HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Năm 2020, CSVN gia tăng đàn áp những người vận động nhân quyền so với trước đó, theo thống kê của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền.
Nhân dịp cuối năm 2020, ông Vũ Quốc Ngữ, người đứng đầu tổ chức “Người Bảo Vệ Nhân Quyền” (Defense The Defenders) tại Việt Nam cho hay như vậy qua cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt. Những gì được ông dẫn chứng qua cuộc phỏng vấn cho thấy tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam trái ngược hẳn với các lời tuyên truyền của chế độ.
Báo Người Việt (NV):Theo thống kê của ông, có bao nhiêu người đấu tranh nhân quyền bị bắt trong năm 2020? Đó là những ai? Nhiều hay ít hơn năm 2019? Họ bị ghép vào những tội gì?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Theo thống kê của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân quyền, trong năm 2020, CSVN bắt giữ 31 người hoạt động và 29 người hoạt động về quyền đất đai ở xã Đồng Tâm.
Những người bị bắt bao gồm người hoạt động nhân quyền, bất đồng chính kiến, Facebooker, người hoạt động xã hội, phần lớn theo các điều khoản nguỵ tạo trong phần An ninh Quốc gia của Bộ Luật Hình Sự như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Trong số này nổi bật có nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Phạm Thành, nhà thơ Trần Đức Thạch, bốn nhà hoạt động về quyền đất đai ở Dương Nội.
Riêng dân oan Đồng Tâm thì có sáu người bị cáo buộc giết người và 23 người còn lại bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” trong vụ tấn công của hàng ngàn cảnh sát cơ động vào xã ngày 9 Tháng Giêng, 2020. Trong vụ này, công an đã bắn chết lãnh đạo tinh thần của xã là ông Lê Đình Kình, người là đảng viên có hơn 50 năm tuổi đảng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong xã.
Số người bị bắt giữ năm 2020 cao hơn so với con số 39 của năm 2019 và kết án 22 người với mức án từ 9 tháng đến 12 năm. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội còn sử dụng hàng ngàn cảnh sát để tấn công vào xã Đồng Tâm, giết chết lãnh đạo tinh thần của xã là ông Lê Đình Kình, bắt giữ 29 người và sau đó kết án 13 người, trong đó có hai án tử hình và nhiều án dài hạn.
NV: Theo thống kê của ông, trong năm 2020 có bao nhiêu người bị kết án tù? Họ bị ghép vào những tội gì và bản án ra sao?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Có 22 người hoạt động bị kết án với mức án từ 9 tháng đến 12 năm về các tội danh như “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” “tuyên truyền chống nhà nước” hay “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Bên cạnh đó, trong phiên toà sơ thẩm vào Tháng Chín vừa qua, toà án cộng sản thành phố Hà Nội đã kết án tử hình hai công dân Đồng Tâm, một án chung thân và ba người khác với án tù từ 12 đến 16 năm về tội danh “giết người” và tám người khác từ ba đến sáu năm tù về tội danh “chống người thi hành công vụ.”
Một điểm đáng lưu ý là án tù trừng phạt người hoạt động ngày càng nặng hơn. Vào Tháng Bảy, toà án ở Hà Nội đã tổ chức phiên toà bí mật kết án ông Nguyễn Trung Lĩnh 12 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” – mức án cao kỷ lục cho tội danh này sau khi kết án ông Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù giam vào năm ngoái. Trước đây một thập niên, mức án cho tội danh này chỉ là 3-4 năm, còn giờ đây thì phổ biến mức án 6-8 năm. Một người bị án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế là nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch vì có liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ.
NV: Ông nhận định thế nào về những người bị bắt và những người bị kết án tù?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Phần lớn những người bị bắt và kết án là những nhân vật có vai trò quan trọng trong giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội. Trong số này có Phạm Đoan Trang – người từng được giải thưởng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và People In Need (Cộng hoà Czech), nhà thơ Trần Đức Thạch – với giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, bốn nhà hoạt động nhân quyền và quyền đất đai Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư…
Năm nay, tám người thuộc nhóm Hiến Pháp đã bị kết án sau gần 23 tháng bị giam giữ, với mức án từ 30 tháng đến 8 năm tù giam chỉ vì đã từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An Ninh Mạng và Đặc Khu Kinh Tế trong ngày 10 Tháng Sáu, 2018 và có kế hoạch tổ chức biểu tình vào đầu Tháng Chín cùng năm.
