Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20/1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho bà Thủy, nói bản án 7 năm cho tội danh của bà “quá nặng”.
Ông nói thêm: “Đây là một phiên tòa rất đặc biệt, chỉ có sự tham dự của ba người thân của bà Thủy, 7 công an áp giải, không có ‘một rừng’ an ninh như các phiên tòa khác.”
“Trong danh mục tang vật, có một áo thun màu đen có đường gạch chéo đường lưỡi bò và 12 khẩu trang màu trắng xanh có biểu tượng đường lưỡi bò bị gạch chéo,” luật sư Miếng cho hay.
Phát biểu lời cuối sau khi tòa tuyên án, bà Thu Thủy nói các bài viết của bà trên Facebook cá nhân xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước, tình yêu với con, mong muốn cải thiện môi trường, giáo dục, nhưng có thể vì những lời lẽ ‘quá mạnh’ mà công an điều tra đã bắt bà, luật sư Miếng thuật lại.
Tổ chức nhân quyền nói gì?
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định rằng phiên xử bà Thủy “cũng chiếu lệ giống những phiên tòa trước”, trong đó “tòa – không phải độc lập mà do ĐCSVN kiểm soát – định sẵn tội của bị cáo”.
Trong thông cáo báo chí phát đi sau phiên tòa, HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam bác bỏ cáo buộc với bà Thủy, và “ngưng sử dụng Bộ Luật hình sự để xét xử hình sự việc thực thi nhân quyền”.
“Một lần nữa, chúng ta có thể sẽ thấy một công dân Việt Nam bị đi tù vì đã làm điều mà hàng triệu người trên thế giới làm mỗi ngày: đăng quan điểm của họ trên Facebook,” thông cáo báo chí của HRW viết.
‘Nghĩ nhiều đến con’
Trong lần gặp bà Thủy tại trại giam gần đây nhất vào cuối tháng 12/2020, luật sư Miếng cho hay bà nghĩ nhiều đến con trai 9 tuổi và “không nhờ ai chạy chọt vì đã xác định mình là tù chính trị”.
“Có ba Bản kết luận giám định tư tưởng trên tài liệu in từ hai trang Facebook của bà Thủy: 2 bản được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Hậu Giang giám định cá nhân và 1 bản được Bộ Thông tin và Truyền thông giám định tập thể.”
“Nhưng Sở Văn hóa Thể thao Du lịch không có chức năng giám định tư pháp về tài liệu án an ninh, Sở Thông tin và Truyền thông có chức năng này nhưng lại từ chối giám định vì không đủ năng lực, nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm thay,” luật sư Miếng chia sẻ.
Đinh Thị Thu Thủy là ai?
Bà Thủy bị bắt hồi tháng 4/2020 tại nhà riêng tại phường Lái Hiếu, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang để điều tra hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bà Thu Thủy sinh năm 1982, là kỹ sư thủy sản, và là một bà mẹ đơn thân.
Trước đó, bà thường đăng các bài viết về tình hình chính trị xã hộ của Việt Nam lên trang Facebook cá nhân.
Bà Thủy cũng tham gia nhóm Facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh – hai nhóm hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
Báo Việt Nam hồi tháng 4/2020 đưa tin bà Đinh Thị Thu Thủy bị bắt do bà “mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, theo Tuổi Trẻ.
Kết quả điều tra nói rằng từ năm 2018 đến nay bà Thủy mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để đăng và chia sẻ tài liệu “tuyên truyền, xuyên tạc… bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bà Thủy cũng bị cáo buộc dùng mạng xã hội đăng các bài viết ‘xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Chính phủ”.
Ngoài ra, kết luật điều tra của công an Việt Nam nói bị Thủy “tụ tập gây rối” tại khu vực nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) 6.2018.
Bà Thủy bị quy kết là có thái độ “chống đối và xem thường pháp luật” dù đã nhiều lần được “cảm hóa”.
January 21, 2021
Nhà hoạt động Thu Thủy bị tuyên án 7 năm tù
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20/1 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
BBC, ngày 20/01/2021
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sau phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho bà Thủy, nói bản án 7 năm cho tội danh của bà “quá nặng”.
