Ngày 29/9, tại trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC diễn ra cuộc họp báo về thảm hoạ Formosa ở ven biển miền Trung Việt Nam năm 2016, với sự tham gia của nhiều dân biểu thuộc Hạ viện Hoa Kỳ và các nhà hoạt động gốc Việt.
Cuộc họp báo Quốc hội về các thách thức mà cộng đồng Việt Nam đang phải đối mặt sau khi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty chi nhánh của Tập đoàn Nhựa Formosa gây ra năm 2016.
Theo tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa (Justice for Formosa Victims-JFFV), vụ xả thải của Formosa Hà Tĩnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống biển cả và làm hủy hoại cuộc sống của hơn 179.000 cư dân. Cho đến nay, hàng ngàn nạn nhân không được bồi thường mặc dù Formosa đã trả trực tiếp 500 triệu đô la cho Chính phủ Việt Nam.
Bà Nancy Bùi, người sáng lập và Phó Chủ tịch Ngoại giao của tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa nói với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 28/9:
“Thứ nhất là đòi hỏi Formosa đền bù đầy đủ cho người dân, thứ hai đòi hỏi phải làm một khảo sát về vấn đề môi trường ở đó (Vũng Áng-PV) ra sao và làm sạch môi trường cũng như có biện pháp ngăn ngừa việc gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.
Thứ ba là yêu cầu thả hết tù nhân lương tâm- họ đã lên tiếng vì đã bênh vực cho các nạn nhân của Formosa.
Điều thứ tư, chúng tôi yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt là lập pháp Hoa Kỳ đứng ra làm một cuộc điều tra về Công ty Formosa.”
Bà cho biết cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ, trong đó tố cáo hành động Formosa xả thải ở Việt Nam và gây hại đến môi trường và người dân, đặc biệt là tình trạng nhiều nhà hoạt động hay nạn nhân bị đánh đập hoặc bỏ tù chỉ vì tham gia biểu tình để đòi được đền bù đầy đủ.
Đây là bước khởi đầu vận động chính giới Hoa Kỳ đòi Formosa bồi thường cho nạn nhân người Việt Nam. Theo Phó Chủ tịch Ngoại giao của JFFV, dân biểu liên bang Zoe Lofgren (người bảo trợ cho cuộc họp báo) sắp tới sẽ cùng với các dân biểu khác đưa ra một lá thư trình bày vấn đề này với Quốc hội Hoa Kỳ.
Bà cho biết một số dân biểu đã quyết tâm đứng lên vận động đồng viện của mình để có một cuộc điều tra về Công ty Formosa.
Linh mục Phero Nguyễn Văn Hùng đến từ Đài Loan, một diễn giả trong buổi họp báo, nói với RFA:
“Tôi nói về tình trạng của những nạn nhân của công ty Formosa. Môi trường bị bị ô nhiễm cho nên có một số người đã phải bán tàu bè và trở thành những người công nhân lao động đến Đài Loan.
Khi họ đến Đài Loan làm việc đó thì họ phải nợ một tiền môi giới rất là lớn từ 6,500 đến 7,000 đô la. Họ đến Đài Loan thì họ bị vướng vào tình trạng bị ảnh hưởng về đời sống tinh thần, một số người khi qua Đài Loan một thời gian bị rơi vào tình trạng bị trầm cảm cho nên họ không thể tiếp tục làm việc được.”
Ông đưa ra kỳ vọng về cuộc họp báo:
“Tôi hi vọng việc này sẽ tạo nên nhận thức đối với các vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ và từ đó sẽ có những bước đi thật cụ thể qua ngoại giao, hoặc là trực tiếp ảnh hưởng đến nhà nước Cộng sản Việt Nam và phải nghiêm chỉnh để cùng với công ty Formosa giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân do chính công ty Formosa đã vô trách nhiệm xả thải làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của họ.”
Cũng trong buổi họp báo, luật sư Đặng Đình Mạnh nói về ba nhà hoạt động lên tiếng phản đối Formosa, sau đó bị bắt và đang bị cầm tù là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng và Lê Đình Lượng.
Ông Đặng Đình Mạnh là luật sư của cả ba người trong các phiên tòa khác nhau, bà Phạm Đoan Trang bị tuyên án chín năm tù giam và ông Nguyễn Lân Thắng bị sáu năm tù giam vì bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước,” trong khi ông Lượng bị kết án 20 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 29/9, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:
“Phạm vi hồ sơ đệ trình không chỉ gói gọn đối với ngư dân bị thiệt hại vì việc xả thải độc hại của Formosa ra môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung, mà rộng hơn là cả những người đã từng bị chính quyền Việt Nam trả thù bằng cách bắt giữ, xét xử và bỏ tù họ vì đã công khai lên tiếng, hỗ trợ thủ tục khởi kiện, khiếu nại và độc lập điều tra, thu thập chứng cứ… để minh bạch sự việc và bênh vực cho người dân. Trong đó, nhiều người đã là thân chủ mà tôi đã giúp bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các phiên tòa hình sự xét xử họ. Thế nên, nhiệm vụ của tôi trong buổi đệ trình này là trình bày về nhân thân và hoạt động của họ mà tôi biết trong quá trình hành nghề luật sư.
Kết thúc buổi làm việc, nhiều ảnh phóng lớn của các tù nhân chính trị đã được người dự khán cầm trước ngực để biểu thị sự đồng thuận trước ống kính quan sát của giới truyền thông quốc tế.
Buổi làm việc chỉ mới ở mức độ là thủ tục đệ trình sự việc đến Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Briefing) mang tính cách đơn phương, nếu thuận lợi thì sự việc sẽ được xem xét ở mức độ cao hơn bằng phiên điều trần chính thức trước Quốc hội (Congressional Hearing). Song song đó, tôi được biết hồ sơ khởi kiện đối với Formosa tại Đài Loan cũng đã được nộp đến tòa án.
Đương nhiên, sự việc không hề đơn giản, cần nhiều thời gian và công sức. Nhưng tôi hy vọng rằng chung cuộc thì công lý, công bằng sẽ đến với các nạn nhân của Formosa, trong đó, bao gồm cả các thân chủ của tôi, để họ được trả tự do và trở về nhà đoàn viên với gia đình.” (RFA)
September 30, 2023
Họp báo tại Quốc hội Mỹ vận động cho các nhà hoạt động Việt Nam bị tù vì phản đối Formosa
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ngày 29/9, tại trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC diễn ra cuộc họp báo về thảm hoạ Formosa ở ven biển miền Trung Việt Nam năm 2016, với sự tham gia của nhiều dân biểu thuộc Hạ viện Hoa Kỳ và các nhà hoạt động gốc Việt.
Cuộc họp báo Quốc hội về các thách thức mà cộng đồng Việt Nam đang phải đối mặt sau khi thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, một công ty chi nhánh của Tập đoàn Nhựa Formosa gây ra năm 2016.
Theo tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa (Justice for Formosa Victims-JFFV), vụ xả thải của Formosa Hà Tĩnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống biển cả và làm hủy hoại cuộc sống của hơn 179.000 cư dân. Cho đến nay, hàng ngàn nạn nhân không được bồi thường mặc dù Formosa đã trả trực tiếp 500 triệu đô la cho Chính phủ Việt Nam.
Bà Nancy Bùi, người sáng lập và Phó Chủ tịch Ngoại giao của tổ chức Công lý cho nạn nhân Formosa nói với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 28/9:
“Thứ nhất là đòi hỏi Formosa đền bù đầy đủ cho người dân, thứ hai đòi hỏi phải làm một khảo sát về vấn đề môi trường ở đó (Vũng Áng-PV) ra sao và làm sạch môi trường cũng như có biện pháp ngăn ngừa việc gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.
Thứ ba là yêu cầu thả hết tù nhân lương tâm- họ đã lên tiếng vì đã bênh vực cho các nạn nhân của Formosa.
Điều thứ tư, chúng tôi yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt là lập pháp Hoa Kỳ đứng ra làm một cuộc điều tra về Công ty Formosa.”
Bà cho biết cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ, trong đó tố cáo hành động Formosa xả thải ở Việt Nam và gây hại đến môi trường và người dân, đặc biệt là tình trạng nhiều nhà hoạt động hay nạn nhân bị đánh đập hoặc bỏ tù chỉ vì tham gia biểu tình để đòi được đền bù đầy đủ.
Đây là bước khởi đầu vận động chính giới Hoa Kỳ đòi Formosa bồi thường cho nạn nhân người Việt Nam. Theo Phó Chủ tịch Ngoại giao của JFFV, dân biểu liên bang Zoe Lofgren (người bảo trợ cho cuộc họp báo) sắp tới sẽ cùng với các dân biểu khác đưa ra một lá thư trình bày vấn đề này với Quốc hội Hoa Kỳ.
Bà cho biết một số dân biểu đã quyết tâm đứng lên vận động đồng viện của mình để có một cuộc điều tra về Công ty Formosa.
Linh mục Phero Nguyễn Văn Hùng đến từ Đài Loan, một diễn giả trong buổi họp báo, nói với RFA:
“Tôi nói về tình trạng của những nạn nhân của công ty Formosa. Môi trường bị bị ô nhiễm cho nên có một số người đã phải bán tàu bè và trở thành những người công nhân lao động đến Đài Loan.
Khi họ đến Đài Loan làm việc đó thì họ phải nợ một tiền môi giới rất là lớn từ 6,500 đến 7,000 đô la. Họ đến Đài Loan thì họ bị vướng vào tình trạng bị ảnh hưởng về đời sống tinh thần, một số người khi qua Đài Loan một thời gian bị rơi vào tình trạng bị trầm cảm cho nên họ không thể tiếp tục làm việc được.”
Ông đưa ra kỳ vọng về cuộc họp báo:
“Tôi hi vọng việc này sẽ tạo nên nhận thức đối với các vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ và từ đó sẽ có những bước đi thật cụ thể qua ngoại giao, hoặc là trực tiếp ảnh hưởng đến nhà nước Cộng sản Việt Nam và phải nghiêm chỉnh để cùng với công ty Formosa giải quyết vấn đề bồi thường cho các nạn nhân do chính công ty Formosa đã vô trách nhiệm xả thải làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của họ.”
Cũng trong buổi họp báo, luật sư Đặng Đình Mạnh nói về ba nhà hoạt động lên tiếng phản đối Formosa, sau đó bị bắt và đang bị cầm tù là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng và Lê Đình Lượng.
Ông Đặng Đình Mạnh là luật sư của cả ba người trong các phiên tòa khác nhau, bà Phạm Đoan Trang bị tuyên án chín năm tù giam và ông Nguyễn Lân Thắng bị sáu năm tù giam vì bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước,” trong khi ông Lượng bị kết án 20 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Trong tin nhắn gửi RFA ngày 29/9, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:
“Phạm vi hồ sơ đệ trình không chỉ gói gọn đối với ngư dân bị thiệt hại vì việc xả thải độc hại của Formosa ra môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung, mà rộng hơn là cả những người đã từng bị chính quyền Việt Nam trả thù bằng cách bắt giữ, xét xử và bỏ tù họ vì đã công khai lên tiếng, hỗ trợ thủ tục khởi kiện, khiếu nại và độc lập điều tra, thu thập chứng cứ… để minh bạch sự việc và bênh vực cho người dân. Trong đó, nhiều người đã là thân chủ mà tôi đã giúp bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các phiên tòa hình sự xét xử họ. Thế nên, nhiệm vụ của tôi trong buổi đệ trình này là trình bày về nhân thân và hoạt động của họ mà tôi biết trong quá trình hành nghề luật sư.
Kết thúc buổi làm việc, nhiều ảnh phóng lớn của các tù nhân chính trị đã được người dự khán cầm trước ngực để biểu thị sự đồng thuận trước ống kính quan sát của giới truyền thông quốc tế.
Buổi làm việc chỉ mới ở mức độ là thủ tục đệ trình sự việc đến Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Briefing) mang tính cách đơn phương, nếu thuận lợi thì sự việc sẽ được xem xét ở mức độ cao hơn bằng phiên điều trần chính thức trước Quốc hội (Congressional Hearing). Song song đó, tôi được biết hồ sơ khởi kiện đối với Formosa tại Đài Loan cũng đã được nộp đến tòa án.
Đương nhiên, sự việc không hề đơn giản, cần nhiều thời gian và công sức. Nhưng tôi hy vọng rằng chung cuộc thì công lý, công bằng sẽ đến với các nạn nhân của Formosa, trong đó, bao gồm cả các thân chủ của tôi, để họ được trả tự do và trở về nhà đoàn viên với gia đình.” (RFA)