Vụ xét xử 29 dân oan Đồng Tâm cũng đáng chú ý vì đây là 1 phiên toà bỏ túi như các phiên toà chính trị. Mặc cho các đề nghị điều tra lại và dựng lại hiện trường vụ án, toà án cộng sản Hà Nội vẫn đưa ra nhiều mức án nặng nề đối với gia đình ông Lê Đình Kình và người dân thôn Hoành.
NV: Ông nhận định gì khi CSVN đưa các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, những người đứng đầu Hội Nhà Báo Độc Lập, ra xử ngày 5 Tháng Giêng, 2021 tới đây chỉ trước đại hội đảng 3 tuần lễ? Có phải để dằn mặt phong trào đấu tranh dân chủ?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Cộng sản Việt Nam muốn xét xử và kết tội 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với mức án được dự đoán là rất hà khắc. Mục tiêu là trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền và cũng là biểu hiện xu hướng trong ban lãnh đạo mới trong năm năm kế tiếp. Những nhân vật thuộc ngành công an và bảo thủ vẫn chiếm thế thượng phong so với những người mong muốn cải cách xã hội và cải thiện tình trạng nhân quyền nhằm đưa lại sự phát triển bền vững hơn cho Việt Nam.
NV: Theo ông, có phải vì thế mà người dân sẽ sợ, không dám đấu tranh nữa không?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Hiện nay phong trào có bước thoái trào nhưng cũng như nhiều người hoạt động khác, tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền hy vọng nhiều người dân thức tỉnh để đòi quyền lợi và xuất hiện những nhân tố mới với phẩm chất và viễn kiến tốt hơn về dân chủ và nhân quyền để dẫn dắt phong trào.
December 29, 2020
CSVN đàn áp nhân quyền mạnh tay hơn trong năm 2020
by Nhan Quyen • [Human Rights]
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Năm 2020, CSVN gia tăng đàn áp những người vận động nhân quyền so với trước đó, theo thống kê của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền.
Nhân dịp cuối năm 2020, ông Vũ Quốc Ngữ, người đứng đầu tổ chức “Người Bảo Vệ Nhân Quyền” (Defense The Defenders) tại Việt Nam cho hay như vậy qua cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt. Những gì được ông dẫn chứng qua cuộc phỏng vấn cho thấy tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam trái ngược hẳn với các lời tuyên truyền của chế độ.
Báo Người Việt (NV): Theo thống kê của ông, có bao nhiêu người đấu tranh nhân quyền bị bắt trong năm 2020? Đó là những ai? Nhiều hay ít hơn năm 2019? Họ bị ghép vào những tội gì?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Theo thống kê của tổ chức Người Bảo Vệ Nhân quyền, trong năm 2020, CSVN bắt giữ 31 người hoạt động và 29 người hoạt động về quyền đất đai ở xã Đồng Tâm.
Những người bị bắt bao gồm người hoạt động nhân quyền, bất đồng chính kiến, Facebooker, người hoạt động xã hội, phần lớn theo các điều khoản nguỵ tạo trong phần An ninh Quốc gia của Bộ Luật Hình Sự như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Trong số này nổi bật có nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Phạm Thành, nhà thơ Trần Đức Thạch, bốn nhà hoạt động về quyền đất đai ở Dương Nội.
Riêng dân oan Đồng Tâm thì có sáu người bị cáo buộc giết người và 23 người còn lại bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” trong vụ tấn công của hàng ngàn cảnh sát cơ động vào xã ngày 9 Tháng Giêng, 2020. Trong vụ này, công an đã bắn chết lãnh đạo tinh thần của xã là ông Lê Đình Kình, người là đảng viên có hơn 50 năm tuổi đảng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong xã.
Số người bị bắt giữ năm 2020 cao hơn so với con số 39 của năm 2019 và kết án 22 người với mức án từ 9 tháng đến 12 năm. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội còn sử dụng hàng ngàn cảnh sát để tấn công vào xã Đồng Tâm, giết chết lãnh đạo tinh thần của xã là ông Lê Đình Kình, bắt giữ 29 người và sau đó kết án 13 người, trong đó có hai án tử hình và nhiều án dài hạn.
NV: Theo thống kê của ông, trong năm 2020 có bao nhiêu người bị kết án tù? Họ bị ghép vào những tội gì và bản án ra sao?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Có 22 người hoạt động bị kết án với mức án từ 9 tháng đến 12 năm về các tội danh như “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” “tuyên truyền chống nhà nước” hay “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Bên cạnh đó, trong phiên toà sơ thẩm vào Tháng Chín vừa qua, toà án cộng sản thành phố Hà Nội đã kết án tử hình hai công dân Đồng Tâm, một án chung thân và ba người khác với án tù từ 12 đến 16 năm về tội danh “giết người” và tám người khác từ ba đến sáu năm tù về tội danh “chống người thi hành công vụ.”
Một điểm đáng lưu ý là án tù trừng phạt người hoạt động ngày càng nặng hơn. Vào Tháng Bảy, toà án ở Hà Nội đã tổ chức phiên toà bí mật kết án ông Nguyễn Trung Lĩnh 12 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” – mức án cao kỷ lục cho tội danh này sau khi kết án ông Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù giam vào năm ngoái. Trước đây một thập niên, mức án cho tội danh này chỉ là 3-4 năm, còn giờ đây thì phổ biến mức án 6-8 năm. Một người bị án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế là nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch vì có liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ.
NV: Ông nhận định thế nào về những người bị bắt và những người bị kết án tù?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Phần lớn những người bị bắt và kết án là những nhân vật có vai trò quan trọng trong giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và người hoạt động xã hội. Trong số này có Phạm Đoan Trang – người từng được giải thưởng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và People In Need (Cộng hoà Czech), nhà thơ Trần Đức Thạch – với giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, bốn nhà hoạt động nhân quyền và quyền đất đai Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư…
Năm nay, tám người thuộc nhóm Hiến Pháp đã bị kết án sau gần 23 tháng bị giam giữ, với mức án từ 30 tháng đến 8 năm tù giam chỉ vì đã từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An Ninh Mạng và Đặc Khu Kinh Tế trong ngày 10 Tháng Sáu, 2018 và có kế hoạch tổ chức biểu tình vào đầu Tháng Chín cùng năm.
Vụ xét xử 29 dân oan Đồng Tâm cũng đáng chú ý vì đây là 1 phiên toà bỏ túi như các phiên toà chính trị. Mặc cho các đề nghị điều tra lại và dựng lại hiện trường vụ án, toà án cộng sản Hà Nội vẫn đưa ra nhiều mức án nặng nề đối với gia đình ông Lê Đình Kình và người dân thôn Hoành.
NV: Ông nhận định gì khi CSVN đưa các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, những người đứng đầu Hội Nhà Báo Độc Lập, ra xử ngày 5 Tháng Giêng, 2021 tới đây chỉ trước đại hội đảng 3 tuần lễ? Có phải để dằn mặt phong trào đấu tranh dân chủ?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Cộng sản Việt Nam muốn xét xử và kết tội 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với mức án được dự đoán là rất hà khắc. Mục tiêu là trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền và cũng là biểu hiện xu hướng trong ban lãnh đạo mới trong năm năm kế tiếp. Những nhân vật thuộc ngành công an và bảo thủ vẫn chiếm thế thượng phong so với những người mong muốn cải cách xã hội và cải thiện tình trạng nhân quyền nhằm đưa lại sự phát triển bền vững hơn cho Việt Nam.
NV: Theo ông, có phải vì thế mà người dân sẽ sợ, không dám đấu tranh nữa không?
Ông Vũ Quốc Ngữ: Hiện nay phong trào có bước thoái trào nhưng cũng như nhiều người hoạt động khác, tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền hy vọng nhiều người dân thức tỉnh để đòi quyền lợi và xuất hiện những nhân tố mới với phẩm chất và viễn kiến tốt hơn về dân chủ và nhân quyền để dẫn dắt phong trào.
NV: Cảm ơn ông rất nhiều. (TN) [kn]