Viện Báo chí Quốc tế (IPI) vào ngày 1/5 ra thông cáo báo chí nhận định tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới trở nên tồi tệ hơn khi dịch COVID-19 lan rộng. Trong tình hình đó, các chính phủ cả chuyên quyền và dân chủ đều ngày càng siết chặt các phương tiện truyền thông.
Theo IPI, trong những tháng đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, báo giới và các phương tiện truyền thông phải đối diện với những thách chức chưa từng có. Các vụ bắt giữ, tấn công và các quy định trấn áp tin tức giả mạo làm trầm trọng thêm môi trường vốn đã khó khăn cho giới truyền thông.
Theo một báo cáo đặc biệt của IPI nhằm đánh dấu Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, tại các quốc gia dân chủ cũng như chuyên chế, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đã cho phép các chính phủ thực hiện biện pháp kiểm soát truyền thông với lý do ngăn chặn sự lây lan của thông tin sai lệch.
Các chính phủ đang sử dụng mọi chiến thuật có thể để đàn áp tự do báo chí khi tin tức độc lập đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong tình hình hiện nay nhằm thông báo cho công chúng về các biện pháp quan trọng để ngăn chặn virus.
Theo dữ liệu của IPI, công cụ theo dõi COVID-19 của IPI đã ghi nhận tổng cộng 162 vụ vi phạm tự do báo chí khác nhau liên quan đến coronavirus trong hai tháng rưỡi qua. Gần một phần ba tất cả các vi phạm được theo dõi có liên quan đến việc bắt bớ, giam giữ hoặc buộc tội các nhà báo đưa tin về đại dịch.
Trên toàn cầu, hơn 50 trường hợp tấn công cả về thể chất và tinh thần chống lại các phóng viên đã được ghi nhận t khi đưa tin về đại dịch coronavirus. Hơn 27 trường hợp kiểm duyệt khác nhau đã được ghi nhận, với hơn 25 trường hợp hạn chế không tương xứng về quyền truy cập thông tin.
Giám đốc điều hành IPI Barbara Trionfi cho biết, dữ liệu do IPI thu thập minh chứng cho rủi ro đã xảy ra ở một số nước rằng các quốc gia sẽ tận dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe để kiểm soát thông điệp truyền thông, hoàn toàn không để ý đến nhu cầu của công chúng về thông tin độc lập.
Trong khi đề cập đến đại dịch COVID-19, các nhà báo trên toàn cầu đã phải đối mặt không chỉ với nguy cơ lây nhiễm mà còn có nguy cơ bị bắt giữ, tấn công bởi lực lượng an ninh hoặc bị cáo buộc hình sự do tường trình về virus. Điều này đã tạo ra một môi trường thù địch hơn đối với các phương tiện truyền thông độc lập.
May 2, 2020
Đại dịch COVID-19 khiến sự suy giảm tự do báo chí trầm trọng thêm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Viện Báo chí Quốc tế (IPI) vào ngày 1/5 ra thông cáo báo chí nhận định tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới trở nên tồi tệ hơn khi dịch COVID-19 lan rộng. Trong tình hình đó, các chính phủ cả chuyên quyền và dân chủ đều ngày càng siết chặt các phương tiện truyền thông.
Theo IPI, trong những tháng đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, báo giới và các phương tiện truyền thông phải đối diện với những thách chức chưa từng có. Các vụ bắt giữ, tấn công và các quy định trấn áp tin tức giả mạo làm trầm trọng thêm môi trường vốn đã khó khăn cho giới truyền thông.
Theo một báo cáo đặc biệt của IPI nhằm đánh dấu Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, tại các quốc gia dân chủ cũng như chuyên chế, cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đã cho phép các chính phủ thực hiện biện pháp kiểm soát truyền thông với lý do ngăn chặn sự lây lan của thông tin sai lệch.
Các chính phủ đang sử dụng mọi chiến thuật có thể để đàn áp tự do báo chí khi tin tức độc lập đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong tình hình hiện nay nhằm thông báo cho công chúng về các biện pháp quan trọng để ngăn chặn virus.
Theo dữ liệu của IPI, công cụ theo dõi COVID-19 của IPI đã ghi nhận tổng cộng 162 vụ vi phạm tự do báo chí khác nhau liên quan đến coronavirus trong hai tháng rưỡi qua. Gần một phần ba tất cả các vi phạm được theo dõi có liên quan đến việc bắt bớ, giam giữ hoặc buộc tội các nhà báo đưa tin về đại dịch.
Trên toàn cầu, hơn 50 trường hợp tấn công cả về thể chất và tinh thần chống lại các phóng viên đã được ghi nhận t khi đưa tin về đại dịch coronavirus. Hơn 27 trường hợp kiểm duyệt khác nhau đã được ghi nhận, với hơn 25 trường hợp hạn chế không tương xứng về quyền truy cập thông tin.
Giám đốc điều hành IPI Barbara Trionfi cho biết, dữ liệu do IPI thu thập minh chứng cho rủi ro đã xảy ra ở một số nước rằng các quốc gia sẽ tận dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe để kiểm soát thông điệp truyền thông, hoàn toàn không để ý đến nhu cầu của công chúng về thông tin độc lập.
Trong khi đề cập đến đại dịch COVID-19, các nhà báo trên toàn cầu đã phải đối mặt không chỉ với nguy cơ lây nhiễm mà còn có nguy cơ bị bắt giữ, tấn công bởi lực lượng an ninh hoặc bị cáo buộc hình sự do tường trình về virus. Điều này đã tạo ra một môi trường thù địch hơn đối với các phương tiện truyền thông độc lập.