Sáng ngày 30 tháng 7 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên giảm 3 tháng tù giam mỗi người đối với ông Bùi Mạnh Tiến và bà Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như) với cáo buộc tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Phiên tòa phúc thẩm xử hai tài xế bắt đầu từ ngày 29-7 và kéo dài đến sáng ngày 30-7 mới tuyên án, theo đó ông Tiến phải chịu mức án 15 tháng tù giam và bà Huệ phải chịu mức án 39 tháng tù giam do cộng với bản án 24 tháng tù giam trước đó.
Trưa ngày 30-7, luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong năm luật sư bào chữa cho hai người này nhận định về bản án này như sau:
“Thật ra cái việc giảm án giống như một động tác xoa dịu sự việc đi chứ thật ra thì cả hai bị cáo: cô Huệ Như và anh Bùi Mạnh Tiến đều không có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Họ không hề kháng cáo điều này, họ kháng cáo xác định là họ vô tội và cái bản án sơ thẩm tuyên có tội là họ bị oan.
Vì vậy cho nên là bản án phúc thẩm giảm hình phạt nhưng mà họ nói là chấp nhận một phần kháng cáo đó là việc không đúng, tại vì họ kháng cáo đâu có xin giảm nhẹ đâu.
Ở đây, tôi đánh giá đây có một động tác giống như là xoa dịu bớt đi cái sự sự vô lý của vụ án và hơn nữa trong diễn biến của vụ án, trong phiên xét xử phúc thẩm thì cái cô kiểm sát viên hầu như như bào chữa rất là sơ sài.
Ví dụ như các luật sư nêu quan điểm 10 thì khi cô ấy (đại diện Viện Kiểm Sát) tranh luận lại hầu như chưa được 1, còn những điểm mà cô ấy có sự tranh luận thì hầu như đều bị các luật sư bác bỏ yêu cầu tranh luận lại, hoặc là yêu cầu giải thích rõ hơn từng điểm thì cô ấy cũng làm một cách hết sức chiếu lệ.
Thậm chí cô ấy đưa ra rất nhiều lý do không chính đáng và cũng không đúng quy định của pháp luật nữa.”
Cũng theo luật sư Đặng Đình Mạnh, nếu căn cứ vào quá trình tranh tụng giữa luật sư với Viện Kiểm sát thì lẽ ra tòa phải tuyên cả hai người vô tội.
Theo bản án sơ thẩm, chiều 11-6-2019, bà Huệ mượn ô tô của người quen rồi nhờ ông Tiến lái xe chở đi giải quyết công việc.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, khi đến Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, ông Tiến lái xe đi vào làn thu phí số 2 nhưng cả hai không đồng ý trả tiền, với lý do bản thân không đi đường tránh Vĩnh Yên, đồng thời yêu cầu nhân viên Trạm thu phí cho xem các văn bản quy định về việc thu phí tại trạm.
Lúc này, nhân viên Trạm BOT cùng lực lượng chức năng Công an huyện Sóc Sơn giải thích, yêu cầu chấp hành mua vé theo đúng quy định, nhưng cả hai ngồi trên xe, dùng điện thoại quay video phát trực tiếp diễn biến sự việc lên mạng xã hội.
Bản án sơ thẩm cho rằng, việc làm của hai bị cáo khiến các phương tiện phía sau không thể di chuyển qua Trạm trên làn số 2, gây ùn tắc kéo dài.
Tuy nhiên, về điểm này luật sư Đặng Đình Mạnh lại cho rằng, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội bài có quy định một xe qua trạm không được dừng quá 5 phút, khi cả ông Bùi Mạnh Tiến và Đặng Thị Huệ đang ở đây được 3 phút để hỏi văn bản cho phép thu phí thì trạm đã cho nhân viên dùng chướng ngại vật chặn đầu và đuôi xe nên cả hai không di chuyển được.
Thêm vào đó, cả hai đều không quậy phá gì trong suốt gần một tiếng đồng hồ khi sự việc xảy ra.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài từ cuối năm 2018 bị giới tài xế phản đối vì họ không đi qua tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc nhưng vẫn bị thu phí khi đi qua đây.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trạm này được nhà nước chuyển giao cho công ty Vietracimex từ năm 2009, đến ngày 1-1-2011, công ty này được thực hiện thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT đầu tư xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên.
Hồi tháng 2 năm nay, trả lời kiến nghị của đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về việc xóa bỏ trạm thu phí này, Bộ GTVT cho biết, “đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tích cực đàm phán với các nhà đầu tư của hai dự án nêu trên để đề xuất giải pháp xử lý tồn tại, bất cập tại trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài.
Đồng thời, với việc dừng thu phí hoàn vốn tại dự án BOT quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên, trên cơ sở đó Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận.”
