Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/5/2020
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đàn áp giới bất đồng chính kiến trong thời gian trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng cầm quyền dự kiến vào đầu tháng 1 năm sau, bắt giữ hai nhà hoạt động cao tuổi Phạm Thanh và Nguyễn Tường Thụy cùng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Vào ngày 21 tháng 5, lực lượng an ninh của Sở Công an Hà Nội đã bắt giữ ông Phạm Thành, 68 tuổi, tại tư gia của ông ở trung tâm Hà Nội. Chúng đã tiến hành khám xét nhà và tịch thu hai bộ máy tính và máy in, điện thoại di động và một số sách. Công an tuyên bố rằng ông Thành sẽ bị giam giữ ít nhất bốn tháng để điều tra và tập trung vào cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo.
Hai ngày sau, công an thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà ông Thuỵ ở Hà Nội để bắt giữ ông. Chúng khám nhà và cũng tịch thu nhiều vật dụng cá nhân của ông như máy tính xách tay và điện thoại di động cũng như một số tài liệu bằng văn bản. Ông Thuỵ, 70 tuổi, là quyền chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và việc bắt giữ ông có liên quan đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, người đồng sáng lập và chủ tịch hội. Ông Dũng đã bị bắt vào tháng 11 năm ngoái và cũng bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Vào ngày 22/5, một nhóm sỹ quan của Bộ Công an đã câu lưu nhà hoạt động trẻ Nguyễn Anh Tuấn và thẩm vấn anh trong nhiều giờ liên quan đến những bài viết phân tích pháp lý của anh ta về tranh chấp đất đai ở xã Đông Tâm và cuộc tấn công tàn bạo của hàng ngàn cảnh sát vào làng Hoành vào ngày 09/1 vừa qua để giết hại dã man cụ Lê Đình Kình 84 tuổi và bắt giữ khoảng 30 công dân địa phương. Công an đã trả tự do cho Nguyễn Anh Tuấn vào cuối buổi chiều cùng ngày.
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đang chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ 13. Cùng với đấu tranh nội bộ, chế độ đang thắt chặt kiểm soát xã hội và thực hiện các biện pháp cứng rắn để đối phó với giới bất đồng chính kiến.
Với hai vụ bắt giữ mới, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 249 tù nhân lương tâm. Hà Nội luôn nói không giam giữ tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những kẻ vi phạm pháp luật.
===== 20/5 =====
Nhiều tù nhân lương tâm bị ngược đãi trong Trại giam Ba Sao
Ông Lê Thanh Tùng, một nhà hoạt động hiện đang bị giam tại trại giam Ba Sao cáo buộc ban giám thị trại giam ở tỉnh Hà Nam này ngược đãi ông và các tù nhân khác.
Ông Tùng, người đang thụ án tù 12 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” nói với người nhà trong chuyến thăm ngày 11/5 rằng ông mắc chứng đau đầu, ù tai nhưng không được nhận thuốc người nhà gửi vào cho ông. Ông gửi thư về cho gia đình nhưng trại giam không chuyển thư của ông.
Thời tiết ở miền Bắc rất nóng vào mùa hè, nhưng quạt trong phòng giam chạy lờ đờ mà ban giám thị không cho người sửa. Trong khi đó, thân nhân của tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh cũng xác nhận về tình trạng ngược đãi tù nhân của Trại giam Ba Sao. Cách đây vài tháng, hai tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng và Lê Đình Lượng cũng tố cáo trại giam trên đày đoạ họ.
===== 21/5 =====
Blogger Bà Đầm Xoè bị bắt giữ về cuốn sách chỉ trích Nguyễn Phú Trọng
Ngày 21/5, công an thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của ông Phạm Thành ở Hà Nội để bắt giữ và khám xét nhà ông với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thành là cựu phóng viên và thư ký toà soạn của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông cũng là chủ nhân của blog mang tên Bà Đầm Xoè và tác giả của nhiều cuốn sách như Hậu Chí Phèo, Cò Hồn Xã Nghĩa và Nguyễn Phú Trọng- Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo?
Công an tịch thu 2 bộ máy tính và máy in, điện thoại và nhiều sách báo và tài liệu cá nhân. Chúng cho gia đình biết trọng tâm của vụ án này là tập trung vào cuốn cuối cùng trong đó ông Phạm Thành lên án đương kim Tổng bí thư đảng cầm quyền kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông Phạm Thành bị chuyển xuống trại tạm giam Số 1 Hà Nội (Trại tạm giam Hoả Lò) ngay trong chiều tối cùng ngày.
===== 22/5 =====
Nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn bị câu lưu
Vào lúc 11 giờ ngày 22/5, trong khi đang ngồi ở quán cafe ở đường phố Nguyễn Tuân (Hà Nội), nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn bị một nhóm sỹ quan an ninh thuộc Bộ Công an bắt giữ và đưa về 1 đồn cảnh sát thuộc quận Thanh Xuân.
Tại đồn cảnh sát, công an đã tra khảo anh về một số bài viết phân tích pháp lý trợ giúp bà con xã Đồng Tâm, nơi có vụ tranh chấp đất đai từ năm 2017, và là nơi mà ngày 09/1 vừa qua, Bộ Công an và Sở Công an thành phố Hà Nội điều động hàng nghìn cảnh sát cơ động để tấn công vào tư gia của gia đình cụ Lê Đình Kình, giết cụ bằng tra tấn và nhiều viên đạn, và bắt giữ khoảng 30 người dân địa phương.
Sau nhiều giờ tra khảo, công an đã trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn.
Nguyễn Anh Tuấn là một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ chính sách công tại Đại học Việt Nhật và có nhiều lần đi vận động quốc tế ở Châu Âu, Úc, Đài Loan, Thái Lan và Philippines. Trong những năm qua, anh là gương mặt nổi bật trong phong trào dân sự phản đối dự án thép Formosa và hỗ trợ người dân nơi đây đòi Tập đoàn Formosa bồi thường vì xả thải ra môi trường, huỷ diệt môi trường sống của dân biển miền Trung Việt. Anh được trả tự do vào chiều cùng ngày.
===== 23/5 =====
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Sáng ngày 23/5, an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào tư gia của ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và bắt giữ ông với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Công an cộng sản đã khám xét nhà riêng của ông tại chung cư Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thu giữ máy tính và một số thiết bị liên lạc khác. Sau đó, chúng đưa ông đi. Khả năng ông Thuỵ sẽ bị biệt giam trong 4 tháng tới để điều tra về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Vụ bắt giữ ông Thuỵ xảy ra 6 tháng sau vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án từ 7 đến 12 năm tù nếu bị kết tội.
Ông Thuỵ, 68 tuổi, từng là cựu chiến binh và là viên chức nghỉ hưu. Ông còn là nhà thơ và nhà văn, và được bầu là phó chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam từ nhiều năm nay. Bằng việc bắt giữ hai người lãnh đạo cao nhất, an ninh Việt Nam muốn triệt phá Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức quy tụ nhiều cây viết thuộc giới bất đồng chính kiến thường xuyên có nhiều bài báo chỉ trích chế độ một cách thẳng thắn.
Ông bắt đầu quá trình hoạt động từ năm 2011 trong phong trào biểu tình phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Ông từng bị câu lưu nhiều lần bởi công an thành phố Hà Nội, và thường xuyên bị giam lỏng trong nhà.
Một ngày trước khi bắt ông Thuỵ, công an Hà Nội đã bắt giữ nhà báo, nhà văn Phạm Thành, chủ nhân của blog Bà Đầm Xoè và nhiều tác phẩm phê phán chế độ cộng sản và nhiều lãnh đạo của chế độ như Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng.
====================
Bản tin tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
May 25, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 21 từ ngày 18/5 đến 24/5/2020: Hai nhà hoạt động cao tuổi Phạm Thành và Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 14/5/2020
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đàn áp giới bất đồng chính kiến trong thời gian trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng cầm quyền dự kiến vào đầu tháng 1 năm sau, bắt giữ hai nhà hoạt động cao tuổi Phạm Thanh và Nguyễn Tường Thụy cùng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Vào ngày 21 tháng 5, lực lượng an ninh của Sở Công an Hà Nội đã bắt giữ ông Phạm Thành, 68 tuổi, tại tư gia của ông ở trung tâm Hà Nội. Chúng đã tiến hành khám xét nhà và tịch thu hai bộ máy tính và máy in, điện thoại di động và một số sách. Công an tuyên bố rằng ông Thành sẽ bị giam giữ ít nhất bốn tháng để điều tra và tập trung vào cuốn sách mới nhất của ông có tựa đề Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo.
Hai ngày sau, công an thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà ông Thuỵ ở Hà Nội để bắt giữ ông. Chúng khám nhà và cũng tịch thu nhiều vật dụng cá nhân của ông như máy tính xách tay và điện thoại di động cũng như một số tài liệu bằng văn bản. Ông Thuỵ, 70 tuổi, là quyền chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và việc bắt giữ ông có liên quan đến Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, người đồng sáng lập và chủ tịch hội. Ông Dũng đã bị bắt vào tháng 11 năm ngoái và cũng bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Vào ngày 22/5, một nhóm sỹ quan của Bộ Công an đã câu lưu nhà hoạt động trẻ Nguyễn Anh Tuấn và thẩm vấn anh trong nhiều giờ liên quan đến những bài viết phân tích pháp lý của anh ta về tranh chấp đất đai ở xã Đông Tâm và cuộc tấn công tàn bạo của hàng ngàn cảnh sát vào làng Hoành vào ngày 09/1 vừa qua để giết hại dã man cụ Lê Đình Kình 84 tuổi và bắt giữ khoảng 30 công dân địa phương. Công an đã trả tự do cho Nguyễn Anh Tuấn vào cuối buổi chiều cùng ngày.
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đang chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ 13. Cùng với đấu tranh nội bộ, chế độ đang thắt chặt kiểm soát xã hội và thực hiện các biện pháp cứng rắn để đối phó với giới bất đồng chính kiến.
Với hai vụ bắt giữ mới, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 249 tù nhân lương tâm. Hà Nội luôn nói không giam giữ tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những kẻ vi phạm pháp luật.
===== 20/5 =====
Nhiều tù nhân lương tâm bị ngược đãi trong Trại giam Ba Sao
Ông Lê Thanh Tùng, một nhà hoạt động hiện đang bị giam tại trại giam Ba Sao cáo buộc ban giám thị trại giam ở tỉnh Hà Nam này ngược đãi ông và các tù nhân khác.
Ông Tùng, người đang thụ án tù 12 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” nói với người nhà trong chuyến thăm ngày 11/5 rằng ông mắc chứng đau đầu, ù tai nhưng không được nhận thuốc người nhà gửi vào cho ông. Ông gửi thư về cho gia đình nhưng trại giam không chuyển thư của ông.
Thời tiết ở miền Bắc rất nóng vào mùa hè, nhưng quạt trong phòng giam chạy lờ đờ mà ban giám thị không cho người sửa. Trong khi đó, thân nhân của tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh cũng xác nhận về tình trạng ngược đãi tù nhân của Trại giam Ba Sao. Cách đây vài tháng, hai tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng và Lê Đình Lượng cũng tố cáo trại giam trên đày đoạ họ.
===== 21/5 =====
Blogger Bà Đầm Xoè bị bắt giữ về cuốn sách chỉ trích Nguyễn Phú Trọng
Ngày 21/5, công an thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của ông Phạm Thành ở Hà Nội để bắt giữ và khám xét nhà ông với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thành là cựu phóng viên và thư ký toà soạn của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông cũng là chủ nhân của blog mang tên Bà Đầm Xoè và tác giả của nhiều cuốn sách như Hậu Chí Phèo, Cò Hồn Xã Nghĩa và Nguyễn Phú Trọng- Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo?
Công an tịch thu 2 bộ máy tính và máy in, điện thoại và nhiều sách báo và tài liệu cá nhân. Chúng cho gia đình biết trọng tâm của vụ án này là tập trung vào cuốn cuối cùng trong đó ông Phạm Thành lên án đương kim Tổng bí thư đảng cầm quyền kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Ông Phạm Thành bị chuyển xuống trại tạm giam Số 1 Hà Nội (Trại tạm giam Hoả Lò) ngay trong chiều tối cùng ngày.
===== 22/5 =====
Nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn bị câu lưu
Vào lúc 11 giờ ngày 22/5, trong khi đang ngồi ở quán cafe ở đường phố Nguyễn Tuân (Hà Nội), nhà hoạt động trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn bị một nhóm sỹ quan an ninh thuộc Bộ Công an bắt giữ và đưa về 1 đồn cảnh sát thuộc quận Thanh Xuân.
Tại đồn cảnh sát, công an đã tra khảo anh về một số bài viết phân tích pháp lý trợ giúp bà con xã Đồng Tâm, nơi có vụ tranh chấp đất đai từ năm 2017, và là nơi mà ngày 09/1 vừa qua, Bộ Công an và Sở Công an thành phố Hà Nội điều động hàng nghìn cảnh sát cơ động để tấn công vào tư gia của gia đình cụ Lê Đình Kình, giết cụ bằng tra tấn và nhiều viên đạn, và bắt giữ khoảng 30 người dân địa phương.
Sau nhiều giờ tra khảo, công an đã trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn.
Nguyễn Anh Tuấn là một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ chính sách công tại Đại học Việt Nhật và có nhiều lần đi vận động quốc tế ở Châu Âu, Úc, Đài Loan, Thái Lan và Philippines. Trong những năm qua, anh là gương mặt nổi bật trong phong trào dân sự phản đối dự án thép Formosa và hỗ trợ người dân nơi đây đòi Tập đoàn Formosa bồi thường vì xả thải ra môi trường, huỷ diệt môi trường sống của dân biển miền Trung Việt. Anh được trả tự do vào chiều cùng ngày.
===== 23/5 =====
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Sáng ngày 23/5, an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào tư gia của ông Nguyễn Tường Thuỵ, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, và bắt giữ ông với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Công an cộng sản đã khám xét nhà riêng của ông tại chung cư Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thu giữ máy tính và một số thiết bị liên lạc khác. Sau đó, chúng đưa ông đi. Khả năng ông Thuỵ sẽ bị biệt giam trong 4 tháng tới để điều tra về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Vụ bắt giữ ông Thuỵ xảy ra 6 tháng sau vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án từ 7 đến 12 năm tù nếu bị kết tội.
Ông Thuỵ, 68 tuổi, từng là cựu chiến binh và là viên chức nghỉ hưu. Ông còn là nhà thơ và nhà văn, và được bầu là phó chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam từ nhiều năm nay. Bằng việc bắt giữ hai người lãnh đạo cao nhất, an ninh Việt Nam muốn triệt phá Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức quy tụ nhiều cây viết thuộc giới bất đồng chính kiến thường xuyên có nhiều bài báo chỉ trích chế độ một cách thẳng thắn.
Ông bắt đầu quá trình hoạt động từ năm 2011 trong phong trào biểu tình phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Ông từng bị câu lưu nhiều lần bởi công an thành phố Hà Nội, và thường xuyên bị giam lỏng trong nhà.
Một ngày trước khi bắt ông Thuỵ, công an Hà Nội đã bắt giữ nhà báo, nhà văn Phạm Thành, chủ nhân của blog Bà Đầm Xoè và nhiều tác phẩm phê phán chế độ cộng sản và nhiều lãnh đạo của chế độ như Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng.
====================
Bản tin tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây