Công ty Công nghệ BKAV vào ngày 24/8/2023 cho truyền thông nhà nước biết trong tháng 7 vừa qua, Việt Nam có hơn 100 ngàn máy tính nhiễm mã độc Fabookie chuyên đánh cắp tài khoản Facebook Bussiness.
Theo BKAV, mã độc Fabookie thực hiện việc đánh cắp thông qua Cookie và mật khẩu được lưu trong trình duyệt, tương tự các mẫu mã độc đánh cắp tài khoản khác.
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc hôm 25/8 nhận định với RFA:
“Tôi nghĩ BKAV làm rùm beng lên để promo, chứ tôi thấy chuyện này là bình thường. Chuyện trên mạng xã hội Facebook có những thứ mã độc, nếu vô người ta mất tài khoản, là chuyện xảy ra nhiều năm nay, chứ không phải mới lần này. Nếu như cơ sở hạ tầng hoặc App bị lỗi về bảo mật thì chắc chắn Facebook sẽ fix liền, vì ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng, chứ không thể để như vậy.”
Hồi nào giờ nhà nước Việt Nam không ưu tiên bảo vệ cho người dân trên nền tảng mạng xã hội hay internet. Đảng chỉ muốn bảo vệ đảng, bao nhiêu trường hợp người dân bị mất mát, họ không làm gì để bảo vệ hay đền bù. -Hoàng Ngọc Diêu
Trong khi mã độc APT32 mà hồi năm 2020 Facebook từng cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn lan truyền mã độc… thì theo Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu nguy hiểm hơn nhiều, vì nó tấn công cả hệ điều hành:
“Mã độc APT32 lây lan thâm nhập những nền tảng trên cơ sở hệ điều hành. Có nghĩa là xài máy tính chạy Window không được vá lỗi thường xuyên, sẽ biến thành một cái ổ, nó hoành hành, nó phá… Người dùng ở Việt Nam xài máy tính không có khái niệm vá lỗi hay cập nhật. Thậm chí họ dùng nhu liệu không có bản quyền, bị crack trôi nổi trên internet, họ không có khái niệm bảo vệ danh tánh cũng như thông tin cá nhân… cho nên rất dễ bị thâm nhập. Chứ đối với những người có ý thức và phương tiện thì chuyện đó rất khó xảy ra. Facebook cũng như vậy, là một phương tiện người ta sử dụng, nhưng không rộng như APT32 tấn công trên nền tảng hệ điều hành.”
Đài Á Châu Tự Do hôm 25/8/2023 nhiều lần liên lạc Công ty Bảo mật BKAV để xác nhận thông tin này, nhưng không nhận được phản hồi.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia vào chiều ngày 25/8/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính với vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng ‘Không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược ’…
Theo ông Phạm Minh Chính, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ở Việt Nam gia tăng… thì an toàn, an ninh mạng phải là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm duy trì môi trường lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân… Tuy nhiên theo truyền thông nhà nước, ông Chính tại phiên họp không nói rõ đã có những hỗ trợ gì cho người dân và doanh nghiêp để đảm bảo an toàn mạng…
Ông Diệp Quang Văn, giám đốc công ty công nghệ thông tin ở Bình Dương khi trả lời RFA liên quan việc này, nói:
“Công ty mình thì mình chỉ có tăng cường bảo mật lên thôi, các công ty khác thì mình không rõ, chứ nhà nước không tác động cá nhân. Công ty mình lấy thông tin từ cơ quan thông tin đại chúng, chứ hoàn toàn không có hỗ trợ nào về tài chánh hay nhân lực từ chính phủ.”
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, cho rằng:
“Hồi nào giờ nhà nước Việt Nam không ưu tiên bảo vệ cho người dân trên nền tảng mạng xã hội hay internet. Đảng chỉ muốn bảo vệ đảng, bao nhiêu trường hợp người dân bị mất mát, họ không làm gì để bảo vệ hay đền bù. Những lý do họ đưa ra, thay vì nói bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ thì thô bỉ quá, nên họ nói bảo vệ cho người dân trên không gian mạng. Nhưng thật sự đó là kiểm soát thông tin để biết rõ người dân muốn gì, phản đối gì, gây dư luận gì bất lợi cho đảng và chế độ, đó là cách họ kiểm soát.”
Vào tháng 3 năm 2023, truyền thông nhà nước dẫn Báo cáo từ Kaspersky Security Network cho biết, số vụ tấn công trực tuyến tại Việt Nam được phát hiện và ngăn chặn trong năm 2022 là gần 42 triệu vụ, giảm 33,8% so với hơn 63 triệu vụ vào năm 2021.
