Vài ngày trước khi đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khai mạc, nhiều người trong giới bất đồng chính kiến, giới phản biện trong xã hội lại bị an ninh bắc ghế canh cửa nhà.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long chia sẻ trên facebook cá nhân những hình ảnh người lạ theo dõi nhà ông liên tục hôm 23 tháng Một. Khi ông chụp hình thì họ tỏ ra hung hãn, tới tận cửa nhìn thẳng vào mặt ông đang ở trong nhà. Ông phải gọi điện thoại báo cho cảnh sát khu vực nhưng không ai nghe máy. Tiến sĩ Đinh Đức Long ví hành động của những người được cho là an ninh canh cửa, săm soi nhà ông như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông. Ông nói:
Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.– Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long
“Nói về mặt luật pháp thì nếu mình ra khỏi nhà mà họ cản trở viêc đi lại của công dân thì họ vi phạm. Còn họ chỉ canh mà không cản trở mình thì đấy là việc của họ thôi. Trên thực tế không ảnh hưởng gì. Chẳng có lệnh nào mà cũng chẳng có bản án nào của tòa hết. Họ canh thế để xem mình có làm gì không. Mang tính chất răn đe, phòng ngừa là chính.
Tất nhiên mình cảm thấy khó chịu. Khi tôi phát hiện ra sự việc và tôi chụp hình đưa lên facebook thì một số tên còn đi qua trước cửa vung tay vung chân rồi dòm vào tận nhà. Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.
Sau khi tôi so sánh như vậy trên facebook thì họ rút ra xa hơn. Như vậy là họ có theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Ít nhất là trường hợp của tôi.”
Ông Long nói thêm rằng, việc canh cửa như vậy là một trong những phương án để họ bảo vệ an toàn cho các sự kiện diễn ra. Họ không muốn có gì bất ổn xảy ra về mặt chính trị. Đây là quan điểm của họ cho nên họ sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm và việc canh cửa như vậy là bình thường đối với họ. Ngoài việc bảo vệ nó còn mang tính chất răn đe những người mà họ cho là có âm mưu chống đối.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đưa tấm hình thanh niên đang ngồi canh cửa nhà ông lên facebook cá nhân với lời giải thích:
“Tui cũng chẳng muốn đưa hình bọn canh cửa khổ sở này lên làm gì, nhưng chúng ngồi ngay trước cửa chĩa máy một cách bất lịch sự vào mặt khách và bạn bè tui đến nhà chơi nên tui phải đưa mặt nó lên.
Mọi người nhìn vào để thấy “bánh canh” là như thế nào, chúng thay nhau đến 4 ca và canh 24/24 như vậy đó suốt 10 ngày đại hội đảng của chúng nó. Cả nước có đến hàng ngàn người bị canh.”
Việc an ninh canh nhà giới hoạt động, blogger, người bất đồng chính kiến, cựu tù nhân lương tâm vào các dịp như đại hội đảng, ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc, hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma… không còn xa lạ gì dù chính quyền chưa bao giờ thừa nhận.
Đầu năm 2019, khi Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn, hơn một chục nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam cho Reuters biết, công an đã tăng cường giám sát và ngăn cản họ rời khỏi nhà tại Hà Nội.
Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị có quy định hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Thứ hai mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già, người vừa hết án quản chế vào tháng 12 năm 2020 cho biết, ông không thấy an ninh canh cửa nhà ông lần này. Ông nhận định hành động canh cửa nhà dân là phi pháp (đứng trên pháp luật), và vô pháp (ngoài vòng pháp luật). Đó là đặc trưng căn bản nhất dẫn đến xã hội vô chính phủ. Tình trạng này dễ làm cho giới công an tuỳ tiện hành hung dân và dễ dẫn tới chết người. Về phía dân, sẵn sàng tự xử khi pháp luật không xử được. Hiện trạng này ngày càng rối ren và chực chờ đưa xã hội vào hỗn loạn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Già, luật pháp đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vốn soạn ra để phục vụ cho họ, không phải phục vụ cho dân. Không riêng luật hình sự mà tất cả các luật đều xuất phát từ điều căn bản nhất là tiếm quyền dân. Ông không tin việc phi pháp, vô pháp này được thay đổi cho đến khi người dân chưa có tự do.
Một người thường xuyên bị an ninh canh cửa nhà là ông Trần Bang nhận định rằng, sở dĩ ông và một số những người bất đồng chính kiến khác thường xuyên bị làm phiền như vậy bởi những người này vạch trần sự thật cái tồi tệ, cái đồi bại của chính quyền. Nhưng thể chế độc tài, độc đảng họ lại muốn chính danh nên họ phải dùng hệ thống an ninh như vậy. Ông Trần Bang nêu quan điểm của ông:
Ví dụ chúng tôi lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược biển đảo hoặc kỷ niệm những ngày Trung Quốc tấn công biên giới hay chiếm đảo của Việt Nam. Những hành động đó làm cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, để người dân họ biết mình có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò là phi pháp. – Ông Trần Bang
“Tôi cho quan niệm của họ về an ninh như vậy là sai. An ninh phải là bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm và chống lại thế lực làm hại lợi ích của nhà nước và nhân dân. Còn chúng tôi làm lội cho nhà nước và nhân dân.
Ví dụ chúng tôi lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược biển đảo hoặc kỷ niệm những ngày Trung Quốc tấn công biên giới hay chiếm đảo của Việt Nam. Những hành động đó làm cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, để người dân họ biết mình có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò là phi pháp.”
Ông Trần Bang bày tỏ, khi mở cửa ra mà thấy an ninh thì cực kỳ khó chịu. Ông ví như mình bị tù tại gia và có cảm giác không biết khi nào bị bắt, khi nào bị đánh hay bị thủ tiêu lúc nào… dù họ canh chặn không hung hăng như trước nhưng ông vẫn cảm nhận được ngay.
Chính quyền chưa bao giờ thừa nhận những người lạ mặt lảng vảng hoặc bắc ghế ngồi trước cửa nhà giới bất đồng chính kiến là an ninh, nhưng hầu như ai cũng hiểu lực lượng này là an ninh và được chính quyền trả lương bằng tiền thuế của dân. Chính ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định rằng, “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân”, tại Hội nghị toàn quốc hôm 21 tháng Một vừa qua.
Ngoài việc canh chặn nhà của những người bất đồng chính kiến, Công an và Quân đội Việt Nam cũng phô diễn sức mạnh trước Đại hội. Hơn 6.000 quân thuộc nhiều lực lượng vũ trang diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 ngay tại Thủ đô Hà Nội hôm 10 tháng Một.
Trước đó hai ngày, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cũng phối hợp diễn tập. Trong các hoạt động được nêu ra có mô phỏng hoạt động chống biểu tình bạo động, chống khủng bố và tập bảo vệ yếu nhân là các nguyên thủ…
January 27, 2021
An ninh canh cửa nhà dân từ trước Đại hội 13: Phi pháp và vô pháp!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vài ngày trước khi đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức khai mạc, nhiều người trong giới bất đồng chính kiến, giới phản biện trong xã hội lại bị an ninh bắc ghế canh cửa nhà.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long chia sẻ trên facebook cá nhân những hình ảnh người lạ theo dõi nhà ông liên tục hôm 23 tháng Một. Khi ông chụp hình thì họ tỏ ra hung hãn, tới tận cửa nhìn thẳng vào mặt ông đang ở trong nhà. Ông phải gọi điện thoại báo cho cảnh sát khu vực nhưng không ai nghe máy. Tiến sĩ Đinh Đức Long ví hành động của những người được cho là an ninh canh cửa, săm soi nhà ông như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông. Ông nói:
Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.– Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long
“Nói về mặt luật pháp thì nếu mình ra khỏi nhà mà họ cản trở viêc đi lại của công dân thì họ vi phạm. Còn họ chỉ canh mà không cản trở mình thì đấy là việc của họ thôi. Trên thực tế không ảnh hưởng gì. Chẳng có lệnh nào mà cũng chẳng có bản án nào của tòa hết. Họ canh thế để xem mình có làm gì không. Mang tính chất răn đe, phòng ngừa là chính.
Tất nhiên mình cảm thấy khó chịu. Khi tôi phát hiện ra sự việc và tôi chụp hình đưa lên facebook thì một số tên còn đi qua trước cửa vung tay vung chân rồi dòm vào tận nhà. Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.
Sau khi tôi so sánh như vậy trên facebook thì họ rút ra xa hơn. Như vậy là họ có theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Ít nhất là trường hợp của tôi.”
Ông Long nói thêm rằng, việc canh cửa như vậy là một trong những phương án để họ bảo vệ an toàn cho các sự kiện diễn ra. Họ không muốn có gì bất ổn xảy ra về mặt chính trị. Đây là quan điểm của họ cho nên họ sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm và việc canh cửa như vậy là bình thường đối với họ. Ngoài việc bảo vệ nó còn mang tính chất răn đe những người mà họ cho là có âm mưu chống đối.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đưa tấm hình thanh niên đang ngồi canh cửa nhà ông lên facebook cá nhân với lời giải thích:
“Tui cũng chẳng muốn đưa hình bọn canh cửa khổ sở này lên làm gì, nhưng chúng ngồi ngay trước cửa chĩa máy một cách bất lịch sự vào mặt khách và bạn bè tui đến nhà chơi nên tui phải đưa mặt nó lên.
Mọi người nhìn vào để thấy “bánh canh” là như thế nào, chúng thay nhau đến 4 ca và canh 24/24 như vậy đó suốt 10 ngày đại hội đảng của chúng nó. Cả nước có đến hàng ngàn người bị canh.”
Việc an ninh canh nhà giới hoạt động, blogger, người bất đồng chính kiến, cựu tù nhân lương tâm vào các dịp như đại hội đảng, ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc, hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma… không còn xa lạ gì dù chính quyền chưa bao giờ thừa nhận.
Đầu năm 2019, khi Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn, hơn một chục nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam cho Reuters biết, công an đã tăng cường giám sát và ngăn cản họ rời khỏi nhà tại Hà Nội.
Điều 17 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị có quy định hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Thứ hai mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già, người vừa hết án quản chế vào tháng 12 năm 2020 cho biết, ông không thấy an ninh canh cửa nhà ông lần này. Ông nhận định hành động canh cửa nhà dân là phi pháp (đứng trên pháp luật), và vô pháp (ngoài vòng pháp luật). Đó là đặc trưng căn bản nhất dẫn đến xã hội vô chính phủ. Tình trạng này dễ làm cho giới công an tuỳ tiện hành hung dân và dễ dẫn tới chết người. Về phía dân, sẵn sàng tự xử khi pháp luật không xử được. Hiện trạng này ngày càng rối ren và chực chờ đưa xã hội vào hỗn loạn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Già, luật pháp đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vốn soạn ra để phục vụ cho họ, không phải phục vụ cho dân. Không riêng luật hình sự mà tất cả các luật đều xuất phát từ điều căn bản nhất là tiếm quyền dân. Ông không tin việc phi pháp, vô pháp này được thay đổi cho đến khi người dân chưa có tự do.
Một người thường xuyên bị an ninh canh cửa nhà là ông Trần Bang nhận định rằng, sở dĩ ông và một số những người bất đồng chính kiến khác thường xuyên bị làm phiền như vậy bởi những người này vạch trần sự thật cái tồi tệ, cái đồi bại của chính quyền. Nhưng thể chế độc tài, độc đảng họ lại muốn chính danh nên họ phải dùng hệ thống an ninh như vậy. Ông Trần Bang nêu quan điểm của ông:
Ví dụ chúng tôi lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược biển đảo hoặc kỷ niệm những ngày Trung Quốc tấn công biên giới hay chiếm đảo của Việt Nam. Những hành động đó làm cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, để người dân họ biết mình có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò là phi pháp. – Ông Trần Bang
“Tôi cho quan niệm của họ về an ninh như vậy là sai. An ninh phải là bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm và chống lại thế lực làm hại lợi ích của nhà nước và nhân dân. Còn chúng tôi làm lội cho nhà nước và nhân dân.
Ví dụ chúng tôi lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược biển đảo hoặc kỷ niệm những ngày Trung Quốc tấn công biên giới hay chiếm đảo của Việt Nam. Những hành động đó làm cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, để người dân họ biết mình có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò là phi pháp.”
Ông Trần Bang bày tỏ, khi mở cửa ra mà thấy an ninh thì cực kỳ khó chịu. Ông ví như mình bị tù tại gia và có cảm giác không biết khi nào bị bắt, khi nào bị đánh hay bị thủ tiêu lúc nào… dù họ canh chặn không hung hăng như trước nhưng ông vẫn cảm nhận được ngay.
Chính quyền chưa bao giờ thừa nhận những người lạ mặt lảng vảng hoặc bắc ghế ngồi trước cửa nhà giới bất đồng chính kiến là an ninh, nhưng hầu như ai cũng hiểu lực lượng này là an ninh và được chính quyền trả lương bằng tiền thuế của dân. Chính ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định rằng, “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân”, tại Hội nghị toàn quốc hôm 21 tháng Một vừa qua.
Ngoài việc canh chặn nhà của những người bất đồng chính kiến, Công an và Quân đội Việt Nam cũng phô diễn sức mạnh trước Đại hội. Hơn 6.000 quân thuộc nhiều lực lượng vũ trang diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 ngay tại Thủ đô Hà Nội hôm 10 tháng Một.
Trước đó hai ngày, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng cũng phối hợp diễn tập. Trong các hoạt động được nêu ra có mô phỏng hoạt động chống biểu tình bạo động, chống khủng bố và tập bảo vệ yếu nhân là các nguyên thủ…