Ông nói thêm: “Đây là một phiên tòa rất đặc biệt, chỉ có sự tham dự của ba người thân của bà Thủy, 7 công an áp giải, không có ‘một rừng’ an ninh như các phiên tòa khác.”
“Trong danh mục tang vật, có một áo thun màu đen có đường gạch chéo đường lưỡi bò và 12 khẩu trang màu trắng xanh có biểu tượng đường lưỡi bò bị gạch chéo,” luật sư Miếng cho hay.
Phát biểu lời cuối sau khi tòa tuyên án, bà Thu Thủy nói các bài viết của bà trên Facebook cá nhân xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước, tình yêu với con, mong muốn cải thiện môi trường, giáo dục, nhưng có thể vì những lời lẽ ‘quá mạnh’ mà công an điều tra đã bắt bà, luật sư Miếng thuật lại.
Tổ chức nhân quyền nói gì?
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định rằng phiên xử bà Thủy “cũng chiếu lệ giống những phiên tòa trước”, trong đó “tòa – không phải độc lập mà do ĐCSVN kiểm soát – định sẵn tội của bị cáo”.
Trong thông cáo báo chí phát đi sau phiên tòa, HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam bác bỏ cáo buộc với bà Thủy, và “ngưng sử dụng Bộ Luật hình sự để xét xử hình sự việc thực thi nhân quyền”.
“Một lần nữa, chúng ta có thể sẽ thấy một công dân Việt Nam bị đi tù vì đã làm điều mà hàng triệu người trên thế giới làm mỗi ngày: đăng quan điểm của họ trên Facebook,” thông cáo báo chí của HRW viết.
‘Nghĩ nhiều đến con’
Trong lần gặp bà Thủy tại trại giam gần đây nhất vào cuối tháng 12/2020, luật sư Miếng cho hay bà nghĩ nhiều đến con trai 9 tuổi và “không nhờ ai chạy chọt vì đã xác định mình là tù chính trị”.
“Có ba Bản kết luận giám định tư tưởng trên tài liệu in từ hai trang Facebook của bà Thủy: 2 bản được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Hậu Giang giám định cá nhân và 1 bản được Bộ Thông tin và Truyền thông giám định tập thể.”
“Nhưng Sở Văn hóa Thể thao Du lịch không có chức năng giám định tư pháp về tài liệu án an ninh, Sở Thông tin và Truyền thông có chức năng này nhưng lại từ chối giám định vì không đủ năng lực, nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm thay,” luật sư Miếng chia sẻ.
Đinh Thị Thu Thủy là ai?
Bà Thủy bị bắt hồi tháng 4/2020 tại nhà riêng tại phường Lái Hiếu, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang để điều tra hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bà Thu Thủy sinh năm 1982, là kỹ sư thủy sản, và là một bà mẹ đơn thân.
Trước đó, bà thường đăng các bài viết về tình hình chính trị xã hộ của Việt Nam lên trang Facebook cá nhân.
Bà Thủy cũng tham gia nhóm Facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh – hai nhóm hoạt động nhằm bảo vệ môi trường.
Báo Việt Nam hồi tháng 4/2020 đưa tin bà Đinh Thị Thu Thủy bị bắt do bà “mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, theo Tuổi Trẻ.
Kết quả điều tra nói rằng từ năm 2018 đến nay bà Thủy mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để đăng và chia sẻ tài liệu “tuyên truyền, xuyên tạc… bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin thất thiệt, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bà Thủy cũng bị cáo buộc dùng mạng xã hội đăng các bài viết ‘xuyên tạc công tác phòng chống dịch của Chính phủ”.
Ngoài ra, kết luật điều tra của công an Việt Nam nói bị Thủy “tụ tập gây rối” tại khu vực nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) 6.2018.
Bà Thủy bị quy kết là có thái độ “chống đối và xem thường pháp luật” dù đã nhiều lần được “cảm hóa”.