Trong khi đó, theo báo cáo của Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT, thì số cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thật sự đó là kiểm soát thông tin để biết rõ người dân muốn gì, phản đối gì, gây dư luận gì bất lợi cho đảng và chế độ, đó là cách họ kiểm soát. -Hoàng Ngọc Diêu
Số liệu tấn công mạng tại Việt Nam, nên tin vào đâu? Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, khi nhận định với RFA về vấn đề này, nói:
“Những con số thống kê thì thường nó gắn với từng giai đoạn, còn con số tấn công an ninh mạng thì nó cũng có thể thay đổi theo thời gian, do đó chuyện người ta nói có thể giảm hay tăng là điều không có gì lạ. Nhưng vấn đề ở đây là bản thân cái số liệu do cơ quan nhà nước đưa ra thường không phản ánh thực tế cho lắm.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, tình hình an toàn thông tin của Việt Nam hiện nay rất kém. Thứ nhất theo ông, là vì các cơ sở nắm giữ thông tin như cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty… chưa ý thức tốt lắm về vấn đề an toàn thông tin. Thứ hai ông cho rằng, phải có quy trình và con người theo dõi và bảo vệ an toàn thông tin, thì Việt Nam cũng chưa làm tốt.
Lẽ ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật An ninh mạng của Việt Nam phải làm những việc đó là chính, như nâng cao nhận thức cho quan chức nhà nước, xây dựng các tổ chức hay bộ phận chuyên lo về an toàn thông tin, của từng cơ quan nhà nước, rồi thì thúc ép các doanh nghiệp cũng phải làm việc đó và cuối cùng là Chính phủ phải có các chính sách, thủ tục kiểm tra giám sát chặt chẽ…
Nhưng đáng tiếc, tuy những vấn đề Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa nêu, cũng có được nhắc đến trong luật an ninh mạng, nhưng theo ông lại không được nhấn mạnh, thay vào đó Chính phủ lại dụng Luật an ninh mạng để chặn các thế lực bị cho là phản động… điều này hoàn toàn lệch hướng so với trọng tâm của luật an ninh mạng! (RFA)
August 28, 2023
Tấn công mạng tại Việt Nam và quan tâm của Nhà nước?
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Công ty Công nghệ BKAV vào ngày 24/8/2023 cho truyền thông nhà nước biết trong tháng 7 vừa qua, Việt Nam có hơn 100 ngàn máy tính nhiễm mã độc Fabookie chuyên đánh cắp tài khoản Facebook Bussiness.
Theo BKAV, mã độc Fabookie thực hiện việc đánh cắp thông qua Cookie và mật khẩu được lưu trong trình duyệt, tương tự các mẫu mã độc đánh cắp tài khoản khác.
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc hôm 25/8 nhận định với RFA:
“Tôi nghĩ BKAV làm rùm beng lên để promo, chứ tôi thấy chuyện này là bình thường. Chuyện trên mạng xã hội Facebook có những thứ mã độc, nếu vô người ta mất tài khoản, là chuyện xảy ra nhiều năm nay, chứ không phải mới lần này. Nếu như cơ sở hạ tầng hoặc App bị lỗi về bảo mật thì chắc chắn Facebook sẽ fix liền, vì ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng, chứ không thể để như vậy.”
Hồi nào giờ nhà nước Việt Nam không ưu tiên bảo vệ cho người dân trên nền tảng mạng xã hội hay internet. Đảng chỉ muốn bảo vệ đảng, bao nhiêu trường hợp người dân bị mất mát, họ không làm gì để bảo vệ hay đền bù.
-Hoàng Ngọc Diêu
Trong khi mã độc APT32 mà hồi năm 2020 Facebook từng cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn lan truyền mã độc… thì theo Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu nguy hiểm hơn nhiều, vì nó tấn công cả hệ điều hành:
“Mã độc APT32 lây lan thâm nhập những nền tảng trên cơ sở hệ điều hành. Có nghĩa là xài máy tính chạy Window không được vá lỗi thường xuyên, sẽ biến thành một cái ổ, nó hoành hành, nó phá… Người dùng ở Việt Nam xài máy tính không có khái niệm vá lỗi hay cập nhật. Thậm chí họ dùng nhu liệu không có bản quyền, bị crack trôi nổi trên internet, họ không có khái niệm bảo vệ danh tánh cũng như thông tin cá nhân… cho nên rất dễ bị thâm nhập. Chứ đối với những người có ý thức và phương tiện thì chuyện đó rất khó xảy ra. Facebook cũng như vậy, là một phương tiện người ta sử dụng, nhưng không rộng như APT32 tấn công trên nền tảng hệ điều hành.”
