Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 14 tháng 5 kêu gọi những người trên thế giới viết thư cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấm dứt việc sách nhiễu và đe dọa chống lại một thành viên của Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản không được Hà Nội công nhận.
Hôm 8 tháng 5, ông Phùng Thủy, hay còn gọi là Thủy Tuất cáo buộc bị công an vây bắt khi đang đi giao những cuốn sách có nội dung bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam và bị đưa về Văn phòng phía Nam của Bộ Công An ở thành phố Hồ Chí Minh thẩm vấn và tra tấn.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều quyển sách được Nhà xuất bản Tự do phát hành, vào tối 18 tháng 5 cho biết tình trạng hiện tại của ông Phùng Thủy như sau:
“Anh ấy bị nặng là cái đêm 3 ngày sau khi bị đánh, là chiều và đêm ngày 11 tháng 5 sau đó nó cầm máu dần, bớt dần.
Đến hôm nay thì đã hết nôn ra máu, hết hẳn rồi. Không biết sau này có tái phát không thì không biết.
Con gái anh ấy thì công an thả rồi nhưng mà vẫn giữ cái xe máy, điện thoại và đồ đạc cá nhân của con gái anh ấy và chắc là cũng vẫn theo dõi sát.”
Thư của Ân xá Quốc tế cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng các chiến dịch đàn áp chống lại Nhà xuất bản Tự do và những người ủng hộ họ, tiến hành điều tra độc lập và kỹ lưỡng về các trường hợp bị giam giữ và tra tấn tùy tiện.
Ân Xá Quốc Tế đồng thời yêu cầu chính quyền phải đảm bảo rằng “Nhà xuất bản Tự do và các nhà xuất bản độc lập khác có thể được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin thông tin và xuất bản”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho hay, Nhà xuất bản Tự do sẽ phải tìm phương thức khác để đem sách đến độc giả sau vụ việc này.
“Chắc chắn là phải thay đổi. Sau mỗi vụ như thế này thì phải thay đổi theo nhiều cách khác nhau, bởi vì không thể bỏ cuộc được… bởi vì cái nhu cầu của độc giả đa dạng và cao.
Thực sự người ta nói cái văn hóa đọc của người Việt Nam thấp, nhưng mình không nghĩ thế!
Mình nghĩ văn hóa đọc của người Việt Nam thấp là do do các cây viết, các nhà xuất bản đã không biết cách đáp ứng, không biết cách tìm đến độc giả, không biết cách đưa sách đến độc giả, không biết cách kích thích văn hóa đọc, không biết cách chiều độc giả.
Nói thẳng ra là như vậy, chứ nhu cầu đọc của người Việt Nam không thấp chút nào cả.”
Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực…
Nhà báo Phạm Đoan Trang hồi tháng 9 năm 2019 được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo Chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Vũ Huy Hoàng một người giao sách cho nhà xuất bản này cũng cho hay là ông đã “bị đánh, bị câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vì đi giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do” bởi công an Phường 6, Quận 3, TPHCM.
May 19, 2020
Ân xá Quốc tế kêu gọi viết thư cho Thủ tướng Việt Nam phản đối đàn áp NXB Tự Do
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 14 tháng 5 kêu gọi những người trên thế giới viết thư cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấm dứt việc sách nhiễu và đe dọa chống lại một thành viên của Nhà xuất bản Tự Do, một nhà xuất bản không được Hà Nội công nhận.
Hôm 8 tháng 5, ông Phùng Thủy, hay còn gọi là Thủy Tuất cáo buộc bị công an vây bắt khi đang đi giao những cuốn sách có nội dung bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam và bị đưa về Văn phòng phía Nam của Bộ Công An ở thành phố Hồ Chí Minh thẩm vấn và tra tấn.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều quyển sách được Nhà xuất bản Tự do phát hành, vào tối 18 tháng 5 cho biết tình trạng hiện tại của ông Phùng Thủy như sau:
“Anh ấy bị nặng là cái đêm 3 ngày sau khi bị đánh, là chiều và đêm ngày 11 tháng 5 sau đó nó cầm máu dần, bớt dần.
Đến hôm nay thì đã hết nôn ra máu, hết hẳn rồi. Không biết sau này có tái phát không thì không biết.
Con gái anh ấy thì công an thả rồi nhưng mà vẫn giữ cái xe máy, điện thoại và đồ đạc cá nhân của con gái anh ấy và chắc là cũng vẫn theo dõi sát.”
Thư của Ân xá Quốc tế cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải ngay lập tức ngừng các chiến dịch đàn áp chống lại Nhà xuất bản Tự do và những người ủng hộ họ, tiến hành điều tra độc lập và kỹ lưỡng về các trường hợp bị giam giữ và tra tấn tùy tiện.
Ân Xá Quốc Tế đồng thời yêu cầu chính quyền phải đảm bảo rằng “Nhà xuất bản Tự do và các nhà xuất bản độc lập khác có thể được hưởng các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin thông tin và xuất bản”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang cho hay, Nhà xuất bản Tự do sẽ phải tìm phương thức khác để đem sách đến độc giả sau vụ việc này.
“Chắc chắn là phải thay đổi. Sau mỗi vụ như thế này thì phải thay đổi theo nhiều cách khác nhau, bởi vì không thể bỏ cuộc được… bởi vì cái nhu cầu của độc giả đa dạng và cao.
Thực sự người ta nói cái văn hóa đọc của người Việt Nam thấp, nhưng mình không nghĩ thế!
Mình nghĩ văn hóa đọc của người Việt Nam thấp là do do các cây viết, các nhà xuất bản đã không biết cách đáp ứng, không biết cách tìm đến độc giả, không biết cách đưa sách đến độc giả, không biết cách kích thích văn hóa đọc, không biết cách chiều độc giả.
Nói thẳng ra là như vậy, chứ nhu cầu đọc của người Việt Nam không thấp chút nào cả.”
Nhà xuất bản Tự Do là nơi xuất bản những cuốn sách của nhà báo Phạm Đoan Trang như Chính Trị Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực…
Nhà báo Phạm Đoan Trang hồi tháng 9 năm 2019 được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới trao giải Tự do Báo Chí, hạng mục Tầm ảnh hưởng.
Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Vũ Huy Hoàng một người giao sách cho nhà xuất bản này cũng cho hay là ông đã “bị đánh, bị câu lưu suốt 12 tiếng đồng hồ vì đi giao sách cho Nhà xuất bản Tự Do” bởi công an Phường 6, Quận 3, TPHCM.