July 31, 2020
Tòa giảm 3 tháng tù cho 2 tài xế chống “BOT bẩn” dù không xin giảm nhẹ hình phạt
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Sáng ngày 30 tháng 7 năm 2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên giảm 3 tháng tù giam mỗi người đối với ông Bùi Mạnh Tiến và bà Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như) với cáo buộc tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Phiên tòa phúc thẩm xử hai tài xế bắt đầu từ ngày 29-7 và kéo dài đến sáng ngày 30-7 mới tuyên án, theo đó ông Tiến phải chịu mức án 15 tháng tù giam và bà Huệ phải chịu mức án 39 tháng tù giam do cộng với bản án 24 tháng tù giam trước đó.
Trưa ngày 30-7, luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong năm luật sư bào chữa cho hai người này nhận định về bản án này như sau:
“Thật ra cái việc giảm án giống như một động tác xoa dịu sự việc đi chứ thật ra thì cả hai bị cáo: cô Huệ Như và anh Bùi Mạnh Tiến đều không có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Họ không hề kháng cáo điều này, họ kháng cáo xác định là họ vô tội và cái bản án sơ thẩm tuyên có tội là họ bị oan.
Vì vậy cho nên là bản án phúc thẩm giảm hình phạt nhưng mà họ nói là chấp nhận một phần kháng cáo đó là việc không đúng, tại vì họ kháng cáo đâu có xin giảm nhẹ đâu.
Ở đây, tôi đánh giá đây có một động tác giống như là xoa dịu bớt đi cái sự sự vô lý của vụ án và hơn nữa trong diễn biến của vụ án, trong phiên xét xử phúc thẩm thì cái cô kiểm sát viên hầu như như bào chữa rất là sơ sài.
Ví dụ như các luật sư nêu quan điểm 10 thì khi cô ấy (đại diện Viện Kiểm Sát) tranh luận lại hầu như chưa được 1, còn những điểm mà cô ấy có sự tranh luận thì hầu như đều bị các luật sư bác bỏ yêu cầu tranh luận lại, hoặc là yêu cầu giải thích rõ hơn từng điểm thì cô ấy cũng làm một cách hết sức chiếu lệ.
Thậm chí cô ấy đưa ra rất nhiều lý do không chính đáng và cũng không đúng quy định của pháp luật nữa.”
Cũng theo luật sư Đặng Đình Mạnh, nếu căn cứ vào quá trình tranh tụng giữa luật sư với Viện Kiểm sát thì lẽ ra tòa phải tuyên cả hai người vô tội.
Theo bản án sơ thẩm, chiều 11-6-2019, bà Huệ mượn ô tô của người quen rồi nhờ ông Tiến lái xe chở đi giải quyết công việc.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, khi đến Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài, ông Tiến lái xe đi vào làn thu phí số 2 nhưng cả hai không đồng ý trả tiền, với lý do bản thân không đi đường tránh Vĩnh Yên, đồng thời yêu cầu nhân viên Trạm thu phí cho xem các văn bản quy định về việc thu phí tại trạm.
Lúc này, nhân viên Trạm BOT cùng lực lượng chức năng Công an huyện Sóc Sơn giải thích, yêu cầu chấp hành mua vé theo đúng quy định, nhưng cả hai ngồi trên xe, dùng điện thoại quay video phát trực tiếp diễn biến sự việc lên mạng xã hội.
Bản án sơ thẩm cho rằng, việc làm của hai bị cáo khiến các phương tiện phía sau không thể di chuyển qua Trạm trên làn số 2, gây ùn tắc kéo dài.
Tuy nhiên, về điểm này luật sư Đặng Đình Mạnh lại cho rằng, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội bài có quy định một xe qua trạm không được dừng quá 5 phút, khi cả ông Bùi Mạnh Tiến và Đặng Thị Huệ đang ở đây được 3 phút để hỏi văn bản cho phép thu phí thì trạm đã cho nhân viên dùng chướng ngại vật chặn đầu và đuôi xe nên cả hai không di chuyển được.
Thêm vào đó, cả hai đều không quậy phá gì trong suốt gần một tiếng đồng hồ khi sự việc xảy ra.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài từ cuối năm 2018 bị giới tài xế phản đối vì họ không đi qua tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc nhưng vẫn bị thu phí khi đi qua đây.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trạm này được nhà nước chuyển giao cho công ty Vietracimex từ năm 2009, đến ngày 1-1-2011, công ty này được thực hiện thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT đầu tư xây dựng quốc lộ 2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên.
Hồi tháng 2 năm nay, trả lời kiến nghị của đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về việc xóa bỏ trạm thu phí này, Bộ GTVT cho biết, “đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tích cực đàm phán với các nhà đầu tư của hai dự án nêu trên để đề xuất giải pháp xử lý tồn tại, bất cập tại trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài.
Đồng thời, với việc dừng thu phí hoàn vốn tại dự án BOT quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên, trên cơ sở đó Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận.”