Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập ở An Giang, người vừa mãn hạn bốn năm tù vì “gây rối trật tự công cộng”, nói với VOA rằng điều kiện giam giữ ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, rất khắc nghiệt, bị cảnh sát cơ động đưa chó nghiệp vụ vào trấn áp một vụ tù nhân biểu tình. Ông chia sẻ rằng ông sẽ tiếp tục tranh đấu vì tự do tôn giáo, vì đức tin của mình, đồng thời ông chuyển tải những thông điệp từ người bạn tù là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Vào tháng 2/2018, một phiên tòa ở An Giang đã tuyên phạt các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, bao gồm các ông Bùi Văn Trung, bà Lê Thị Hên, bà Bùi Thị Bích Tuyền, ông Bùi Văn Thâm, ông Nguyễn Hoàng Nam, và bà Lê Hồng Hạnh với mức án tổng cộng 24 năm tù.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên VOA với ông Nguyễn Hoàng Nam:
VOA: Điều kiện giam giữ tại trại giam Xuân Lộc như thế nào thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Trại giam giữ trong không gian chật hẹp, không cho các tù nhân thường xuyên sinh hoạt và vận động, đồ ăn phát cho tù nhân không bảo đảm vệ sinh, canh nấu rất bẩn, căn-tin thường xuyên bán đồ ăn hết hạn, hôi thối cho người tù với giá cao hơn bên ngoài từ 20-40%; nước uống và nước sinh hoạt không được xử lý, nước bơm từ giếng khoan rất dơ!
VOA: Ông có bị ép phải lao động hay biệt giam trong trại giam không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi không bị ép lao động hay bị biệt giam. Trong khu có ba người bị biệt giam, như tù nhân Đỗ Đại Bình bị biệt giam vì bị cho là chống đối.
VOA: Điều kiện chăm sóc y tế và thăm nuôi thì như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tù nhân chính trị và tôn giáo ở trong một khu giam riêng, khoảng 30 người, 2 người chung một phòng 10 mét vuông nên rất ngột ngạt. Trại giam Xuân Lộc mỗi ngày mở cửa cho ra ngoài 4 tiếng và bị đóng cửa cả ngày Chủ nhật, Thứ Bảy.
Các tù nhân tôn giáo và chính trị đòi mở cổng cho ra ngoài sinh hoạt và vận động cơ thể ngày 8 tiếng. Chúng tôi có kiến nghị lên giám thị trại giam nhiều lần vào năm 2020. Các tù nhân cũng đã 2 lần biểu tình phản đối việc giam giữ khắc nghiệt và bị cảnh sát cơ động cho đem chó vào đàn áp dã man.
Về y tế, trại giam không thăm khám đúng cách với các bệnh thông thường và không điều trị chuyên khoa cho bệnh mãn tín cho nên có nhiều tù nhân bị bệnh nặng như ông Mười Dinh [Nguyễn Dinh], ông Lộc [Lê Duy Lộc] thuộc nhóm Ân Đàn Đại Đạo, luật sư Trần Công Khải, ông Nguyễn Văn Viễn.
VOA: Được biết ông cũng ở cùng trại với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có thể chia sẻ đôi chút về trường hợp của ông Dũng?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Khi anh Dũng đến trại thì tôi cũng có hỏi thăm anh, gặp nhiều lần. Anh nhắn rằng khi ra ngoài thì cùng lên tiếng để yêu cầu thả các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo vì họ vô tội, đang bị giam cầm khắc nghiệt trong các trại giam.
Tinh thần của anh Dũng rất cao và ảnh khuyên anh em nên đòi hỏi trại đáp ứng các yêu cầu chính đáng của tù nhân.
Khi anh Dũng được đưa đến trại, anh có hát một bài hát công giáo. Anh em rất hoan nghênh và mừng rỡ đón tiếp anh Dũng.
VOA: Ông nghĩ gì về bản án 4 năm tù giam vừa qua?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, chỉ vì thể hiện niềm tin tôn giáo mà bị chính quyền kết án 4 năm tù, vì cùng với 5 đồng đạo khác tham giam một buổi lễ tôn giáo của đạo Tràng Út Trung vào ngày 19/4/2017. Theo tôi, đây là một vụ đàn áp tôn giáo. Bản án dành cho tôi và 5 đồng đạo là các bản án nặng nề và oan sai.
Bên cạnh đó tôi cũng muốn loan tỏa những bất công trong nhà tù để các cơ quan truyền thông, tổ chức nhân quyền và các quốc gia yêu chuộng tự do và nhân quyền lên tiếng để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân tôn giáo và chính trị vì họ vô tội.
VOA: Trong tương lai ông có những dự định gì hay không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi ra tù đúng lúc dịch COVID-19 tại Việt Nam và nơi tôi sinh sống là tại Châu Đốc, An Giang đang diễn biến phức tạp và tôi hiện vẫn còn đang bị cách ly tại nhà.
Tôi sẽ ổn định cuộc sống và tiếp tục vẫn là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thể hiện đúng niềm tin tôn giáo của chính mình, đồng thời sẽ tiếp tục lên tiếng phản đối những hành vi đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền và những bất công khác trong xã hội.
July 28, 2021
Tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Nam: cảnh sát cho chó đàn áp tù nhân ở trại Xuân Lộc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Nguyễn Hoàng Nam, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập ở An Giang, người vừa mãn hạn bốn năm tù vì “gây rối trật tự công cộng”, nói với VOA rằng điều kiện giam giữ ở trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, rất khắc nghiệt, bị cảnh sát cơ động đưa chó nghiệp vụ vào trấn áp một vụ tù nhân biểu tình. Ông chia sẻ rằng ông sẽ tiếp tục tranh đấu vì tự do tôn giáo, vì đức tin của mình, đồng thời ông chuyển tải những thông điệp từ người bạn tù là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Vào tháng 2/2018, một phiên tòa ở An Giang đã tuyên phạt các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, bao gồm các ông Bùi Văn Trung, bà Lê Thị Hên, bà Bùi Thị Bích Tuyền, ông Bùi Văn Thâm, ông Nguyễn Hoàng Nam, và bà Lê Hồng Hạnh với mức án tổng cộng 24 năm tù.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên VOA với ông Nguyễn Hoàng Nam:
VOA: Điều kiện giam giữ tại trại giam Xuân Lộc như thế nào thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Trại giam giữ trong không gian chật hẹp, không cho các tù nhân thường xuyên sinh hoạt và vận động, đồ ăn phát cho tù nhân không bảo đảm vệ sinh, canh nấu rất bẩn, căn-tin thường xuyên bán đồ ăn hết hạn, hôi thối cho người tù với giá cao hơn bên ngoài từ 20-40%; nước uống và nước sinh hoạt không được xử lý, nước bơm từ giếng khoan rất dơ!
VOA: Ông có bị ép phải lao động hay biệt giam trong trại giam không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi không bị ép lao động hay bị biệt giam. Trong khu có ba người bị biệt giam, như tù nhân Đỗ Đại Bình bị biệt giam vì bị cho là chống đối.
VOA: Điều kiện chăm sóc y tế và thăm nuôi thì như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tù nhân chính trị và tôn giáo ở trong một khu giam riêng, khoảng 30 người, 2 người chung một phòng 10 mét vuông nên rất ngột ngạt. Trại giam Xuân Lộc mỗi ngày mở cửa cho ra ngoài 4 tiếng và bị đóng cửa cả ngày Chủ nhật, Thứ Bảy.
Các tù nhân tôn giáo và chính trị đòi mở cổng cho ra ngoài sinh hoạt và vận động cơ thể ngày 8 tiếng. Chúng tôi có kiến nghị lên giám thị trại giam nhiều lần vào năm 2020. Các tù nhân cũng đã 2 lần biểu tình phản đối việc giam giữ khắc nghiệt và bị cảnh sát cơ động cho đem chó vào đàn áp dã man.
Về y tế, trại giam không thăm khám đúng cách với các bệnh thông thường và không điều trị chuyên khoa cho bệnh mãn tín cho nên có nhiều tù nhân bị bệnh nặng như ông Mười Dinh [Nguyễn Dinh], ông Lộc [Lê Duy Lộc] thuộc nhóm Ân Đàn Đại Đạo, luật sư Trần Công Khải, ông Nguyễn Văn Viễn.
VOA: Được biết ông cũng ở cùng trại với nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có thể chia sẻ đôi chút về trường hợp của ông Dũng?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Khi anh Dũng đến trại thì tôi cũng có hỏi thăm anh, gặp nhiều lần. Anh nhắn rằng khi ra ngoài thì cùng lên tiếng để yêu cầu thả các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo vì họ vô tội, đang bị giam cầm khắc nghiệt trong các trại giam.
Tinh thần của anh Dũng rất cao và ảnh khuyên anh em nên đòi hỏi trại đáp ứng các yêu cầu chính đáng của tù nhân.
Khi anh Dũng được đưa đến trại, anh có hát một bài hát công giáo. Anh em rất hoan nghênh và mừng rỡ đón tiếp anh Dũng.
VOA: Ông nghĩ gì về bản án 4 năm tù giam vừa qua?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, chỉ vì thể hiện niềm tin tôn giáo mà bị chính quyền kết án 4 năm tù, vì cùng với 5 đồng đạo khác tham giam một buổi lễ tôn giáo của đạo Tràng Út Trung vào ngày 19/4/2017. Theo tôi, đây là một vụ đàn áp tôn giáo. Bản án dành cho tôi và 5 đồng đạo là các bản án nặng nề và oan sai.
Bên cạnh đó tôi cũng muốn loan tỏa những bất công trong nhà tù để các cơ quan truyền thông, tổ chức nhân quyền và các quốc gia yêu chuộng tự do và nhân quyền lên tiếng để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân tôn giáo và chính trị vì họ vô tội.
VOA: Trong tương lai ông có những dự định gì hay không?
Ông Nguyễn Hoàng Nam: Tôi ra tù đúng lúc dịch COVID-19 tại Việt Nam và nơi tôi sinh sống là tại Châu Đốc, An Giang đang diễn biến phức tạp và tôi hiện vẫn còn đang bị cách ly tại nhà.
Tôi sẽ ổn định cuộc sống và tiếp tục vẫn là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thể hiện đúng niềm tin tôn giáo của chính mình, đồng thời sẽ tiếp tục lên tiếng phản đối những hành vi đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền và những bất công khác trong xã hội.