Cục An ninh nội địa, Bộ Công an: Vụ tấn công giết người tại Đắk Lắk liên quan đến tổ chức FULRO lưu vong, BPSOS
Trang Truyền hình Công an Nhân dân dẫn lời của Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an đã khẳng định vụ án tấn công giết nhiều người ở hai ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023 có liên quan đến tổ chức FULRO lưu vong và tổ chức Người Thượng vì công lý. [1]
Cục này cho rằng hai người – Y Mút Mlô là người đứng đầu tổ chức FULRO lưu vong tại Mỹ và Y Quynh Bdăp của tổ chức Người Thượng vì công lý – đã tài trợ tài chính, chỉ đạo tập hợp lực lượng, phương tiện, vũ khí, hướng dẫn cách thực hiện vụ tấn công này.
Vào ngày 26/5/2023, báo Công an nhân dân đăng một bài viết chỉ trích Y Quynh Bdăp có hành động xuyên tạc, kích động người dân chống nhà nước. Tờ báo cho biết Y Quynh Bdăp, 31 tuổi, quê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã cùng gia đình vượt biên sang Thái Lan vào tháng 8/2018. Trước đó vào năm 2012, ông từng bị chính quyền Việt Nam bắt tạm giam 5 tháng về tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết” và được thả sau đó. [2]
Y Quynh Bdăp cũng được cho là đã hợp tác với mục sư A Ga của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ trong các hoạt động chống phá chính quyền. Ông A Ga, hiện đã định cư tại Mỹ, bị chính quyền Việt Nam khởi tố vào tháng 4/2023 về tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết”.
Mặt khác, Cục An ninh Nội địa cũng cho rằng Y Mút Mlô và Y Quynh Bdăp “có quan hệ chặt chẽ” với BPSOS, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ vận động về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được nói liệu có liên quan đến việc tổ chức vụ tấn công tại tỉnh Đắk Lắk hay không?
Tháng 6/2023, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch tổ chức BPSOS, khẳng định với Luật Khoa tạp chí rằng các hoạt động tại Việt Nam của BPSOS – trong đó có các khóa đào tạo trực tuyến về nhân quyền tại Tây Nguyên – hoàn toàn không có mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, không ủng hộ hoạt động vũ trang, bạo lực.
Những năm gần đây, BPSOS và Người Thượng vì công lý đã tổ chức đào tạo, thu thập các chứng cứ về việc chính quyền đàn áp người Thượng tại Tây Nguyên để gửi đến các tổ chức trên thế giới, trong đó có Liên Hiệp Quốc. Hoạt động này đã khiến chính quyền Việt Nam rất khó chịu, cho rằng hai tổ chức này chống phá nhà nước.
Vụ tấn công giết nhiều người ở hai trụ sở ủy sở ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Đắk Lắk là một vụ việc có tính chất rất nghiêm trọng. Đến tháng 7/2023, có trên 90 người đã bị bắt. [3]
Hà Giang: 280 người ký cam kết từ bỏ đạo San sư khẻ tọ
Tháng 8/2023, chính quyền huyện Mèo Vạc cho biết sau hai tháng “tuyên truyền” đã có 280 người H’Mông từ bỏ đạo San sư khẻ tọ. [4]
Theo đó, những người này ngoài việc ký giấy từ bỏ đạo San sư khẻ tọ, còn cam kết với chính quyền sẽ quay trở lại tín ngưỡng truyền thống của người H’Mông.
Chính quyền cho rằng San sư khẻ tọ là một tà đạo, khiến người dân từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, khi bị bệnh thì chỉ cầu nguyện mà không đến bệnh viện.
Từ cuối thập niên 1980, hàng trăm nghìn người H’Mông đã từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Tin Lành và các tôn giáo mới. Việc thay đổi tín ngưỡng đã giúp người H’Mông bỏ các tục lệ thờ cúng tốn kém, mất thời gian.
