Nhà hoạt động Phan Tất Thành, người được cho là cựu quản trị viên của Fanpage có nội dung cổ võ các giá trị dân chủ và tự do mang tên “Nhật Ký Yêu Nước,” bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Một người thân của người bị bắt xác nhận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/7.
Ông Thành, 37 tuổi, bị người của Cơ quan An ninh Điều tra (Công an thành phố HCM) đưa đi “làm việc” từ ngày 05/7 và bị bắt tạm giam từ ngày 13/7; tuy nhiên cho tới nay, gia đình chưa nhận được bất cứ một giấy tờ gì về quyết định khởi tố hay lệnh tạm giam của công an.
Cũng theo xác nhận của người thân (không muốn nêu danh tánh vì lý do an ninh) với Đài Á Châu Tự Do, ông Phan Tất Thành đang bị giam tại Trại tạm giam Chí Hoà, cơ sở giam giữ của Công an thành phố.
Theo người thân này của gia đình, sự việc bắt đầu từ ngày 05/7, khi công an địa phương mời ông Thành lên đồn công an làm việc với lý do “có liên quan đến một vụ tai nạn giao thông ở Đà Nẵng.” Tuy nhiên, ông từ chối vì cho rằng bản thân không liên quan đến một sự vụ như vậy.
Bất chấp sự từ chối, phía công an vẫn buộc ông cùng người em trai Phan Tất Công lên Công an phường 14, quận 3. Công an chỉ hỏi người em một cách chiếu lệ rồi cho về nhà trong tối muộn cùng ngày, nhưng giam ông Thành ở phòng tạm giam công an phường và rồi gia đình không có tin ông bị đưa đi đâu và khi nào.
Ngày 12/7, nhân lúc công an sơ suất, ông Thành trốn được ra ngoài, gọi điện cho mẹ và em trai Công hẹn ở một địa điểm trong thành phố. Gặp mẹ và em một lúc rồi ông Thành đến nhà một người quen ở Gò Công.
Sau khi gặp ông Thành, người mẹ và ông Công bị gọi lên trụ sở của Cơ quan An ninh điều tra để tra khảo về cuộc gặp với ông. Cả hai người đều bị đánh đập, người mẹ bị hai công an đánh và xô ngã xuống nền nhà còn người con bị một nhóm sáu công an lao vào đánh đập.
Sau một ngày và một đêm bị giữ lại ở đồn công an, hai mẹ con được cho về nhà sau khi phía công an thông báo là đã bắt lại được ông Thành, người thân của gia đình cho biết.
Trong ngày 15/7, khoảng 20 công an thành phố, cùng cán bộ địa phương vào nhà ông Thành khám xét nhưng không đưa ông Thành trở lại nhà để chứng kiến. Công an khám xét rất kỹ nhưng không thu giữ được gì ngoài việc sử dụng USB để copy dữ liệu từ máy tính của ông Công.
Công an có lập biên bản khám xét nhà và bắt gia đình ký vào biên bản nhưng không đưa cho gia đình. Công an cũng thông báo miệng cho gia đình rằng ông Thành đã bị bắt giữ theo cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117.
Sáu ngày sau, ngày 21/7, vì không thấy phía công an cung cấp thông tin về ông Thành và cũng không đưa bất cứ giấy tờ gì chứng minh họ đang giữ ông, ông Phan Văn Chí- bố của ông Thành, đã đến trụ sở của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố HCM để chất vấn. Sau một lúc quanh co, một sỹ quan thừa nhận đang giữ ông Thành ở Trạm tạm giam Chí Hoà.
Khi bị chất vấn tại sao không thông báo cho gia đình, phía công an đổ lỗi cho bưu điện và chính quyền cấp phương. Sau đó, họ đưa cho ông Chí lệnh tạm giam con trai ông để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án tù có thể từ năm năm đến 12 năm.
Khi nhìn thấy lệnh tạm giam ký ngày 13/7, người bố chất vấn phía công an tại sao bắt và giữ người từ ngày 05/7 nhưng lệnh tạm giam lại ký sau gần hai tuần. Khi không được phía công an giải đáp hợp lý, ông trả lại văn bản cho phía công an và bỏ về.
Phóng viên có gọi điện cho Công an thành phố Hồ Chí Minh để hỏi thông tin về ông Thành cũng như cáo buộc của gia đình về việc công an đánh đập mẹ và em trai của ông. Người trực điện thoại từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại, yêu cầu phóng viên đến trụ sở của cơ quan và liên hệ với lãnh đạo về vụ việc.
Theo người thân của gia đình, ông Chí cũng đến Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố để khiếu nại về việc công an thành phố không gửi giấy thông báo về tình trạng của con trai ông cho gia đình sau khi bắt giữ hơn hai tuần. Phía kiểm sát đề nghị ông gửi khiếu nại bằng văn bản để được thụ lý.
Ông cũng đến Trại tạm giam Chí Hoà để hỏi liệu con trai ông có bị giữ ở đây không thì được người trực ban nói ông quay lại vào thứ Hai tới với giấy khai sinh của người con để được trả lời và làm thủ tục thăm nuôi.
Theo nhiều người hoạt động ở phía Nam, Phan Tất Thành, biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ 2006 trong phong trào chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Năm 2010, ông từng đi sang Thái Lan và biểu tình một mình trước Đại Sứ quán Trung Quốc ở Bangkok khi mà mọi cuộc biểu tình trong nước lúc đó đều bị bắt bớ, ngăn chặn.
Một số nhà hoạt động cho biết đã nhiều năm nay ông Thành đã dừng mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần (logistics). Người trong gia đình hoàn toàn không biết gì về các hoạt động xã hội của ông.
Bình luận về Phan Tất Thành, một nhà hoạt động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Thành là một thanh niên nhiệt thành hoạt động xã hội, nhưng nay có lẽ lại là đối tượng bắt vét của chính quyền dù không còn sinh hoạt xã hội nữa. Thành có thể là đối tượng điều tra đang chịu sự tra tấn trong phòng bị ghi âm mà gia đình không thể nào tiếp xúc được để biết tình trạng thật như thế nào.
Việc bắt giữ Thành mà không tuân thủ quy trình tố tụng chà đạp lên luật pháp của chính nhà nước Cộng sản Việt Nam.”
Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, hiện nay được đổi tên là Văn Toàn, từng có hơn 200 ngàn thành viên ghi danh sinh hoạt. Bên cạnh chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, fanpage Nhật Ký Yêu Nước cũng thường xuyên đưa tin về vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường, tham nhũng mang tính hệ thống và nhiều vấn đề nổi cộm của đất nước độc đảng ở Đông Nam Á.
Trong những năm tháng cao trào của biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam thập niên nước, Nhật Ký Yêu Nước thường đưa ra lời kêu gọi và địa điểm cùng thời gian để những công dân có ý thức với quốc gia có thể tụ tập ở Hà Nội hoặc Sài Gòn để nêu lên ý nguyện của mình trước sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. (RFA)
July 24, 2023
Cựu quản trị viên Fanpage “Nhật Ký Yêu Nước” bị bắt với cáo buộc 117
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Phan Tất Thành và logo của Nhật Ký Yêu Nước
Nhà hoạt động Phan Tất Thành, người được cho là cựu quản trị viên của Fanpage có nội dung cổ võ các giá trị dân chủ và tự do mang tên “Nhật Ký Yêu Nước,” bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Một người thân của người bị bắt xác nhận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/7.
Ông Thành, 37 tuổi, bị người của Cơ quan An ninh Điều tra (Công an thành phố HCM) đưa đi “làm việc” từ ngày 05/7 và bị bắt tạm giam từ ngày 13/7; tuy nhiên cho tới nay, gia đình chưa nhận được bất cứ một giấy tờ gì về quyết định khởi tố hay lệnh tạm giam của công an.
Cũng theo xác nhận của người thân (không muốn nêu danh tánh vì lý do an ninh) với Đài Á Châu Tự Do, ông Phan Tất Thành đang bị giam tại Trại tạm giam Chí Hoà, cơ sở giam giữ của Công an thành phố.
Theo người thân này của gia đình, sự việc bắt đầu từ ngày 05/7, khi công an địa phương mời ông Thành lên đồn công an làm việc với lý do “có liên quan đến một vụ tai nạn giao thông ở Đà Nẵng.” Tuy nhiên, ông từ chối vì cho rằng bản thân không liên quan đến một sự vụ như vậy.
Bất chấp sự từ chối, phía công an vẫn buộc ông cùng người em trai Phan Tất Công lên Công an phường 14, quận 3. Công an chỉ hỏi người em một cách chiếu lệ rồi cho về nhà trong tối muộn cùng ngày, nhưng giam ông Thành ở phòng tạm giam công an phường và rồi gia đình không có tin ông bị đưa đi đâu và khi nào.
Ngày 12/7, nhân lúc công an sơ suất, ông Thành trốn được ra ngoài, gọi điện cho mẹ và em trai Công hẹn ở một địa điểm trong thành phố. Gặp mẹ và em một lúc rồi ông Thành đến nhà một người quen ở Gò Công.
Sau khi gặp ông Thành, người mẹ và ông Công bị gọi lên trụ sở của Cơ quan An ninh điều tra để tra khảo về cuộc gặp với ông. Cả hai người đều bị đánh đập, người mẹ bị hai công an đánh và xô ngã xuống nền nhà còn người con bị một nhóm sáu công an lao vào đánh đập.
Sau một ngày và một đêm bị giữ lại ở đồn công an, hai mẹ con được cho về nhà sau khi phía công an thông báo là đã bắt lại được ông Thành, người thân của gia đình cho biết.
Trong ngày 15/7, khoảng 20 công an thành phố, cùng cán bộ địa phương vào nhà ông Thành khám xét nhưng không đưa ông Thành trở lại nhà để chứng kiến. Công an khám xét rất kỹ nhưng không thu giữ được gì ngoài việc sử dụng USB để copy dữ liệu từ máy tính của ông Công.
Công an có lập biên bản khám xét nhà và bắt gia đình ký vào biên bản nhưng không đưa cho gia đình. Công an cũng thông báo miệng cho gia đình rằng ông Thành đã bị bắt giữ theo cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117.
Sáu ngày sau, ngày 21/7, vì không thấy phía công an cung cấp thông tin về ông Thành và cũng không đưa bất cứ giấy tờ gì chứng minh họ đang giữ ông, ông Phan Văn Chí- bố của ông Thành, đã đến trụ sở của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố HCM để chất vấn. Sau một lúc quanh co, một sỹ quan thừa nhận đang giữ ông Thành ở Trạm tạm giam Chí Hoà.
Khi bị chất vấn tại sao không thông báo cho gia đình, phía công an đổ lỗi cho bưu điện và chính quyền cấp phương. Sau đó, họ đưa cho ông Chí lệnh tạm giam con trai ông để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án tù có thể từ năm năm đến 12 năm.
Khi nhìn thấy lệnh tạm giam ký ngày 13/7, người bố chất vấn phía công an tại sao bắt và giữ người từ ngày 05/7 nhưng lệnh tạm giam lại ký sau gần hai tuần. Khi không được phía công an giải đáp hợp lý, ông trả lại văn bản cho phía công an và bỏ về.
Phóng viên có gọi điện cho Công an thành phố Hồ Chí Minh để hỏi thông tin về ông Thành cũng như cáo buộc của gia đình về việc công an đánh đập mẹ và em trai của ông. Người trực điện thoại từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại, yêu cầu phóng viên đến trụ sở của cơ quan và liên hệ với lãnh đạo về vụ việc.
Theo người thân của gia đình, ông Chí cũng đến Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố để khiếu nại về việc công an thành phố không gửi giấy thông báo về tình trạng của con trai ông cho gia đình sau khi bắt giữ hơn hai tuần. Phía kiểm sát đề nghị ông gửi khiếu nại bằng văn bản để được thụ lý.
Ông cũng đến Trại tạm giam Chí Hoà để hỏi liệu con trai ông có bị giữ ở đây không thì được người trực ban nói ông quay lại vào thứ Hai tới với giấy khai sinh của người con để được trả lời và làm thủ tục thăm nuôi.
Theo nhiều người hoạt động ở phía Nam, Phan Tất Thành, biệt danh là Black Aaron, thường xuất hiện trong các bình luận và tin tức của trang Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, một diễn đàn xuất hiện từ 2006 trong phong trào chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Năm 2010, ông từng đi sang Thái Lan và biểu tình một mình trước Đại Sứ quán Trung Quốc ở Bangkok khi mà mọi cuộc biểu tình trong nước lúc đó đều bị bắt bớ, ngăn chặn.
Một số nhà hoạt động cho biết đã nhiều năm nay ông Thành đã dừng mọi hoạt động xã hội và tập trung vào công việc chuyên môn về hậu cần (logistics). Người trong gia đình hoàn toàn không biết gì về các hoạt động xã hội của ông.
Bình luận về Phan Tất Thành, một nhà hoạt động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Thành là một thanh niên nhiệt thành hoạt động xã hội, nhưng nay có lẽ lại là đối tượng bắt vét của chính quyền dù không còn sinh hoạt xã hội nữa. Thành có thể là đối tượng điều tra đang chịu sự tra tấn trong phòng bị ghi âm mà gia đình không thể nào tiếp xúc được để biết tình trạng thật như thế nào.
Việc bắt giữ Thành mà không tuân thủ quy trình tố tụng chà đạp lên luật pháp của chính nhà nước Cộng sản Việt Nam.”
Fanpage Nhật Ký Yêu Nước, hiện nay được đổi tên là Văn Toàn, từng có hơn 200 ngàn thành viên ghi danh sinh hoạt. Bên cạnh chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, fanpage Nhật Ký Yêu Nước cũng thường xuyên đưa tin về vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường, tham nhũng mang tính hệ thống và nhiều vấn đề nổi cộm của đất nước độc đảng ở Đông Nam Á.
Trong những năm tháng cao trào của biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam thập niên nước, Nhật Ký Yêu Nước thường đưa ra lời kêu gọi và địa điểm cùng thời gian để những công dân có ý thức với quốc gia có thể tụ tập ở Hà Nội hoặc Sài Gòn để nêu lên ý nguyện của mình trước sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. (RFA)