(New York, ngày 13 tháng Giêng năm 2021) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong bản Phúc trình Toàn cầu 2021 của mình rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng việc hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2020.
Chủ trương xiết chặt thêm các hạn chế đối với quyền tự do biểu đạt dường như có liên quan tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng Giêng đến ngày mồng 2 tháng Hai năm 2021. Trong năm 2020, chính quyền Việt Nam thường xuyên trừng phạt người dân vì lên tiếng phê phán chế độ hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ hay nhân quyền. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt giữ hoặc truy tố ít nhất 28 người vì vi phạm các tội danh mơ hồ và quá rộng về an ninh quốc gia, như “tuyên truyền” chống nhà nước hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”
“Lại thêm một năm đen tối nữa cho nhân quyền ở Việt Nam,” ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Trong suốt năm 2020, ngoài một số nhà bất đồng chính kiến trực ngôn, công an cũng bắt giam nhiều người khác vì đã nói lên chính kiến của mình và thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản.”
Trong Phúc trình Toàn cầu 2021 dài 761 trang, là ấn bản lần thứ 31, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá việc thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia. Trong bài đề dẫn, Giám đốc Điều hành Kenneth Roth lập luận rằng chính quyền Hoa Kỳ sắp tới cần đưa việc tôn trọng nhân quyền vào các chính sách đối nội và đối ngoại của mình theo cách để các chính sách này có thể tồn tại được ngay cả khi các chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai ít cam kết bảo vệ nhân quyền hơn. Ông Roth nhấn mạnh rằng trong khi chính quyền Trump hầu như bỏ rơi việc bảo vệ nhân quyền, nhiều chính phủ khác đã bước ra và ủng hộ nhân quyền. Chính quyền Biden nên tìm cách tham gia, chứ không phải thay thế, nỗ lực tập thể mới này.
Nhà cầm quyền cũng chặn đường kết nối tới các trang mạng độc lập về chính trị, và gây sức ép buộc các công ty truyền thông xã hội phải gỡ bỏ các tài khoản, bài đăng hay đoạn clip ghi hình có nội dung phê phán chính quyền.
Tháng Tư, chính quyền chặn đường truy cập tới các máy chủ địa phương (local cache server) của Facebook và yêu cầu công ty này gỡ bỏ các trang do các nhà bất đồng chính kiến điều hành. Facebook, thỏa hiệp trước sức ép, đã đồng ý hạn chế đường truy cập tới các trang ở trong nước Việt Nam, tạo thành một tiền lệ đáng lo ngại. Đầu tháng Chín, Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam khen ngợi Facebook và YouTube “đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với Bộ TT-TT để ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Cũng trong tháng Tư, công an bắt cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch vì liên quan tới một nhóm ủng hộ dân chủ có tên là Hội Anh em Dân chủ. Ông bị cáo buộc tội lật đổ theo điều 109 của bộ luật hình sự. Vào tháng Mười hai, một tòa án đã kết án ông có tội và xử ông 12 năm tù giam.
Tháng Năm và tháng Sáu, công an bắt hai thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Vào tháng Giêng năm 2021, một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh kết án và xử mỗi người 11 năm tù giam. Cũng trong phiên tòa này, người sáng lập hội, blogger Phạm Chí Dũng, bị kết án 15 năm tù giam.
Tháng Sáu, công an bắt ba cộng tác viên của Nhà Xuất bản Tự do, là Cấn Thị Thêu, một cựu tù nhân chính trị và các con trai bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tháng Mười, công an bắt người sáng lập Nhà Xuất bản Tự do, blogger độc lập nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Tất cả những người nói trên đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.
“Chính quyền Việt Nam sợ dân chủ, báo chí độc lập, và quyền tự do,” ông Sifton nói. “Các đối tác thương mại và nhà tài trợ cần công khai nêu quan ngại về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam và gây sức ép để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền.”
