Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20 tháng 10 thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển. Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cho biết: “Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác”.
Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ. Năm 2017 ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và bị đưa ra xét xử. Ngày 5/4/2018 ông bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Uỷ ban trao giải Stefanus, nhận định ông Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của TNLT Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn cho biết, giải thưởng Stefanus là một nguồn động viên cho gia đình bà:
“Bản thân tôi thì thật sự rất xúc động không nói nên lời khi được tin vui này, chồng tôi được giải thưởng này. Làm một người vợ, tôi hết sức tự hào về chồng mình. Tôi luôn ủng hộ anh và đồng hành cùng anh trên đường bảo vệ tự do tôn giáo. Cho dù bản thân tôi và các chị của tôi đã phải chịu sự trả thù hết sức là bất nhân của nhà cầm quyền Việt Nam”.
TNLT Nguyễn Bắc Truyển hiện thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Phượng nói lần cuối bà gặp ông Truyển là vào Tháng 9, đã được ông cho biết ông bị đau nhức cả người do bị viêm xương khớp.
“Anh Truyển cũng đã nhiều thứ bệnh nhưng họ không khám, mà từ hồi bắt đến nay cũng là 3 năm rồi. Anh Truyển cũng làm đơn yêu cầu họ đưa đi khám tổng quát và chuyên khoa. Họ cũng không trả lời. Anh Truyển có hỏi cán bộ của trại giam đó mà họ cũng không trả lời. Gần đây tôi biết là anh Truyển lại bệnh cao huyết áp và bệnh gout. Cái đó là theo chẩn đoán của cán bộ y tế trại giam thôi, nhưng họ không đưa đi khám chuyên nghiệp nên không biết như thế nào”.
Giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro. Ông Ed Brown nói qua việc trao giải thưởng, Liên minh Quốc tế Stefanus không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông Truyển, mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ.
Thế thì làm sao để khuyến khích một chính quyền như Việt Nam làm đúng như những gì họ đã cam kết qua các hiệp ước quốc tế? Ông Brown cho biết, đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên Nguyễn Bắc Truyển trong tù. Hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm nhưng cán bộ đã ngăn chặn tất cả các bức thư nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào.
Liên minh Stefanus đã không dừng ở đó. Ông Brown chia sẻ:
“Chúng tôi đã trình trường hợp (của ông Nguyễn Bắc Truyển) lên Quốc hội Na Uy và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở đây. Trong các tương tác của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, sau khi chúng tôi cho họ biết về một số tình huống, nếu ho cho rằng cần thiết thì họ sẽ đề cập với chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, họ đã nói với tôi rằng họ sẽ nói chuyện với đại sứ quán ở Việt Nam và yêu cầu đại sứ nêu trường hợp này với chính quyền ở đó.
Ngoài ra, chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc”.
“Chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc”. -Ông Ed Brown
Ông Brown cho biết thêm tổ chức của ông cũng có liên hệ mật thiết với với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng Hà Lan và ông ấy cũng đã chia sẻ rằng ông sẽ trình bày với chính phủ Hà Lan và yêu cầu đại sứ quán nước này theo dõi tình hình của TNLT Nguyễn Bắc Truyển.
Năm 2011 ông Truyển đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.
Tuần này bà Nguyễn Thị Kim Phượng lại một lần nữa dự tính lên đường đi thăm chồng tại trại giam An Điềm, như bà đã làm hàng tháng. Nhưng tình hình mưa lũ tại Miền Trung trong những ngày qua khiến các sông ở tỉnh Quảng Nam đã đạt đỉnh làm nhiều người thiệt mạng. Bà Phượng đã phải hủy chuyến thăm nuôi chồng tháng này vì được người địa phương cho biết đường vào trại giam ngập lụt không đi được.
Bà nói: “Ngoài đó thì lũ đang lên, tôi không biết nơi đó, chỗ anh Truyển ở có bị ngập hay không? Còn những vùng phía ngoài, như đường đi vào đã ngập rồi. Thành thử điều này cũng làm cho tôi lo nhiều”.
Tổng thư ký Ed Brown của Liên minh Stefanus nói, ông mong muốn TNLT Nguyễn Bắc Truyển sẽ sớm được tự do, và khi đó ông muốn mời ông Truyển đến thăm Na Uy để cảm ơn ông về những nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo.
October 21, 2020
Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20 tháng 10 thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển. Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cho biết: “Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác”.
Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ. Năm 2017 ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và bị đưa ra xét xử. Ngày 5/4/2018 ông bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Uỷ ban trao giải Stefanus, nhận định ông Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của TNLT Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn cho biết, giải thưởng Stefanus là một nguồn động viên cho gia đình bà:
“Bản thân tôi thì thật sự rất xúc động không nói nên lời khi được tin vui này, chồng tôi được giải thưởng này. Làm một người vợ, tôi hết sức tự hào về chồng mình. Tôi luôn ủng hộ anh và đồng hành cùng anh trên đường bảo vệ tự do tôn giáo. Cho dù bản thân tôi và các chị của tôi đã phải chịu sự trả thù hết sức là bất nhân của nhà cầm quyền Việt Nam”.
TNLT Nguyễn Bắc Truyển hiện thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Phượng nói lần cuối bà gặp ông Truyển là vào Tháng 9, đã được ông cho biết ông bị đau nhức cả người do bị viêm xương khớp.
“Anh Truyển cũng đã nhiều thứ bệnh nhưng họ không khám, mà từ hồi bắt đến nay cũng là 3 năm rồi. Anh Truyển cũng làm đơn yêu cầu họ đưa đi khám tổng quát và chuyên khoa. Họ cũng không trả lời. Anh Truyển có hỏi cán bộ của trại giam đó mà họ cũng không trả lời. Gần đây tôi biết là anh Truyển lại bệnh cao huyết áp và bệnh gout. Cái đó là theo chẩn đoán của cán bộ y tế trại giam thôi, nhưng họ không đưa đi khám chuyên nghiệp nên không biết như thế nào”.
Giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro. Ông Ed Brown nói qua việc trao giải thưởng, Liên minh Quốc tế Stefanus không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông Truyển, mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ.
Thế thì làm sao để khuyến khích một chính quyền như Việt Nam làm đúng như những gì họ đã cam kết qua các hiệp ước quốc tế? Ông Brown cho biết, đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên Nguyễn Bắc Truyển trong tù. Hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm nhưng cán bộ đã ngăn chặn tất cả các bức thư nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào.
Liên minh Stefanus đã không dừng ở đó. Ông Brown chia sẻ:
“Chúng tôi đã trình trường hợp (của ông Nguyễn Bắc Truyển) lên Quốc hội Na Uy và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở đây. Trong các tương tác của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, sau khi chúng tôi cho họ biết về một số tình huống, nếu ho cho rằng cần thiết thì họ sẽ đề cập với chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, họ đã nói với tôi rằng họ sẽ nói chuyện với đại sứ quán ở Việt Nam và yêu cầu đại sứ nêu trường hợp này với chính quyền ở đó.
Ngoài ra, chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc”.
Ông Brown cho biết thêm tổ chức của ông cũng có liên hệ mật thiết với với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng Hà Lan và ông ấy cũng đã chia sẻ rằng ông sẽ trình bày với chính phủ Hà Lan và yêu cầu đại sứ quán nước này theo dõi tình hình của TNLT Nguyễn Bắc Truyển.
Năm 2011 ông Truyển đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.
Tuần này bà Nguyễn Thị Kim Phượng lại một lần nữa dự tính lên đường đi thăm chồng tại trại giam An Điềm, như bà đã làm hàng tháng. Nhưng tình hình mưa lũ tại Miền Trung trong những ngày qua khiến các sông ở tỉnh Quảng Nam đã đạt đỉnh làm nhiều người thiệt mạng. Bà Phượng đã phải hủy chuyến thăm nuôi chồng tháng này vì được người địa phương cho biết đường vào trại giam ngập lụt không đi được.
Bà nói: “Ngoài đó thì lũ đang lên, tôi không biết nơi đó, chỗ anh Truyển ở có bị ngập hay không? Còn những vùng phía ngoài, như đường đi vào đã ngập rồi. Thành thử điều này cũng làm cho tôi lo nhiều”.
Tổng thư ký Ed Brown của Liên minh Stefanus nói, ông mong muốn TNLT Nguyễn Bắc Truyển sẽ sớm được tự do, và khi đó ông muốn mời ông Truyển đến thăm Na Uy để cảm ơn ông về những nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo.