nói với RFA qua tin nhắn:
“Trong một số trường hợp người sắc tộc thiểu số hoạt động tôn giáo trước đây mà chúng tôi biết rõ thì việc họ bị kết tội ‘phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc’ chỉ thể hiện việc họ theo một tổ chức tôn giáo độc lập và không chịu gia nhập một tổ chức được nhà nước công nhận. Trong một vài trường hợp khác, chính quyền cáo buộc các nạn nhân là từ bỏ truyền thống hay làm trái với phong tục của số động.
Do đó việc kết tội họ phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc đã xâm phạm đến quyền tự do thực hành tôn giáo theo Điều 18 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), và quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng của các nhóm thiểu số theo Điều 27 của ICCPR mà Việt Nam đã gia nhập.”
Theo người đứng đầu tổ chức cổ suý cho quyền tự do tôn giáo, thì “Chiếu theo Điều 6 của Luật về Điều ước Quốc tế thì các viên chức Việt Nam phải tuân thủ ICCPR cho dù luật Việt Nam có qui định khác.”
Ông Rlan Thih sinh năm 1980 và trú tại làng Pang, xã Ia Glai, huyện Chư Sê. Ông bị bắt ngày 19/12/2022.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 đến khi bị bắt, Rlan Thih đã nghe theo các đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài lôi kéo, chỉ đạo nên lén lút tuyên truyền cho nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Ia Glai (huyện Chư Sê) tham gia một nhóm họp là biến tướng của “Tin lành Đêga” với âm mưu thành lập “Nhà nước riêng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.”
Ông bị cho là đã lôi kéo, xúi giục một số người tham gia và hình thành bộ khung, phân công các chức danh cho từng bộ khung ở cấp làng, với mục đích gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo cũng nói ông Rlan Thih từng tham gia biểu tình bạo loạn tại Gia Lai vào năm 2001 và 2004 và “vẫn ngoan cố, không từ bỏ hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng đến khối đoàn kết dân tộc và an ninh trật tự tại địa phương” nhưng không nói rõ các hành vi này là gì.
Ông Rlan Thih là một trong nhiều nhà hoạt động về tự do tôn giáo ở Tây Nguyên bị bắt trong thời gian gần đây.
Trong tháng tư, nhà chức trách ở Đắk Lắk bắt giữ thầy truyền đạo Y Krêč Byă của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết.” Một tháng sau đó, Phú Yên bắt giữ ông Nay Y Blang với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Theo thống kê của RFA, hiện có gần 60 người dân tộc thiểu số bị cầm tù theo tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” với mức án từ bốn năm đến 20 năm. (RFA)