Phiên tòa phúc thẩm sáu người dân Đồng Tâm là một cơ hội cho chính quyền Việt Nam chứng minh với thế giới về công lý của nền luật pháp Việt Nam. Đó là nhận định, và cũng là một lời kêu gọi Hà Nội của nhà hoạt động vì nhân quyền người Thuy Sĩ, bà Pascale Berry Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ Việt Nam (COSUNAM). Trong một lá thư ngỏ gửi ra tuần này cho báo chí Thụy Sĩ, bà Berry Wavre đã lên tiếng kêu gọi những du khách nước ngoài, những ai thăm Việt Nam hoặc mua sản phẩm Việt Nam, cần phải nghĩ đến cái giá phải trả bởi người dân nước Việt.
Bà đã có một cuộc trò chuyện với phóng viên Giang Nguyễn để triển khai thêm về lời kêu gọi của bà.
Giang Nguyễn: Thư ngỏ của bà bắt đầu bằng những câu như sau: “Việt Nam sát hại công dân của mình – Không chỉ có ở Miến Điện nơi mà một chế độc đảng chà đạp mãnh liệt các quyền con người” – Vì sao bà đã viết lá thư này và bà nhắm vào ai?
Pascale Berry Wavre:Trong chỉ bốn ngày nữa, Việt Nam đứng trước một thách thức rất quan trọng, mà cũng là một cơ hội cho các cơ quan chức năng Việt Nam hướng tới một nền tư pháp độc lập hơn. Phiên tòa phúc thẩm này tiếp sau phiên tòa diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nơi mà các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đã không được tôn trọng. Chúng ta biết hai con trai của thủ lĩnh tinh thần của làng đã bị kết án tử hình. Chính ông đã bị lực lượng an ninh sát hại trong vụ tấn công vào Đồng Tâm năm 2020. Cháu trai của ông bị kết án tù chung thân. Bây giờ là lúc mà Tòa án Tối cao tại Hà Nội có cơ hội để chứng minh năng lực của mình và sự sẵn sàng tiến tới một nền công lý dân chủ hơn.
Điều rất quan trọng, mục đích của cuộc phỏng vấn này là để lên tiếng cho quần chúng nhận thức được tình hình. Như bạn cũng biết, truyền thông có tác động mạnh mẽ đến dư luận. Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội lại nâng cấp vai trò này. Tác động này có thể làm hoen ố danh tiếng (của Việt Nam). Vì vậy, tôi rất mong Tòa án tối cao nhận thức được tác động của kết quả phiên tòa phúc thẩm này.
Giang Nguyễn: Khi bà nói đến “quần chúng”, bà đang muốn nói đến quần chúng Thụy Sĩ hay quốc tế nói chung phải không ạ?
Pascale Berry Wavre: Vâng, gồm tất cả họ. Đó là mục đích của sự lên tiếng và tôi chỉ là một tiếng nói trong số hàng triệu tiếng nói và mỗi tiếng nói đều quan trọng.
Giang Nguyễn: Trong lá thư, bà viết khá chi tiết về kế hoạch phát triển sân bay quân sự ở Đồng Tâm. Phải chăng bà nghĩ rằng chưa có nhiều người biết về nó? Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cầu kết luận của lá thư bà viết, khi bà liên kết vụ đất đai với việc phát triển ngành du lịch. Có phải đây là một trong những lĩnh vực mà bà cho rằng nhiều người nên hiểu hơn về các kế hoạch phát triển của Việt Nam?
Pascale Berry Wavre:Tôi nghĩ rằng công chúng càng được thông tin nhiều và càng đầy đủ, thì họ sẽ suy ngẩm trước khi đi nghỉ. Đó là điều hiển nhiên. Ngày nay hình ảnh đất nước (Việt Nam) được gắn liền với ý tưởng về một điểm đến với những khách sạn lạ và đẹp mắt. Nếu bạn biết được cái giá mà người dân phải trả cho việc xây dựng các khách sạn này, thì bạn sẽ suy nghĩ, chọn một điểm đến khác.
Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên nói. Gần đây có một động thái nhỏ từ chính phủ Việt Nam. Vào ngày 19 tháng trước, Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Nhân dịp đó, ông đã nói rằng “Chiến lược này sẽ bao gồm việc cải thiện thể chế chính trị của đất nước”. Vì vậy, những gì chúng tôi, mọi người, đang hy vọng là ngày 8 tháng 3 tới, những lời hứa này sẽ được thực hiện. Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ chính quyền Việt Nam nhận thức được rằng hình ảnh của Việt Nam gắn liền với sử sẵn lòng của du khách trong việc chọn những điểm đến mơ ước. Nhưng thực tế Việt Nam giống như một cơn ác mộng hơn.
Giang Nguyễn: Rất nhiều du khách từ Châu Âu đến thăm Việt Nam. Bà có nghĩ rằng những người này bây giờ nhận thức rõ hơn về các vấn đề nhân quyền, họ có thể tác động gì đó trong việc đòi hỏi hoặc thúc đẩy chính quyền hướng đến một sự công bằng hơn?
Pascale Berry Wavre: Vâng, tôi tin chắc điều đó. Thông qua mạng xã hội, mọi người nhận thức được nhiều hơn và thông tin nó đi rất nhanh. Du lịch, khách du lịch, chính là tôi, chính là bạn. Chúng tôi muốn đến một nơi mà chúng tôi có thể nghỉ ngơi ở một nơi tuyệt đẹp. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp. Cái giá mà con người phải trả đằng sau mỗi khách sạn sang trọng, đằng sau mỗi nơi mà bình thường nó chỉ là đồng xanh, nơi đó quyền tối thiểu của con người đã không được tôn trọng.
Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam phải hiểu sự liên kết giữa hai điều đó. Đó là lý do tại sao tôi thực sự hy vọng rằng họ sẽ chọn ngày 8 tháng 3 là một cơ hội. Họ không thể che giấu những sự thật như vậy. Ngày nay điều đó không còn khả thi nữa. Đã đến lúc Thủ tướng cần thực hiện một bước tiến tới một sự cởi mở, dân chủ hơn. Phiên tòa phúc thẩm này là cơ hội để họ thể hiện rằng họ sẵn sàng thực hiện một số bước hướng tới một Việt Nam dân chủ hơn.
Giang Nguyễn: Vâng, đó là mong muốn và cũng là lý do vì sao bà đã đưa ra bức thư ngỏ. Được biết nó sẽ được đăng trên các tờ báo địa phương như Le Temps của Thụy Sĩ và Tribune de Génève.
Pascale Berry Wavre:Tôi thực sự hy vọng rằng Tòa án cấp cao sẽ nhận thức được tác động của kết quả của phiên tòa phúc thẩm này. Đây là vấn đề về hình ảnh của Việt Nam, và hình ảnh này có tác động đến ngành du lịch. Một bài toán rất đơn giản.
Giang Nguyễn: Cảm ơn bà Berry Wavre rất nhiều vì đã dành thời gian và lên tiếng về vấn đề này.
March 6, 2021
Đồng Tâm là cơ hội để Hà Nội chứng minh năng lực và sẵn sàng tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ hơn
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phiên tòa phúc thẩm sáu người dân Đồng Tâm là một cơ hội cho chính quyền Việt Nam chứng minh với thế giới về công lý của nền luật pháp Việt Nam. Đó là nhận định, và cũng là một lời kêu gọi Hà Nội của nhà hoạt động vì nhân quyền người Thuy Sĩ, bà Pascale Berry Wavre, thành viên của tổ chức nhân quyền Hội Thụy Sĩ Việt Nam (COSUNAM). Trong một lá thư ngỏ gửi ra tuần này cho báo chí Thụy Sĩ, bà Berry Wavre đã lên tiếng kêu gọi những du khách nước ngoài, những ai thăm Việt Nam hoặc mua sản phẩm Việt Nam, cần phải nghĩ đến cái giá phải trả bởi người dân nước Việt.
Bà đã có một cuộc trò chuyện với phóng viên Giang Nguyễn để triển khai thêm về lời kêu gọi của bà.
Giang Nguyễn: Thư ngỏ của bà bắt đầu bằng những câu như sau: “Việt Nam sát hại công dân của mình – Không chỉ có ở Miến Điện nơi mà một chế độc đảng chà đạp mãnh liệt các quyền con người” – Vì sao bà đã viết lá thư này và bà nhắm vào ai?
Pascale Berry Wavre: Trong chỉ bốn ngày nữa, Việt Nam đứng trước một thách thức rất quan trọng, mà cũng là một cơ hội cho các cơ quan chức năng Việt Nam hướng tới một nền tư pháp độc lập hơn. Phiên tòa phúc thẩm này tiếp sau phiên tòa diễn ra vào tháng 9 năm ngoái, nơi mà các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đã không được tôn trọng. Chúng ta biết hai con trai của thủ lĩnh tinh thần của làng đã bị kết án tử hình. Chính ông đã bị lực lượng an ninh sát hại trong vụ tấn công vào Đồng Tâm năm 2020. Cháu trai của ông bị kết án tù chung thân. Bây giờ là lúc mà Tòa án Tối cao tại Hà Nội có cơ hội để chứng minh năng lực của mình và sự sẵn sàng tiến tới một nền công lý dân chủ hơn.
Điều rất quan trọng, mục đích của cuộc phỏng vấn này là để lên tiếng cho quần chúng nhận thức được tình hình. Như bạn cũng biết, truyền thông có tác động mạnh mẽ đến dư luận. Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội lại nâng cấp vai trò này. Tác động này có thể làm hoen ố danh tiếng (của Việt Nam). Vì vậy, tôi rất mong Tòa án tối cao nhận thức được tác động của kết quả phiên tòa phúc thẩm này.
Giang Nguyễn: Khi bà nói đến “quần chúng”, bà đang muốn nói đến quần chúng Thụy Sĩ hay quốc tế nói chung phải không ạ?
Pascale Berry Wavre: Vâng, gồm tất cả họ. Đó là mục đích của sự lên tiếng và tôi chỉ là một tiếng nói trong số hàng triệu tiếng nói và mỗi tiếng nói đều quan trọng.
Giang Nguyễn: Trong lá thư, bà viết khá chi tiết về kế hoạch phát triển sân bay quân sự ở Đồng Tâm. Phải chăng bà nghĩ rằng chưa có nhiều người biết về nó? Tôi cũng đặc biệt chú ý đến cầu kết luận của lá thư bà viết, khi bà liên kết vụ đất đai với việc phát triển ngành du lịch. Có phải đây là một trong những lĩnh vực mà bà cho rằng nhiều người nên hiểu hơn về các kế hoạch phát triển của Việt Nam?
Pascale Berry Wavre: Tôi nghĩ rằng công chúng càng được thông tin nhiều và càng đầy đủ, thì họ sẽ suy ngẩm trước khi đi nghỉ. Đó là điều hiển nhiên. Ngày nay hình ảnh đất nước (Việt Nam) được gắn liền với ý tưởng về một điểm đến với những khách sạn lạ và đẹp mắt. Nếu bạn biết được cái giá mà người dân phải trả cho việc xây dựng các khách sạn này, thì bạn sẽ suy nghĩ, chọn một điểm đến khác.
Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên nói. Gần đây có một động thái nhỏ từ chính phủ Việt Nam. Vào ngày 19 tháng trước, Thủ tướng Việt Nam đã chia sẻ chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Nhân dịp đó, ông đã nói rằng “Chiến lược này sẽ bao gồm việc cải thiện thể chế chính trị của đất nước”. Vì vậy, những gì chúng tôi, mọi người, đang hy vọng là ngày 8 tháng 3 tới, những lời hứa này sẽ được thực hiện. Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ chính quyền Việt Nam nhận thức được rằng hình ảnh của Việt Nam gắn liền với sử sẵn lòng của du khách trong việc chọn những điểm đến mơ ước. Nhưng thực tế Việt Nam giống như một cơn ác mộng hơn.
Giang Nguyễn: Rất nhiều du khách từ Châu Âu đến thăm Việt Nam. Bà có nghĩ rằng những người này bây giờ nhận thức rõ hơn về các vấn đề nhân quyền, họ có thể tác động gì đó trong việc đòi hỏi hoặc thúc đẩy chính quyền hướng đến một sự công bằng hơn?
Pascale Berry Wavre: Vâng, tôi tin chắc điều đó. Thông qua mạng xã hội, mọi người nhận thức được nhiều hơn và thông tin nó đi rất nhanh. Du lịch, khách du lịch, chính là tôi, chính là bạn. Chúng tôi muốn đến một nơi mà chúng tôi có thể nghỉ ngơi ở một nơi tuyệt đẹp. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp. Cái giá mà con người phải trả đằng sau mỗi khách sạn sang trọng, đằng sau mỗi nơi mà bình thường nó chỉ là đồng xanh, nơi đó quyền tối thiểu của con người đã không được tôn trọng.
Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam phải hiểu sự liên kết giữa hai điều đó. Đó là lý do tại sao tôi thực sự hy vọng rằng họ sẽ chọn ngày 8 tháng 3 là một cơ hội. Họ không thể che giấu những sự thật như vậy. Ngày nay điều đó không còn khả thi nữa. Đã đến lúc Thủ tướng cần thực hiện một bước tiến tới một sự cởi mở, dân chủ hơn. Phiên tòa phúc thẩm này là cơ hội để họ thể hiện rằng họ sẵn sàng thực hiện một số bước hướng tới một Việt Nam dân chủ hơn.
Giang Nguyễn: Vâng, đó là mong muốn và cũng là lý do vì sao bà đã đưa ra bức thư ngỏ. Được biết nó sẽ được đăng trên các tờ báo địa phương như Le Temps của Thụy Sĩ và Tribune de Génève.
Pascale Berry Wavre: Tôi thực sự hy vọng rằng Tòa án cấp cao sẽ nhận thức được tác động của kết quả của phiên tòa phúc thẩm này. Đây là vấn đề về hình ảnh của Việt Nam, và hình ảnh này có tác động đến ngành du lịch. Một bài toán rất đơn giản.
Giang Nguyễn: Cảm ơn bà Berry Wavre rất nhiều vì đã dành thời gian và lên tiếng về vấn đề này.