Đài Á Châu Tự Do hôm 25/8/2023 nhiều lần liên lạc Công ty Bảo mật BKAV để xác nhận thông tin này, nhưng không nhận được phản hồi.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia vào chiều ngày 25/8/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính với vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng ‘Không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược ’…
Theo ông Phạm Minh Chính, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ở Việt Nam gia tăng… thì an toàn, an ninh mạng phải là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm duy trì môi trường lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân… Tuy nhiên theo truyền thông nhà nước, ông Chính tại phiên họp không nói rõ đã có những hỗ trợ gì cho người dân và doanh nghiêp để đảm bảo an toàn mạng…
Ông Diệp Quang Văn, giám đốc công ty công nghệ thông tin ở Bình Dương khi trả lời RFA liên quan việc này, nói:
“Công ty mình thì mình chỉ có tăng cường bảo mật lên thôi, các công ty khác thì mình không rõ, chứ nhà nước không tác động cá nhân. Công ty mình lấy thông tin từ cơ quan thông tin đại chúng, chứ hoàn toàn không có hỗ trợ nào về tài chánh hay nhân lực từ chính phủ.”
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, cho rằng:
“Hồi nào giờ nhà nước Việt Nam không ưu tiên bảo vệ cho người dân trên nền tảng mạng xã hội hay internet. Đảng chỉ muốn bảo vệ đảng, bao nhiêu trường hợp người dân bị mất mát, họ không làm gì để bảo vệ hay đền bù. Những lý do họ đưa ra, thay vì nói bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ thì thô bỉ quá, nên họ nói bảo vệ cho người dân trên không gian mạng. Nhưng thật sự đó là kiểm soát thông tin để biết rõ người dân muốn gì, phản đối gì, gây dư luận gì bất lợi cho đảng và chế độ, đó là cách họ kiểm soát.”
Vào tháng 3 năm 2023, truyền thông nhà nước dẫn Báo cáo từ Kaspersky Security Network cho biết, số vụ tấn công trực tuyến tại Việt Nam được phát hiện và ngăn chặn trong năm 2022 là gần 42 triệu vụ, giảm 33,8% so với hơn 63 triệu vụ vào năm 2021.
Trong khi đó, theo báo cáo của Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT, thì số cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thật sự đó là kiểm soát thông tin để biết rõ người dân muốn gì, phản đối gì, gây dư luận gì bất lợi cho đảng và chế độ, đó là cách họ kiểm soát.
-Hoàng Ngọc Diêu
Số liệu tấn công mạng tại Việt Nam, nên tin vào đâu? Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, khi nhận định với RFA về vấn đề này, nói:
“Những con số thống kê thì thường nó gắn với từng giai đoạn, còn con số tấn công an ninh mạng thì nó cũng có thể thay đổi theo thời gian, do đó chuyện người ta nói có thể giảm hay tăng là điều không có gì lạ. Nhưng vấn đề ở đây là bản thân cái số liệu do cơ quan nhà nước đưa ra thường không phản ánh thực tế cho lắm.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, tình hình an toàn thông tin của Việt Nam hiện nay rất kém. Thứ nhất theo ông, là vì các cơ sở nắm giữ thông tin như cơ quan nhà nước, ngân hàng, công ty… chưa ý thức tốt lắm về vấn đề an toàn thông tin. Thứ hai ông cho rằng, phải có quy trình và con người theo dõi và bảo vệ an toàn thông tin, thì Việt Nam cũng chưa làm tốt.
Lẽ ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật An ninh mạng của Việt Nam phải làm những việc đó là chính, như nâng cao nhận thức cho quan chức nhà nước, xây dựng các tổ chức hay bộ phận chuyên lo về an toàn thông tin, của từng cơ quan nhà nước, rồi thì thúc ép các doanh nghiệp cũng phải làm việc đó và cuối cùng là Chính phủ phải có các chính sách, thủ tục kiểm tra giám sát chặt chẽ…
Nhưng đáng tiếc, tuy những vấn đề Tiến sĩ Nguyễn Quang A vừa nêu, cũng có được nhắc đến trong luật an ninh mạng, nhưng theo ông lại không được nhấn mạnh, thay vào đó Chính phủ lại dụng Luật an ninh mạng để chặn các thế lực bị cho là phản động… điều này hoàn toàn lệch hướng so với trọng tâm của luật an ninh mạng! (RFA)