Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 29/11/2020
Vào ngày 25/11, sau nửa năm bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì các bài viết của ông, nhà cầm quyền Hà Nội đã chuyển blogger Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành) đến Viện Tâm thần Trung ương để kiểm tra sức khỏe tâm thần. Hai ngày sau, vợ ông đến để thăm chồng nhưng bà không được phép gặp ông. Bà rất lo ngại rằng ông có thể bị giam giữ tại cơ sở này để điều trị bắt buộc như một số trường hợp khác như blogger Lê Anh Hùng và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh, những người đã bị bắt vì các cáo buộc trong quy định về An ninh Quốc gia của Bộ luật Hình sự nhưng sau đó bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nơi họ bị đánh đập và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và gia đình họ không được phép gặp họ.
Nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hóa đã tuyệt thực trong trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) hơn một tuần trong khi các tù nhân lương tâm khác trong cùng trại giam như Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Điệp cũng tham gia sau đó. Lý do họ nhịn ăn là để phản đối sự đối xử vô nhân đạo của nhà tù. Cũng tại nhà tù này, nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình không được phép gặp anh trai trong một chuyến thăm thường xuyên sau khi ông Bình từ chối mặc đồng phục nhà tù có in chữ Phạm Nhân.
Vào ngày 25/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chế độ cộng sản Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại cựu tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch và trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện. Ông Thạch, người đã bị bắt vào tháng Tư, sẽ bị đưa ra tòa với tội danh lật đổ vào ngày 30/11. Ông có thể bị kết án với án tù dài hạn căn cứ vào các bản án nặng nề gần đây đối với nhiều nhà hoạt động.
===== 25/11 =====
HRW kêu gọi Cộng sản Việt Nam huỷ cáo buộc đối với ông Trần Đức Thạch
Vào ngày 25/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Trần Đức Thạch, người sẽ bị toà án cộng sản Việt Nam đem ra xét xử với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” vào ngày 30/11.
Theo HRW, ông Thạch vô tội vì chỉ thực hiện quyền con người cơ bản như tự do biểu đạt và lập hội để cổ suý nhân quyền và dân chủ. HRW cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng để buộc cộng sản Việt Nam phải phóng thích ông Thạch, người đã từng bị cầm tù 3 năm vì cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông Thạch, 68 tuổi, từng là sỹ quan của quân đội Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam. Ông chứng kiến việc quân đội cộng sản tàn sát dân thường và kể lại trong hồi ký “Hố chôn người ám ảnh.” Sau khi giải ngũ, ông tham gia đấu tranh chống lại bất công trong địa phương và cùng một số nhà hoạt động khác như Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Văn Hùng đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Là thành viên Hội Anh em Dân chủ, ông bị bắt ngày 23/4 năm nay với cáo buộc theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam hoặc tử hình nếu bị kết tội.
Là tác giả của hằng trăm bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, nhiều bài viết lên án tham nhũng, bất công, vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, giải thưởng mang tên nhà thơ bất đồng chính kiến nổi tiếng từng bị giam cầm nhiều năm trong nhà tù của cộng sản.
===== 27/11 =====
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá tuyệt thực
Theo tin từ gia đình, tù nhân lương tâm-nhà văn Phạm Thành bị đưa đi giám định tâm thần trong khi nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá cùng một số tù nhân lương tâm khác đang tuyệt thực tại Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam).
Ông Phạm Thành, người bị bắt vào cuối tháng Năm vừa qua với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, bị chuyển từ Trại tạm giam số 1 ở Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để giám định hay kiểm tra sức khỏe vào ngày 25/11.
Phía công an cộng sản thành phố Hà Nội có báo cho gia đình ông Thành để gia đình tiếp tế thức ăn cho ông nhưng không cho gặp. Bởi vậy, gia đình ông rất lo lắng vì có thể ông sẽ bị giữ lại để buộc chữa trị cho dù ông hoàn toàn bình thường trước khi bị bắt.
Trong khi đó, phóng viên Nguyễn Văn Hoá của Đài Á Châu Tự Do (RFA), người đang thụ án tù 7 năm vì đưa tin về xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung của Formosa và biểu tình phản đối của dân địa phương năm 2016, đang phải tuyệt thực sang ngày thứ 8 để phản đối trại giam vô cớ tịch thu thư ông viết gửi gia đình và ngăn cản ông chia sẻ thông tin về sai phạm của trại giam An Điềm. Cùng tuyệt thực với ông có hai tù nhân lương tâm Nguyễn Bá Truyển và Phạm Văn Điệp.
Tháng trước, ông Hoá không được gặp người thân vì không chịu mặc áo của trại giam có in dòng chữ “Phạm nhân.” Tuần trước, ông Hoá được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao tặng Giải Nhân quyền Việt Nam 2020.
Tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình cũng bị Trại giam An Điềm không cho gặp người thân vì không chị mặc áo trại giam cung cấp có dòng chữ “Phạm nhân” vì chưa bao giờ ông nhận tội như nhà cầm quyền cộng sản tuyên án.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
November 30, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 47 từ ngày 23/11 đến ngày 29/11/2020: Blogger Phạm Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần sau sáu tháng bị giam giữ
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 29/11/2020
Vào ngày 25/11, sau nửa năm bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì các bài viết của ông, nhà cầm quyền Hà Nội đã chuyển blogger Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành) đến Viện Tâm thần Trung ương để kiểm tra sức khỏe tâm thần. Hai ngày sau, vợ ông đến để thăm chồng nhưng bà không được phép gặp ông. Bà rất lo ngại rằng ông có thể bị giam giữ tại cơ sở này để điều trị bắt buộc như một số trường hợp khác như blogger Lê Anh Hùng và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh, những người đã bị bắt vì các cáo buộc trong quy định về An ninh Quốc gia của Bộ luật Hình sự nhưng sau đó bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nơi họ bị đánh đập và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và gia đình họ không được phép gặp họ.
Nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hóa đã tuyệt thực trong trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam) hơn một tuần trong khi các tù nhân lương tâm khác trong cùng trại giam như Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Điệp cũng tham gia sau đó. Lý do họ nhịn ăn là để phản đối sự đối xử vô nhân đạo của nhà tù. Cũng tại nhà tù này, nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình không được phép gặp anh trai trong một chuyến thăm thường xuyên sau khi ông Bình từ chối mặc đồng phục nhà tù có in chữ Phạm Nhân.
Vào ngày 25/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York đã ra thông cáo báo chí kêu gọi chế độ cộng sản Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại cựu tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch và trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện. Ông Thạch, người đã bị bắt vào tháng Tư, sẽ bị đưa ra tòa với tội danh lật đổ vào ngày 30/11. Ông có thể bị kết án với án tù dài hạn căn cứ vào các bản án nặng nề gần đây đối với nhiều nhà hoạt động.
===== 25/11 =====
HRW kêu gọi Cộng sản Việt Nam huỷ cáo buộc đối với ông Trần Đức Thạch
Vào ngày 25/11, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Trần Đức Thạch, người sẽ bị toà án cộng sản Việt Nam đem ra xét xử với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” vào ngày 30/11.
Theo HRW, ông Thạch vô tội vì chỉ thực hiện quyền con người cơ bản như tự do biểu đạt và lập hội để cổ suý nhân quyền và dân chủ. HRW cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng để buộc cộng sản Việt Nam phải phóng thích ông Thạch, người đã từng bị cầm tù 3 năm vì cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông Thạch, 68 tuổi, từng là sỹ quan của quân đội Bắc Việt trong Chiến tranh Việt Nam. Ông chứng kiến việc quân đội cộng sản tàn sát dân thường và kể lại trong hồi ký “Hố chôn người ám ảnh.” Sau khi giải ngũ, ông tham gia đấu tranh chống lại bất công trong địa phương và cùng một số nhà hoạt động khác như Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Văn Hùng đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Là thành viên Hội Anh em Dân chủ, ông bị bắt ngày 23/4 năm nay với cáo buộc theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 20 năm tù giam hoặc tử hình nếu bị kết tội.
Là tác giả của hằng trăm bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, nhiều bài viết lên án tham nhũng, bất công, vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, giải thưởng mang tên nhà thơ bất đồng chính kiến nổi tiếng từng bị giam cầm nhiều năm trong nhà tù của cộng sản.
===== 27/11 =====
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thành bị đưa vào bệnh viện tâm thần, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá tuyệt thực
Theo tin từ gia đình, tù nhân lương tâm-nhà văn Phạm Thành bị đưa đi giám định tâm thần trong khi nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá cùng một số tù nhân lương tâm khác đang tuyệt thực tại Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam).
Ông Phạm Thành, người bị bắt vào cuối tháng Năm vừa qua với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, bị chuyển từ Trại tạm giam số 1 ở Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đến Viện Pháp y Tâm thần Trung ương để giám định hay kiểm tra sức khỏe vào ngày 25/11.
Phía công an cộng sản thành phố Hà Nội có báo cho gia đình ông Thành để gia đình tiếp tế thức ăn cho ông nhưng không cho gặp. Bởi vậy, gia đình ông rất lo lắng vì có thể ông sẽ bị giữ lại để buộc chữa trị cho dù ông hoàn toàn bình thường trước khi bị bắt.
Trong khi đó, phóng viên Nguyễn Văn Hoá của Đài Á Châu Tự Do (RFA), người đang thụ án tù 7 năm vì đưa tin về xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung của Formosa và biểu tình phản đối của dân địa phương năm 2016, đang phải tuyệt thực sang ngày thứ 8 để phản đối trại giam vô cớ tịch thu thư ông viết gửi gia đình và ngăn cản ông chia sẻ thông tin về sai phạm của trại giam An Điềm. Cùng tuyệt thực với ông có hai tù nhân lương tâm Nguyễn Bá Truyển và Phạm Văn Điệp.
Tháng trước, ông Hoá không được gặp người thân vì không chịu mặc áo của trại giam có in dòng chữ “Phạm nhân.” Tuần trước, ông Hoá được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao tặng Giải Nhân quyền Việt Nam 2020.
Tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình cũng bị Trại giam An Điềm không cho gặp người thân vì không chị mặc áo trại giam cung cấp có dòng chữ “Phạm nhân” vì chưa bao giờ ông nhận tội như nhà cầm quyền cộng sản tuyên án.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây