Một ngày trước phiên xử phúc thẩm do có kháng cáo kêu oan của giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam không nên bỏ tù ông chỉ vì ông lên tiếng cho người yếu thế và cho cả xã hội.
Ông Phước, giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, bị bắt ngày 08/9/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đầu tháng sáu vừa qua, toà án tỉnh Đắk Lắk tuyên ông tám năm tù giam và bốn năm quản chế.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói trong thông cáo báo chí ngày 25/9:
“Đặng Đăng Phước không nên bị cầm tù chỉ vì kêu gọi đối xử và công lý tốt hơn cho người nghèo và người Việt dễ bị tổn thương, đồng thời yêu cầu Chính phủ cung cấp dịch vụ xã hội tốt hơn và môi trường trong sạch hơn cho tất cả mọi người.
Nếu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến phúc lợi của người dân thì họ sẽ lắng nghe những nhà hoạt động có nguyên tắc như Đặng Đăng Phước chứ không bỏ tù ông.”
Đại diện tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Phước ngay lập tức và vô điều kiện, và chấm dứt “chiến dịch trả thù những công dân đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình về các vấn đề thời sự và thực thi nhân quyền của mình.”
HRW coi ông Phước là một người hoạt động chống tham nhũng và chống lạm dụng quyền lực ở cấp cơ sở cũng như ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở ven biển miền Trung năm 2016. Ông cũng là người bảo vệ người nghèo, dân oan bị cướp đất, và người Thượng thiểu số ở Tây Nguyên, và tuyên bố “lên tiếng để giúp giảm bớt bất công xã hội.”
Ông cũng phản đối Luật an ninh mạng hà khắc của Việt Nam, và ký nhiều thỉnh nguyện thư về dân chủ và nhân quyền, mà bản cáo trạng có nhắc đến.
Ông còn thể hiện tình đoàn kết với các nhà bất đồng chính kiến khác bằng cách công khai lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền Việt Nam cầm tù, trong đó có Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu,…
Ngay trước khi bị bắt, ông viết một bài đăng trên Facebook ủng hộ nhà hoạt động nhân quyền, người có biệt danh “Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm – bị bắt một ngày trước đó cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông Phước không chống nhà nước
Hai ngày trước phiên phúc thẩm, vợ ông Phước là bà Lê Thị Hà gửi văn bản kiến nghị tới Toà án cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát Đà Nẵng, khẳng định chồng bà không “chống phá nhà nước” như cáo trạng và bản án đã ghi.
Trong văn bản kiến nghị này, bà Hà cũng nêu những điểm không rõ ràng về vụ án của ông cũng như phiên sơ thẩm ảnh hưởng đến bản án cuối cùng.
Đó là việc Sở Thông tin truyền thông là cơ quan báo với công an về các bài viết “chống phá” của ông nhưng chính nhân viên của cơ quan này lại làm công tác giám định các bài viết đó; chồng bà không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án kể từ khi kết thúc điều tra cho đến nay; và ông Phước đề nghị đưa ra các chứng cứ chống lại ông trong phiên sơ thẩm nhưng không được đáp ứng.
Theo bà, ông Phước từng tham gia quân đội từ năm 1982 đến 1986 và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng ba, và luôn hoàn thành nhiệm vụ trong vai trò là giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.
Bà khẳng định “một người như vậy không thể có động cơ chống phá nhà nước.” (RFA)
September 26, 2023
HRW: Giảng viên Đặng Đăng Phước không nên bị cầm tù chỉ vì lên tiếng cho người yếu thế
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một ngày trước phiên xử phúc thẩm do có kháng cáo kêu oan của giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam không nên bỏ tù ông chỉ vì ông lên tiếng cho người yếu thế và cho cả xã hội.
Ông Phước, giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, bị bắt ngày 08/9/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đầu tháng sáu vừa qua, toà án tỉnh Đắk Lắk tuyên ông tám năm tù giam và bốn năm quản chế.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói trong thông cáo báo chí ngày 25/9:
“Đặng Đăng Phước không nên bị cầm tù chỉ vì kêu gọi đối xử và công lý tốt hơn cho người nghèo và người Việt dễ bị tổn thương, đồng thời yêu cầu Chính phủ cung cấp dịch vụ xã hội tốt hơn và môi trường trong sạch hơn cho tất cả mọi người.
Nếu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến phúc lợi của người dân thì họ sẽ lắng nghe những nhà hoạt động có nguyên tắc như Đặng Đăng Phước chứ không bỏ tù ông.”
Đại diện tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Phước ngay lập tức và vô điều kiện, và chấm dứt “chiến dịch trả thù những công dân đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình về các vấn đề thời sự và thực thi nhân quyền của mình.”
HRW coi ông Phước là một người hoạt động chống tham nhũng và chống lạm dụng quyền lực ở cấp cơ sở cũng như ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra ở ven biển miền Trung năm 2016. Ông cũng là người bảo vệ người nghèo, dân oan bị cướp đất, và người Thượng thiểu số ở Tây Nguyên, và tuyên bố “lên tiếng để giúp giảm bớt bất công xã hội.”
Ông cũng phản đối Luật an ninh mạng hà khắc của Việt Nam, và ký nhiều thỉnh nguyện thư về dân chủ và nhân quyền, mà bản cáo trạng có nhắc đến.
Ông còn thể hiện tình đoàn kết với các nhà bất đồng chính kiến khác bằng cách công khai lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền Việt Nam cầm tù, trong đó có Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu,…
Ngay trước khi bị bắt, ông viết một bài đăng trên Facebook ủng hộ nhà hoạt động nhân quyền, người có biệt danh “Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm – bị bắt một ngày trước đó cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông Phước không chống nhà nước
Hai ngày trước phiên phúc thẩm, vợ ông Phước là bà Lê Thị Hà gửi văn bản kiến nghị tới Toà án cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát Đà Nẵng, khẳng định chồng bà không “chống phá nhà nước” như cáo trạng và bản án đã ghi.
Trong văn bản kiến nghị này, bà Hà cũng nêu những điểm không rõ ràng về vụ án của ông cũng như phiên sơ thẩm ảnh hưởng đến bản án cuối cùng.
Đó là việc Sở Thông tin truyền thông là cơ quan báo với công an về các bài viết “chống phá” của ông nhưng chính nhân viên của cơ quan này lại làm công tác giám định các bài viết đó; chồng bà không được tiếp xúc với hồ sơ vụ án kể từ khi kết thúc điều tra cho đến nay; và ông Phước đề nghị đưa ra các chứng cứ chống lại ông trong phiên sơ thẩm nhưng không được đáp ứng.
Theo bà, ông Phước từng tham gia quân đội từ năm 1982 đến 1986 và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng ba, và luôn hoàn thành nhiệm vụ trong vai trò là giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.
Bà khẳng định “một người như vậy không thể có động cơ chống phá nhà nước.” (RFA)