January 13, 2021
Việt Nam: Vi phạm nhân quyền gia tăng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thêm nhiều vụ bắt bớ trước kỳ Đại hội Đảng
(New York, ngày 13 tháng Giêng năm 2021) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong bản Phúc trình Toàn cầu 2021 của mình rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng việc hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong năm 2020.
Chủ trương xiết chặt thêm các hạn chế đối với quyền tự do biểu đạt dường như có liên quan tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng Giêng đến ngày mồng 2 tháng Hai năm 2021. Trong năm 2020, chính quyền Việt Nam thường xuyên trừng phạt người dân vì lên tiếng phê phán chế độ hoặc tham gia các nhóm ủng hộ dân chủ hay nhân quyền. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt giữ hoặc truy tố ít nhất 28 người vì vi phạm các tội danh mơ hồ và quá rộng về an ninh quốc gia, như “tuyên truyền” chống nhà nước hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”
“Lại thêm một năm đen tối nữa cho nhân quyền ở Việt Nam,” ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Trong suốt năm 2020, ngoài một số nhà bất đồng chính kiến trực ngôn, công an cũng bắt giam nhiều người khác vì đã nói lên chính kiến của mình và thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản.”
Trong Phúc trình Toàn cầu 2021 dài 761 trang, là ấn bản lần thứ 31, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá việc thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia. Trong bài đề dẫn, Giám đốc Điều hành Kenneth Roth lập luận rằng chính quyền Hoa Kỳ sắp tới cần đưa việc tôn trọng nhân quyền vào các chính sách đối nội và đối ngoại của mình theo cách để các chính sách này có thể tồn tại được ngay cả khi các chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai ít cam kết bảo vệ nhân quyền hơn. Ông Roth nhấn mạnh rằng trong khi chính quyền Trump hầu như bỏ rơi việc bảo vệ nhân quyền, nhiều chính phủ khác đã bước ra và ủng hộ nhân quyền. Chính quyền Biden nên tìm cách tham gia, chứ không phải thay thế, nỗ lực tập thể mới này.
Nhà cầm quyền cũng chặn đường kết nối tới các trang mạng độc lập về chính trị, và gây sức ép buộc các công ty truyền thông xã hội phải gỡ bỏ các tài khoản, bài đăng hay đoạn clip ghi hình có nội dung phê phán chính quyền.
Tháng Tư, chính quyền chặn đường truy cập tới các máy chủ địa phương (local cache server) của Facebook và yêu cầu công ty này gỡ bỏ các trang do các nhà bất đồng chính kiến điều hành. Facebook, thỏa hiệp trước sức ép, đã đồng ý hạn chế đường truy cập tới các trang ở trong nước Việt Nam, tạo thành một tiền lệ đáng lo ngại. Đầu tháng Chín, Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam khen ngợi Facebook và YouTube “đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với Bộ TT-TT để ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Cũng trong tháng Tư, công an bắt cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch vì liên quan tới một nhóm ủng hộ dân chủ có tên là Hội Anh em Dân chủ. Ông bị cáo buộc tội lật đổ theo điều 109 của bộ luật hình sự. Vào tháng Mười hai, một tòa án đã kết án ông có tội và xử ông 12 năm tù giam.
Tháng Năm và tháng Sáu, công an bắt hai thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Vào tháng Giêng năm 2021, một tòa án ở Thành phố Hồ Chí Minh kết án và xử mỗi người 11 năm tù giam. Cũng trong phiên tòa này, người sáng lập hội, blogger Phạm Chí Dũng, bị kết án 15 năm tù giam.
Tháng Sáu, công an bắt ba cộng tác viên của Nhà Xuất bản Tự do, là Cấn Thị Thêu, một cựu tù nhân chính trị và các con trai bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tháng Mười, công an bắt người sáng lập Nhà Xuất bản Tự do, blogger độc lập nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Tất cả những người nói trên đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.
“Chính quyền Việt Nam sợ dân chủ, báo chí độc lập, và quyền tự do,” ông Sifton nói. “Các đối tác thương mại và nhà tài trợ cần công khai nêu quan ngại về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam và gây sức ép để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình về nhân quyền.”