Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 06/12/2020
Nhà vận động dân chủ nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù tại Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, đã tuyệt thực từ ngày 24 /11 và ông tuyên bố sẽ tiếp tục nhịn ăn cho đến khi Tòa án Nhân dân Tối cao đáp ứng yêu cầu của ông.
Năm 2010, ông Thức bị kết tội lật đổ theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 và bị kết án 16 năm tù. Tuy nhiên, Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực vào năm 2018 quy định cáo buộc “chuẩn bị cho hành vi lật đổ này” của ông chỉ phải chịu mức hình phạt từ 1năm đến 5 năm tù. Vì ông đã bị giam giữ từ năm 2010, nên ông yêu cầu được trả tự do ngay lập tức. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam “cố tình” không áp dụng các điều khoản mà cố gắng giải thích luật theo cách của họ để giữ nguyên bản án 16 năm tù đưa ra năm 2009.
Ông Thức bắt đầu kháng cáo xin miễn hình phạt còn lại từ tháng 7 năm 2018, tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn im lặng.
Liên quan đến việc ông Thức tuyệt thực cũng như việc tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và một số tù nhân kháckhác nhịn ăn trong Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam), vào ngày 3/12, tổ chức Front Line Defenders có trụ sở tại Dublin đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến các trường hợp của họ để yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam chấm dứt việc xử vô nhân đạo đối với họ và các tù nhân lương tâm khác, bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ và trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện. Tổ chức nhân quyền của Ireland cũng đã kêu gọi Hà Nội tạo điều kiện an toàn cho những người bảo vệ nhân quyền làm việc mà không sợ bị trả thù và không bị hạn chế.
Ngày 30/11, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An bất ngờ đình chỉ phiên xử sơ thẩm dự kiến diễn ra cùng ngày do sức khỏe yếu của bị cáo Trần Đức Thạch. Theo lời kể của người vợ đến thăm ông tại trại tạm giam Nghi Kim, thuộc Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 1/12, nhà hoạt động 68 tuổi bị huyết áp cao và một số bệnh khác một tuần trước phiên tòa dự kiến và đã được đưa đến một bệnh viện địa phương dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát. Sau khi hồi phục một phần, ông được đưa trở lại cơ sở giam giữ. Ngày xét xử mới vẫn chưa được thông báo.
Vào ngày 3/12, các luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng đã được phép gặp người hoạt động nhân quyền và môi trường Đinh Thị Thu Thủy lần đầu tiên bảy tháng rưỡi sau khi cô bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự ngày 18/4 năm nay. Các luật sư cho biết cô vẫn vững vàng về mặt tinh thần, khẳng định cô vô tội vì không thực hiện bất kỳ hoạt động chống phá nhà nước nào mà chỉ thực thi các quyền cơ bản của con người để bảo vệ chủ quyền và môi trường của đất nước cũng như lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền. Vụ án của cô đã được gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang và cô có thể bị đưa ra tòa vào đầu tháng 1 năm sau.
Vào ngày 4 /12, nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội Nguyễn Thúy Hạnh đã đến Sở Công an thành phố theo giấy triệu tập lần thứ 3, trong đó nói bà bị tình nghi phạm tội công nghệ cao. Trong cuộc thẩm vấn do một nhóm bốn nhân viên an ninh và đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố thực hiện, bà bị thẩm vấn về các hoạt động từ thiện của bà dành cho các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động gặp rủi ro, các bài đăng của bà trên Facebook và các cuộc phỏng vấn của báo chí có trụ sở ở nước ngoài. Phía công an cho biết họ sẽ triệu tập bà để thẩm vấn thêm.
Vào ngày 1/12, tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố báo cáo Việt Nam: Chúng ta hãy thở! Việc kiểm duyệt và hình sự hóa các biểu hiện trực tuyến trong đó tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London cáo buộc Facebook và YouTube đang cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của nhà cầm quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về cách các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các nước độc tài.
Một ngày sau, tổ chức Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha đã phát hành phiên bản tiếng Việt của Hướng dẫn áp dụng dự luật Magnitky của Hoa Kỳ để đệ trình các kháng cáo về lạm dụng nhân quyền. Hướng dẫn này, được thực hiện với sự hợp tác của nhà bảo vệ nhân quyền và blogger chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang trước khi cô bị bắt, sẽ giúp những người bảo vệ nhân quyền địa phương báo cáo các hành vi vi phạm nhân quyền cho chính phủ Hoa Kỳ và thủ phạm cũng như cấp trên của chúng có thể bị trừng phạt bằng lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và bị chính quyền Hoa Kỳ phong tỏa ngân hàng và tài sản.
===== 01/12 ======
Phiên toà sơ thẩm xử ông Trần Đức Thạch bị hoãn, chưa có lịch xét xử mới
Sáng ngày 30/11, luật sư Hà Huy Sơn và bà Nguyễn Chương- vợ ông Thạch đã đến trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An nhưng được thông báo phiên toà sơ thẩm xét xử ông về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự bị hoãn lại do sức khoẻ yếu của bị can.
Phía công an nói ông bị huyết áp cao và một số bệnh lý khác, và phải điều trị 1 tuần trong Bệnh viện Đa khoa của tỉnh Nghệ An.
Ngày hôm sau, bà Chương đến thăm chồng ở Trại tạm giam Nghi Kim của công an tỉnh Nghệ An. Ông nói ông đã gần hồi phục tuy nhiên sức khoẻ còn yếu.
Ông Thạch, người từng bị cầm tù 3 năm vì tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 vì cổ suý nhân quyền, dân chủ và bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bị bắt vào cuối tháng Năm vừa qua. Ông có thể bị kết án đến 20 năm tù giam hoặc tử hình nếu bị kết tội.
———————-
Ân xá Quốc tế nói Việt Nam tăng cường đàn áp, giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm
Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, một con số kỷ lục kể từ năm 1996.
Dẫn báo cáo của tổ chức này về kiểm duyệt của Facebook và Google ở Việt Nam công bố ngày 01/12, hãng tin Reuters nói rằng có ít nhất 70 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các trại giam ở Việt nam chỉ vì các hoạt động trực tuyến ôn hoà trên Facebook và Youtube.
Ân xá Quốc tế nói rằng Facebook và Google từng được hy vọng là nền tảng truyền thông tự do của giới bất đồng chính kiến và người hoạt động ở Việt Nam nhưng giờ đây hai mạng xã hội này cũng kiểm duyệt nội dung bài viết.
Tổ chức nhân quyền ở Anh Quốc bắt đầu thống kê tù nhân lương tâm ở Việt Nam từ năm 1996. Con số tù nhân lương tâm mà tổ chức này ghi nhận ở Việt Nam hiện nay ít hơn nhiều so với con số 260 của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) có trụ sở ở Hà Nội. Trong khi đó, tổ chức Project88 nói Việt Nam hiện đang giam giữ 250 tù nhân lương tâm.
Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm nhất Đông Nam Á.
——————
Ân xá Quốc tế nói Facebook và Google đồng loã với Việt Nam trong kiểm duyệt và đàn áp
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói rằng Facebook và Google (Youtube) đồng loã với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong kiểm duyệt trực tuyến và đàn áp người sử dụng hai nền tảng xã hội này ở Việt Nam.
Trong báo cáo dài 78 trang công bố ngày 01/12, Ân xá Quốc tế nói Facebook và Youtube đã trở thành “bãi săn” cho những kẻ lừa đảo và kiểm duyệt do nhà nước bảo trợ, và là công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam. Kiểm duyệt trực tuyến bao gồm chặn nội dung bị coi là chỉ trích chế độ cộng sản Việt Namtại Việt Nam trong khi Hà Nội đang khai triển “các chiến dịch tinh vi trên các nền tảng này để quấy rối người dùng hàng ngày trong im lặng và sợ hãi.”
Ân xá Quốc tế nói Google và Facebook nên làm nhiều hơn nữa để đẩy lùi sự kiểm duyệt và tấn công mạng do nhà nước bảo trợ, thay vì tập trung vào việc duy trì doanh thu ở Việt Nam bằng cách tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Facebook cho biết họ đã “phải đối mặt với áp lực bổ sung” từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong những tháng gần đây về nội dung nào nên bị hạn chế.