Tuy nhiên, việc thay đổi tín ngưỡng lại gây ra xung đột ngay trong cộng đồng người H’Mông, giữa nhóm giữ gìn và từ bỏ tín ngưỡng truyền thống.
Chính quyền vì lo ngại tình hình an ninh trật tự nên đã sử dụng nhiều cách khác nhau, trong đó có lợi dụng xung đột này, nhằm buộc các tín đồ từ bỏ đạo Tin Lành và các tôn giáo mới, thuyết phục họ quay trở về tín ngưỡng truyền thống.
An Giang: Một người bị bắt vì lợi dụng tôn giáo chống phá đảng, nhà nước
Vào ngày 4/8/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã bắt giữ ông Nguyễn Hoàng Nam với cáo buộc là lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước. [5]
Cơ quan công an truy tố ông Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, tội “phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ông Nam, 41 tuổi, cư trú tại xã Vĩnh Châu, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Báo chí cho biết ông Nam đã mãn hạn tù vào năm 2021 nhưng không nói rõ ông phạm tội gì.
Công an cho rằng ông Nam đã tạo nhiều tài khoản mạng xã hội để đăng tải nhiều nội dung gây chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo.
Chính quyền ngày càng truy tố nhiều người dân thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình, trong đó hoạt động vận động cho quyền tự do tôn giáo.
Vĩnh Phúc: Ngăn cản hai người phát tán tài liệu Pháp Luân Công
Vào ngày 1/8/2023, chính quyền huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã ngăn chặn hai người đến từ Hà Nội đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công cho người dân. [6]
Chính quyền đã tịch thu 22 cuốn sách, 29 tờ gấp liên quan đến Pháp Luân Công.
Chính quyền huyện Tam Đảo cho rằng bản chất của Pháp Luân Công là lợi dụng việc tập luyện để lôi kéo, tập hợp lực lượng tham gia các hoạt động chính trị.
Hiện nay, Pháp Luân Công là một trong các tôn giáo mới bị cấm tại Việt Nam. Người nào phổ biến bộ môn này sẽ bị xử phạt hành chính, tịch thu các tài liệu.
Chính quyền không cho hai tân linh mục người H’Mông cử hành nghi thức tôn giáo
Trang Facebook Tin mừng cho người nghèo cho biết chính quyền huyện Sông Mã không đồng ý cho hai tân linh mục người H’Mông công khai dâng lễ. [7]
Chính quyền không nêu lý do cụ thể cho hành động ngăn cấm này.
Hai linh mục bị cấm dâng lễ là Giuse Giành A Sênh và Giuse Sộng A Tống. Hai người được truyền chức vào ngày 17/8/2023 tại giáo phận Hưng Hóa. Đây là những linh mục người H’Mông đầu tiên tại Việt Nam.
Theo truyền thống của Công giáo, sau khi được thụ phong, các tân linh mục sẽ về quê hương nơi mình sinh ra để dâng lễ tạ ơn, cầu bình an cho giáo xứ.
Công giáo ở vùng dân tộc thiểu số vẫn đối diện với rất nhiều khó khăn do chính quyền địa phương đặt ra. Các chức sắc phải được chính quyền tin tưởng thì mới có thể hoạt động ổn định.
Ngày Quốc tế Tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin năm 2023
Từ ngày 20 đến 22/8/2022, các tín đồ của các nhóm Tin Lành độc lập tại Đắk Lắk và Thái Lan đã kỷ niệm Ngày Quốc tế Tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin. Đây là dịp kỷ niệm được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 hàng năm. [8]
Buổi lễ kỷ niệm được diễn ra theo từng nhóm, có sự phân tán nhằm tránh bị chính quyền đàn áp.
Trang Mạch Sống Media cho biết chính quyền một số địa phương, nhưng không nói rõ địa phương nào, đã đe dọa về việc tổ chức lễ kỷ niệm này. Hiện chưa có báo cáo nào về việc chính quyền đàn áp trực tiếp các nhóm tôn giáo tổ chức buổi lễ này. [9]
Những năm qua, chính quyền Việt Nam nghiêm cấm các nhóm tôn giáo tụ tập để kỷ niệm ngày này. Ngoại trừ một số rất ít các nhà thờ Công giáo, các nhóm tôn giáo có đăng ký cũng không tổ chức lễ kỷ niệm này.
Vào năm ngoái tại An Giang, chính quyền đã giải tán một buổi lễ kỷ niệm ngày này tại tỉnh, bắt chủ hộ phải ký cam kết không tổ chức lễ kỷ niệm này. [10]
Liên minh châu Âu: Lo ngại về quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo bị đe dọa
Trong phần cập nhật về Việt Nam trong Báo cáo thường niên của EU về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022, Liên minh châu Âu đã nói rõ rằng họ lo ngại về quyền tự do của các nhóm thiểu số tôn giáo tại Việt Nam. [11]
Các nhóm tôn giáo thiểu số này có thể là cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên, hay các nhóm dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, hoặc các nhóm không thể đăng ký hoạt động tôn giáo do bị chính quyền kỳ thị như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Các nhóm tôn giáo thiểu số này cũng bao gồm các nhóm tôn giáo mới đang bị chính quyền cấm hoạt động như Hội thánh Đức Chúa Trời, đạo Dương Văn Mình, Giê Sùa, v.v.
Liên minh châu Âu cũng nói rằng một số quy định mới của chính quyền đã hoặc chuẩn bị thông qua có xu hướng hạn chế hơn nữa quyền tự do tôn giáo của người dân.
EU cho biết các hoạt động của họ tại Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quyền tự do biểu đạt của người dân, trong đó có quyền tự do tôn giáo. (Luật Khoa tạp chí)
September 1, 2023
Tôn giáo tháng 8/2023: Bộ Công an cáo buộc vụ tấn công ở Đắk Lắk liên quan đến FULRO, BPSOS
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cục An ninh nội địa, Bộ Công an: Vụ tấn công giết người tại Đắk Lắk liên quan đến tổ chức FULRO lưu vong, BPSOS
Trang Truyền hình Công an Nhân dân dẫn lời của Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an đã khẳng định vụ án tấn công giết nhiều người ở hai ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023 có liên quan đến tổ chức FULRO lưu vong và tổ chức Người Thượng vì công lý. [1]
Cục này cho rằng hai người – Y Mút Mlô là người đứng đầu tổ chức FULRO lưu vong tại Mỹ và Y Quynh Bdăp của tổ chức Người Thượng vì công lý – đã tài trợ tài chính, chỉ đạo tập hợp lực lượng, phương tiện, vũ khí, hướng dẫn cách thực hiện vụ tấn công này.
Vào ngày 26/5/2023, báo Công an nhân dân đăng một bài viết chỉ trích Y Quynh Bdăp có hành động xuyên tạc, kích động người dân chống nhà nước. Tờ báo cho biết Y Quynh Bdăp, 31 tuổi, quê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã cùng gia đình vượt biên sang Thái Lan vào tháng 8/2018. Trước đó vào năm 2012, ông từng bị chính quyền Việt Nam bắt tạm giam 5 tháng về tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết” và được thả sau đó. [2]
Y Quynh Bdăp cũng được cho là đã hợp tác với mục sư A Ga của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ trong các hoạt động chống phá chính quyền. Ông A Ga, hiện đã định cư tại Mỹ, bị chính quyền Việt Nam khởi tố vào tháng 4/2023 về tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết”.
Mặt khác, Cục An ninh Nội địa cũng cho rằng Y Mút Mlô và Y Quynh Bdăp “có quan hệ chặt chẽ” với BPSOS, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ vận động về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được nói liệu có liên quan đến việc tổ chức vụ tấn công tại tỉnh Đắk Lắk hay không?
Tháng 6/2023, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch tổ chức BPSOS, khẳng định với Luật Khoa tạp chí rằng các hoạt động tại Việt Nam của BPSOS – trong đó có các khóa đào tạo trực tuyến về nhân quyền tại Tây Nguyên – hoàn toàn không có mục đích hoạt động lật đổ chính quyền, không ủng hộ hoạt động vũ trang, bạo lực.
Những năm gần đây, BPSOS và Người Thượng vì công lý đã tổ chức đào tạo, thu thập các chứng cứ về việc chính quyền đàn áp người Thượng tại Tây Nguyên để gửi đến các tổ chức trên thế giới, trong đó có Liên Hiệp Quốc. Hoạt động này đã khiến chính quyền Việt Nam rất khó chịu, cho rằng hai tổ chức này chống phá nhà nước.
Vụ tấn công giết nhiều người ở hai trụ sở ủy sở ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Đắk Lắk là một vụ việc có tính chất rất nghiêm trọng. Đến tháng 7/2023, có trên 90 người đã bị bắt. [3]
Hà Giang: 280 người ký cam kết từ bỏ đạo San sư khẻ tọ
Tháng 8/2023, chính quyền huyện Mèo Vạc cho biết sau hai tháng “tuyên truyền” đã có 280 người H’Mông từ bỏ đạo San sư khẻ tọ. [4]
Theo đó, những người này ngoài việc ký giấy từ bỏ đạo San sư khẻ tọ, còn cam kết với chính quyền sẽ quay trở lại tín ngưỡng truyền thống của người H’Mông.
Chính quyền cho rằng San sư khẻ tọ là một tà đạo, khiến người dân từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, khi bị bệnh thì chỉ cầu nguyện mà không đến bệnh viện.
Từ cuối thập niên 1980, hàng trăm nghìn người H’Mông đã từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo đạo Tin Lành và các tôn giáo mới. Việc thay đổi tín ngưỡng đã giúp người H’Mông bỏ các tục lệ thờ cúng tốn kém, mất thời gian.
Tuy nhiên, việc thay đổi tín ngưỡng lại gây ra xung đột ngay trong cộng đồng người H’Mông, giữa nhóm giữ gìn và từ bỏ tín ngưỡng truyền thống.
Chính quyền vì lo ngại tình hình an ninh trật tự nên đã sử dụng nhiều cách khác nhau, trong đó có lợi dụng xung đột này, nhằm buộc các tín đồ từ bỏ đạo Tin Lành và các tôn giáo mới, thuyết phục họ quay trở về tín ngưỡng truyền thống.
An Giang: Một người bị bắt vì lợi dụng tôn giáo chống phá đảng, nhà nước
Vào ngày 4/8/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã bắt giữ ông Nguyễn Hoàng Nam với cáo buộc là lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước. [5]
Cơ quan công an truy tố ông Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự, tội “phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ông Nam, 41 tuổi, cư trú tại xã Vĩnh Châu, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Báo chí cho biết ông Nam đã mãn hạn tù vào năm 2021 nhưng không nói rõ ông phạm tội gì.
Công an cho rằng ông Nam đã tạo nhiều tài khoản mạng xã hội để đăng tải nhiều nội dung gây chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo.
Chính quyền ngày càng truy tố nhiều người dân thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình, trong đó hoạt động vận động cho quyền tự do tôn giáo.
Vĩnh Phúc: Ngăn cản hai người phát tán tài liệu Pháp Luân Công
Vào ngày 1/8/2023, chính quyền huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã ngăn chặn hai người đến từ Hà Nội đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công cho người dân. [6]
Chính quyền đã tịch thu 22 cuốn sách, 29 tờ gấp liên quan đến Pháp Luân Công.
Chính quyền huyện Tam Đảo cho rằng bản chất của Pháp Luân Công là lợi dụng việc tập luyện để lôi kéo, tập hợp lực lượng tham gia các hoạt động chính trị.
Hiện nay, Pháp Luân Công là một trong các tôn giáo mới bị cấm tại Việt Nam. Người nào phổ biến bộ môn này sẽ bị xử phạt hành chính, tịch thu các tài liệu.
Chính quyền không cho hai tân linh mục người H’Mông cử hành nghi thức tôn giáo
Trang Facebook Tin mừng cho người nghèo cho biết chính quyền huyện Sông Mã không đồng ý cho hai tân linh mục người H’Mông công khai dâng lễ. [7]
Chính quyền không nêu lý do cụ thể cho hành động ngăn cấm này.
Hai linh mục bị cấm dâng lễ là Giuse Giành A Sênh và Giuse Sộng A Tống. Hai người được truyền chức vào ngày 17/8/2023 tại giáo phận Hưng Hóa. Đây là những linh mục người H’Mông đầu tiên tại Việt Nam.
Theo truyền thống của Công giáo, sau khi được thụ phong, các tân linh mục sẽ về quê hương nơi mình sinh ra để dâng lễ tạ ơn, cầu bình an cho giáo xứ.
Công giáo ở vùng dân tộc thiểu số vẫn đối diện với rất nhiều khó khăn do chính quyền địa phương đặt ra. Các chức sắc phải được chính quyền tin tưởng thì mới có thể hoạt động ổn định.
Ngày Quốc tế Tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin năm 2023
Từ ngày 20 đến 22/8/2022, các tín đồ của các nhóm Tin Lành độc lập tại Đắk Lắk và Thái Lan đã kỷ niệm Ngày Quốc tế Tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin. Đây là dịp kỷ niệm được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 hàng năm. [8]
Buổi lễ kỷ niệm được diễn ra theo từng nhóm, có sự phân tán nhằm tránh bị chính quyền đàn áp.
Trang Mạch Sống Media cho biết chính quyền một số địa phương, nhưng không nói rõ địa phương nào, đã đe dọa về việc tổ chức lễ kỷ niệm này. Hiện chưa có báo cáo nào về việc chính quyền đàn áp trực tiếp các nhóm tôn giáo tổ chức buổi lễ này. [9]
Những năm qua, chính quyền Việt Nam nghiêm cấm các nhóm tôn giáo tụ tập để kỷ niệm ngày này. Ngoại trừ một số rất ít các nhà thờ Công giáo, các nhóm tôn giáo có đăng ký cũng không tổ chức lễ kỷ niệm này.
Vào năm ngoái tại An Giang, chính quyền đã giải tán một buổi lễ kỷ niệm ngày này tại tỉnh, bắt chủ hộ phải ký cam kết không tổ chức lễ kỷ niệm này. [10]
Liên minh châu Âu: Lo ngại về quyền của các nhóm thiểu số tôn giáo bị đe dọa
Trong phần cập nhật về Việt Nam trong Báo cáo thường niên của EU về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2022, Liên minh châu Âu đã nói rõ rằng họ lo ngại về quyền tự do của các nhóm thiểu số tôn giáo tại Việt Nam. [11]
Các nhóm tôn giáo thiểu số này có thể là cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên, hay các nhóm dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, hoặc các nhóm không thể đăng ký hoạt động tôn giáo do bị chính quyền kỳ thị như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Các nhóm tôn giáo thiểu số này cũng bao gồm các nhóm tôn giáo mới đang bị chính quyền cấm hoạt động như Hội thánh Đức Chúa Trời, đạo Dương Văn Mình, Giê Sùa, v.v.
Liên minh châu Âu cũng nói rằng một số quy định mới của chính quyền đã hoặc chuẩn bị thông qua có xu hướng hạn chế hơn nữa quyền tự do tôn giáo của người dân.
EU cho biết các hoạt động của họ tại Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy quyền tự do biểu đạt của người dân, trong đó có quyền tự do tôn giáo. (Luật Khoa tạp chí)