Báo cáo minh bạch bán niên của Facebook mới được công bố cho thấy Facebook đã hạn chế 834 đăng tải theo yêu cầu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay so với con số 198 của cả năm 2019.
Việt Nam, với dân số hơn 95 triệu và khoảng 60 triệu người sử dụng Internet, là thị trường béo bở của Facebook và Google. Theo một số nguồn tin, Facebook có hơn 1 tỷ Mỹ kim doanh thu từ quảng cáo ở Việt Nam trong một năm.
===== 02/12 =====
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đòi được trả tự do
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đã tuyệt thực từ ngày 24/11 và ông tuyên bố sẽ tuyệt thực đến chết nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không xem xét kiến nghị đòi trả tự do cho ông.
Năm 2010, ông Thức bị kết án 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự 2015, người chuẩn bị phạm tội này như trường hợp ông Thức chỉ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm tù giam. Đây chính là cơ sở để ông Thức kháng nghị vì ông đã thụ án hơn 10 năm và ông đã gửi kháng nghị đến Toà án Nhân dân Tối cao từ tháng 7 năm 2018 nhưng không nhận được phản hồi.
Ngày 03/12, tổ chức nhân quyền Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin (Ireland) đã đưa ra kháng nghị khẩn cấp kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quan tâm đến trường hợp ông Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển, người đang cùng một số tù nhân lương tâm khác tuyệt thực ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) để phản đối việc bị đối xử hà khắc.
———————-
Safeguard Defenders phát hành hướng dẫn áp dụng luật Magnitsky bằng tiếng Việt
Vào ngày 02/12, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở tại Madrid đã công bố Hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky trong việc trừng phạt viên chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và tham nhũng.
Hướng dẫn bằng tiếng Việt dài 100 trang hướng dẫn các tổ chức xã hội dân sự hoặc cá nhân người hoạt động cách vận dụng Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ, Anh quốc hoặc Canada và một số quốc gia khác xây dựng hồ sơ của viên chức nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng và nộp cho chính phủ hai quốc gia này để họ có thể trừng phạt những kẻ vi phạm bằng hình thức phong toả tài sản của chúng hoặc cấm không cho chúng nhập cảnh vào 3 quốc gia này.
Văn bản này là sự cộng tác giữa Safeguard Defenders và nhà hoạt động nhân quyền và blogger chính trị Phạm Đoan Trang, người đã bị bắt vào tối 06/10 vừa qua với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án có thể từ 10 năm đến 20 năm tù giam nếu bị kết tội.
Đây là hướng dẫn đầu tiên bằng tiếng Việt về cách áp dụng Luật Magnitsky vốn được ban hành ở Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, và 3 quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia, và Litva.
Luật Magnitsky là một công cụ rất mạnh để trừng trị kẻ vi phạm nhân quyền, và kẻ đó có thể là một viên chức nhà nước hoặc công an. Nếu người tố cáo có thể chỉ ra đích xác một cá nhân từng tham gia hoặc ra lệnh trong bất cứ một vụ vi phạm nhân quyền thô bạo hoặc tham nhũng
Nào thì những kẻ này có thể phải đối mặt với chế tài bao gồm phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Hướng dẫn được dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Safeguard Defenders và viết lại cho phù hợp với người đọc Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam. Quý vị có thể tải tài liệu từ đây: https://safeguarddefenders.com/en/ti-ng-vi-t
===== 03/12 =====
Tù nhân lương tâm Đinh Thị Thu Thuỷ tiếp xúc lần đầu với luật sư
Ngày 3/12, hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng lần đầu tiên vào Trại tạm giam Công an tỉnh Hậu Giang để gặp thân chủ là nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ, sau thời gian cô bị bắt tạm giam gần 8 tháng và sau nhiều lần các luật sư nỗ lực liên hệ làm việc với Cơ quan An ninh Điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này.
Hai luật sư cho biết thân chủ của mình gầy yếu sau nhiều tháng bị giam cầm. Cô thừa nhận có các việc làm mà cô bị quy kết theo Bản kết luận điều tra của công an Hậu Giang nhưng cô không chấp nhận bị coi là phạm tội theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự theo như cáo buộc trong Cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Đinh Thị Thu Thuỷ cho rằng cô có các hoạt động bảo vệ môi trường, phản đối việc cho Trung Cộng thuê đất 99 năm và một số hoạt động khác thể hiện trên trang FB mang tên cô là thực hiện quyền biểu đạt của công dân, không phải chống Nhà nước…
Cô cho biết tâm trạng rất buồn vì bị giam cầm, không nhận được thông tin về gia đình, bạn bè và xã hội, khiến cô rất ngột ngạt, gần quá sức chịu đựng, cô nhờ chuyển lời thăm hỏi mọi người…
Theo hai luật sư, hồ sơ vụ án đã chuyển đến Toà án Nhân dân tỉnh Hậu Giang thụ lý, có thể vụ án sẽ được xử đầu năm 2021.
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị bắt ngày 18/4 năm nay về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 đến 12 năm thậm chí 20 năm nếu bị kết tội.
Cô được gặp gia đình lần đầu tiên vào đầu tháng 11, gần 7 tháng sau khi bị bắt.
——————–
Front Line Defenders ra kháng cáo khẩn cấp về hai tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyền và Trần Huỳnh Duy Thức
Tổ chức nhân quyền Frontlines Defenders (FLD) có trụ sở tại Dublin (Ireland) ra kháng cáo khẩn cấp về việc Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, và một số tù nhân lương tâm khác tuyệt thực.
Bản kháng cáo cho biết ông Thức, người đã bị giam giữ năm thứ 11 trong tù, đang tuyệt thực để yêu cầu tòa án cấp cao cộng sản xem xét lại bản án 16 năm tù về cáo buộc nguỵ tạo “hoạt động lật đổ chế độ” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 trong khi Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định mức án tối đa là 5 năm đối với tội danh mà ông bị kết tội.
Trong khi đó, ông Truyển, người bị kết án 11 năm tù giam cũng về tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự, tuyệt thực để phản đối cách đối xử sai trái của Trại giam An Điềm đối với ông và các tù nhân khác như các quyền được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thư từ, thực hành tín ngưỡng tôn giáo và khiếu nại.
FLD kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến các tù nhân lương tâm ở Việt Nam và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối xử nhân đạo với họ trong thời gian giam giữ cũng như trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. FLD thúc giục Hà Nội tạo điều kiện để người bảo vệ nhân quyền được tự do hoạt động mà không sợ bị trả thù.
Cũng trong tuần qua, tổ chức Christian Solidarity Worldwide kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Truyển, người được tổ chức Stefanus Alliance (Na Uy) trao tặng giải thưởng Stefanus 2020 vì những đóng góp của ông cho tự do tôn giáo ở Việt Nam.
===== 04/12 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh bị triệu tập, tra khảo bởi công an thành phố Hà Nội
Ngày 04/12, nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đến công an thành phố Hà Nội theo giấy triệu tập lần thứ 3 về nghi ngờ có liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố đề nghị khởi tố bà về cáo buộc này.
Trong buổi làm việc với 4 sỹ quan an ninh của Sở Công an thành phố với sự có mặt của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, bà Hạnh bị tra khảo về Quỹ 50K, các bài viết trên Facebook và trả lời phỏng vấn một số đài báo nước ngoài.
Cuối buổi phỏng vấn, bà từ chối ký vào biên bản do phía công an soạn ra. Tuy nhiên, phía công an đã ghi hình và ghi âm toàn bộ cuộc tra khảo. Phía công an cũng nói sẽ tiếp tục triệu tập bà trong thời gian tới.
Bà Hạnh thành lập Quỹ 50K kêu gọi sự trợ giúp của người Việt trong và ngoài nước hỗ trợ gia đình tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp hiểm nguy. Hàng trăm người hoạt động khắp cả nước đã nhận được sự hỗ trợ từ quỹ này trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, do sức khoẻ không đảm bảo, bà tuyên bố đóng quỹ vào cuối tháng 11 vừa qua.
=========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
December 7, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 48 từ ngày 30/11 đến ngày 06/12/2020: Nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực sang tuần thứ 2
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 06/12/2020
Nhà vận động dân chủ nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù tại Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, đã tuyệt thực từ ngày 24 /11 và ông tuyên bố sẽ tiếp tục nhịn ăn cho đến khi Tòa án Nhân dân Tối cao đáp ứng yêu cầu của ông.
Năm 2010, ông Thức bị kết tội lật đổ theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 và bị kết án 16 năm tù. Tuy nhiên, Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực vào năm 2018 quy định cáo buộc “chuẩn bị cho hành vi lật đổ này” của ông chỉ phải chịu mức hình phạt từ 1năm đến 5 năm tù. Vì ông đã bị giam giữ từ năm 2010, nên ông yêu cầu được trả tự do ngay lập tức. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam “cố tình” không áp dụng các điều khoản mà cố gắng giải thích luật theo cách của họ để giữ nguyên bản án 16 năm tù đưa ra năm 2009.
Ông Thức bắt đầu kháng cáo xin miễn hình phạt còn lại từ tháng 7 năm 2018, tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn im lặng.
Liên quan đến việc ông Thức tuyệt thực cũng như việc tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển và một số tù nhân kháckhác nhịn ăn trong Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam), vào ngày 3/12, tổ chức Front Line Defenders có trụ sở tại Dublin đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến các trường hợp của họ để yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam chấm dứt việc xử vô nhân đạo đối với họ và các tù nhân lương tâm khác, bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ và trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện. Tổ chức nhân quyền của Ireland cũng đã kêu gọi Hà Nội tạo điều kiện an toàn cho những người bảo vệ nhân quyền làm việc mà không sợ bị trả thù và không bị hạn chế.
Ngày 30/11, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An bất ngờ đình chỉ phiên xử sơ thẩm dự kiến diễn ra cùng ngày do sức khỏe yếu của bị cáo Trần Đức Thạch. Theo lời kể của người vợ đến thăm ông tại trại tạm giam Nghi Kim, thuộc Công an tỉnh Nghệ An vào ngày 1/12, nhà hoạt động 68 tuổi bị huyết áp cao và một số bệnh khác một tuần trước phiên tòa dự kiến và đã được đưa đến một bệnh viện địa phương dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát. Sau khi hồi phục một phần, ông được đưa trở lại cơ sở giam giữ. Ngày xét xử mới vẫn chưa được thông báo.
Vào ngày 3/12, các luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng đã được phép gặp người hoạt động nhân quyền và môi trường Đinh Thị Thu Thủy lần đầu tiên bảy tháng rưỡi sau khi cô bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự ngày 18/4 năm nay. Các luật sư cho biết cô vẫn vững vàng về mặt tinh thần, khẳng định cô vô tội vì không thực hiện bất kỳ hoạt động chống phá nhà nước nào mà chỉ thực thi các quyền cơ bản của con người để bảo vệ chủ quyền và môi trường của đất nước cũng như lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền. Vụ án của cô đã được gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang và cô có thể bị đưa ra tòa vào đầu tháng 1 năm sau.
Vào ngày 4 /12, nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội Nguyễn Thúy Hạnh đã đến Sở Công an thành phố theo giấy triệu tập lần thứ 3, trong đó nói bà bị tình nghi phạm tội công nghệ cao. Trong cuộc thẩm vấn do một nhóm bốn nhân viên an ninh và đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố thực hiện, bà bị thẩm vấn về các hoạt động từ thiện của bà dành cho các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động gặp rủi ro, các bài đăng của bà trên Facebook và các cuộc phỏng vấn của báo chí có trụ sở ở nước ngoài. Phía công an cho biết họ sẽ triệu tập bà để thẩm vấn thêm.
Vào ngày 1/12, tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố báo cáo Việt Nam: Chúng ta hãy thở! Việc kiểm duyệt và hình sự hóa các biểu hiện trực tuyến trong đó tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London cáo buộc Facebook và YouTube đang cho phép mình trở thành công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của nhà cầm quyền Việt Nam, trong một dấu hiệu đáng báo động về cách các công ty này có thể ngày càng hoạt động ở các nước độc tài.
Một ngày sau, tổ chức Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha đã phát hành phiên bản tiếng Việt của Hướng dẫn áp dụng dự luật Magnitky của Hoa Kỳ để đệ trình các kháng cáo về lạm dụng nhân quyền. Hướng dẫn này, được thực hiện với sự hợp tác của nhà bảo vệ nhân quyền và blogger chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang trước khi cô bị bắt, sẽ giúp những người bảo vệ nhân quyền địa phương báo cáo các hành vi vi phạm nhân quyền cho chính phủ Hoa Kỳ và thủ phạm cũng như cấp trên của chúng có thể bị trừng phạt bằng lệnh cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và bị chính quyền Hoa Kỳ phong tỏa ngân hàng và tài sản.
===== 01/12 ======
Phiên toà sơ thẩm xử ông Trần Đức Thạch bị hoãn, chưa có lịch xét xử mới
Sáng ngày 30/11, luật sư Hà Huy Sơn và bà Nguyễn Chương- vợ ông Thạch đã đến trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An nhưng được thông báo phiên toà sơ thẩm xét xử ông về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự bị hoãn lại do sức khoẻ yếu của bị can.
Phía công an nói ông bị huyết áp cao và một số bệnh lý khác, và phải điều trị 1 tuần trong Bệnh viện Đa khoa của tỉnh Nghệ An.
Ngày hôm sau, bà Chương đến thăm chồng ở Trại tạm giam Nghi Kim của công an tỉnh Nghệ An. Ông nói ông đã gần hồi phục tuy nhiên sức khoẻ còn yếu.
Ông Thạch, người từng bị cầm tù 3 năm vì tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 vì cổ suý nhân quyền, dân chủ và bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bị bắt vào cuối tháng Năm vừa qua. Ông có thể bị kết án đến 20 năm tù giam hoặc tử hình nếu bị kết tội.
———————-
Ân xá Quốc tế nói Việt Nam tăng cường đàn áp, giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm
Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, một con số kỷ lục kể từ năm 1996.
Dẫn báo cáo của tổ chức này về kiểm duyệt của Facebook và Google ở Việt Nam công bố ngày 01/12, hãng tin Reuters nói rằng có ít nhất 70 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các trại giam ở Việt nam chỉ vì các hoạt động trực tuyến ôn hoà trên Facebook và Youtube.
Ân xá Quốc tế nói rằng Facebook và Google từng được hy vọng là nền tảng truyền thông tự do của giới bất đồng chính kiến và người hoạt động ở Việt Nam nhưng giờ đây hai mạng xã hội này cũng kiểm duyệt nội dung bài viết.
Tổ chức nhân quyền ở Anh Quốc bắt đầu thống kê tù nhân lương tâm ở Việt Nam từ năm 1996. Con số tù nhân lương tâm mà tổ chức này ghi nhận ở Việt Nam hiện nay ít hơn nhiều so với con số 260 của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) có trụ sở ở Hà Nội. Trong khi đó, tổ chức Project88 nói Việt Nam hiện đang giam giữ 250 tù nhân lương tâm.
Theo Ân xá Quốc tế, Việt Nam là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm nhất Đông Nam Á.
——————
Ân xá Quốc tế nói Facebook và Google đồng loã với Việt Nam trong kiểm duyệt và đàn áp
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói rằng Facebook và Google (Youtube) đồng loã với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong kiểm duyệt trực tuyến và đàn áp người sử dụng hai nền tảng xã hội này ở Việt Nam.
Trong báo cáo dài 78 trang công bố ngày 01/12, Ân xá Quốc tế nói Facebook và Youtube đã trở thành “bãi săn” cho những kẻ lừa đảo và kiểm duyệt do nhà nước bảo trợ, và là công cụ kiểm duyệt và quấy rối người dân của nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam. Kiểm duyệt trực tuyến bao gồm chặn nội dung bị coi là chỉ trích chế độ cộng sản Việt Namtại Việt Nam trong khi Hà Nội đang khai triển “các chiến dịch tinh vi trên các nền tảng này để quấy rối người dùng hàng ngày trong im lặng và sợ hãi.”
Ân xá Quốc tế nói Google và Facebook nên làm nhiều hơn nữa để đẩy lùi sự kiểm duyệt và tấn công mạng do nhà nước bảo trợ, thay vì tập trung vào việc duy trì doanh thu ở Việt Nam bằng cách tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Facebook cho biết họ đã “phải đối mặt với áp lực bổ sung” từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong những tháng gần đây về nội dung nào nên bị hạn chế.
Báo cáo minh bạch bán niên của Facebook mới được công bố cho thấy Facebook đã hạn chế 834 đăng tải theo yêu cầu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay so với con số 198 của cả năm 2019.
Việt Nam, với dân số hơn 95 triệu và khoảng 60 triệu người sử dụng Internet, là thị trường béo bở của Facebook và Google. Theo một số nguồn tin, Facebook có hơn 1 tỷ Mỹ kim doanh thu từ quảng cáo ở Việt Nam trong một năm.
===== 02/12 =====
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đòi được trả tự do
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đã tuyệt thực từ ngày 24/11 và ông tuyên bố sẽ tuyệt thực đến chết nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không xem xét kiến nghị đòi trả tự do cho ông.
Năm 2010, ông Thức bị kết án 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự 2015, người chuẩn bị phạm tội này như trường hợp ông Thức chỉ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm tù giam. Đây chính là cơ sở để ông Thức kháng nghị vì ông đã thụ án hơn 10 năm và ông đã gửi kháng nghị đến Toà án Nhân dân Tối cao từ tháng 7 năm 2018 nhưng không nhận được phản hồi.
Ngày 03/12, tổ chức nhân quyền Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin (Ireland) đã đưa ra kháng nghị khẩn cấp kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quan tâm đến trường hợp ông Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển, người đang cùng một số tù nhân lương tâm khác tuyệt thực ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) để phản đối việc bị đối xử hà khắc.
———————-
Safeguard Defenders phát hành hướng dẫn áp dụng luật Magnitsky bằng tiếng Việt
Vào ngày 02/12, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở tại Madrid đã công bố Hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky trong việc trừng phạt viên chức của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và tham nhũng.
Hướng dẫn bằng tiếng Việt dài 100 trang hướng dẫn các tổ chức xã hội dân sự hoặc cá nhân người hoạt động cách vận dụng Luật Magnitsky ở Hoa Kỳ, Anh quốc hoặc Canada và một số quốc gia khác xây dựng hồ sơ của viên chức nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng và nộp cho chính phủ hai quốc gia này để họ có thể trừng phạt những kẻ vi phạm bằng hình thức phong toả tài sản của chúng hoặc cấm không cho chúng nhập cảnh vào 3 quốc gia này.
Văn bản này là sự cộng tác giữa Safeguard Defenders và nhà hoạt động nhân quyền và blogger chính trị Phạm Đoan Trang, người đã bị bắt vào tối 06/10 vừa qua với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án có thể từ 10 năm đến 20 năm tù giam nếu bị kết tội.
Đây là hướng dẫn đầu tiên bằng tiếng Việt về cách áp dụng Luật Magnitsky vốn được ban hành ở Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, và 3 quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia, và Litva.
Luật Magnitsky là một công cụ rất mạnh để trừng trị kẻ vi phạm nhân quyền, và kẻ đó có thể là một viên chức nhà nước hoặc công an. Nếu người tố cáo có thể chỉ ra đích xác một cá nhân từng tham gia hoặc ra lệnh trong bất cứ một vụ vi phạm nhân quyền thô bạo hoặc tham nhũng
Nào thì những kẻ này có thể phải đối mặt với chế tài bao gồm phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Hướng dẫn được dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Safeguard Defenders và viết lại cho phù hợp với người đọc Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam. Quý vị có thể tải tài liệu từ đây: https://safeguarddefenders.com/en/ti-ng-vi-t
===== 03/12 =====
Tù nhân lương tâm Đinh Thị Thu Thuỷ tiếp xúc lần đầu với luật sư
Ngày 3/12, hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng lần đầu tiên vào Trại tạm giam Công an tỉnh Hậu Giang để gặp thân chủ là nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ, sau thời gian cô bị bắt tạm giam gần 8 tháng và sau nhiều lần các luật sư nỗ lực liên hệ làm việc với Cơ quan An ninh Điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này.
Hai luật sư cho biết thân chủ của mình gầy yếu sau nhiều tháng bị giam cầm. Cô thừa nhận có các việc làm mà cô bị quy kết theo Bản kết luận điều tra của công an Hậu Giang nhưng cô không chấp nhận bị coi là phạm tội theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự theo như cáo buộc trong Cáo trạng của Viện Kiểm sát.
Đinh Thị Thu Thuỷ cho rằng cô có các hoạt động bảo vệ môi trường, phản đối việc cho Trung Cộng thuê đất 99 năm và một số hoạt động khác thể hiện trên trang FB mang tên cô là thực hiện quyền biểu đạt của công dân, không phải chống Nhà nước…
Cô cho biết tâm trạng rất buồn vì bị giam cầm, không nhận được thông tin về gia đình, bạn bè và xã hội, khiến cô rất ngột ngạt, gần quá sức chịu đựng, cô nhờ chuyển lời thăm hỏi mọi người…
Theo hai luật sư, hồ sơ vụ án đã chuyển đến Toà án Nhân dân tỉnh Hậu Giang thụ lý, có thể vụ án sẽ được xử đầu năm 2021.
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị bắt ngày 18/4 năm nay về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 đến 12 năm thậm chí 20 năm nếu bị kết tội.
Cô được gặp gia đình lần đầu tiên vào đầu tháng 11, gần 7 tháng sau khi bị bắt.
——————–
Front Line Defenders ra kháng cáo khẩn cấp về hai tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyền và Trần Huỳnh Duy Thức
Tổ chức nhân quyền Frontlines Defenders (FLD) có trụ sở tại Dublin (Ireland) ra kháng cáo khẩn cấp về việc Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyển, và một số tù nhân lương tâm khác tuyệt thực.
Bản kháng cáo cho biết ông Thức, người đã bị giam giữ năm thứ 11 trong tù, đang tuyệt thực để yêu cầu tòa án cấp cao cộng sản xem xét lại bản án 16 năm tù về cáo buộc nguỵ tạo “hoạt động lật đổ chế độ” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 trong khi Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định mức án tối đa là 5 năm đối với tội danh mà ông bị kết tội.
Trong khi đó, ông Truyển, người bị kết án 11 năm tù giam cũng về tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự, tuyệt thực để phản đối cách đối xử sai trái của Trại giam An Điềm đối với ông và các tù nhân khác như các quyền được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thư từ, thực hành tín ngưỡng tôn giáo và khiếu nại.
FLD kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến các tù nhân lương tâm ở Việt Nam và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối xử nhân đạo với họ trong thời gian giam giữ cũng như trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. FLD thúc giục Hà Nội tạo điều kiện để người bảo vệ nhân quyền được tự do hoạt động mà không sợ bị trả thù.
Cũng trong tuần qua, tổ chức Christian Solidarity Worldwide kêu gọi Hà Nội trả tự do cho ông Truyển, người được tổ chức Stefanus Alliance (Na Uy) trao tặng giải thưởng Stefanus 2020 vì những đóng góp của ông cho tự do tôn giáo ở Việt Nam.
===== 04/12 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh bị triệu tập, tra khảo bởi công an thành phố Hà Nội
Ngày 04/12, nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đến công an thành phố Hà Nội theo giấy triệu tập lần thứ 3 về nghi ngờ có liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố đề nghị khởi tố bà về cáo buộc này.
Trong buổi làm việc với 4 sỹ quan an ninh của Sở Công an thành phố với sự có mặt của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân, bà Hạnh bị tra khảo về Quỹ 50K, các bài viết trên Facebook và trả lời phỏng vấn một số đài báo nước ngoài.
Cuối buổi phỏng vấn, bà từ chối ký vào biên bản do phía công an soạn ra. Tuy nhiên, phía công an đã ghi hình và ghi âm toàn bộ cuộc tra khảo. Phía công an cũng nói sẽ tiếp tục triệu tập bà trong thời gian tới.
Bà Hạnh thành lập Quỹ 50K kêu gọi sự trợ giúp của người Việt trong và ngoài nước hỗ trợ gia đình tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp hiểm nguy. Hàng trăm người hoạt động khắp cả nước đã nhận được sự hỗ trợ từ quỹ này trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, do sức khoẻ không đảm bảo, bà tuyên bố đóng quỹ vào cuối tháng 11 vừa qua.
=========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây