Cựu trung tá công an Nguyễn Việt Cường vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, theo khoản 2 Điều 300 Bộ Luật Hình Sự năm 1999. Nếu bị kết tội, mức phạt tù sẽ từ ba năm đến mười năm.
Theo cáo trạng, năm 2012, ông Cường với vai trò là Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được giao điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy liên quan đến bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh. Khi bị tòa phạt 7 năm tù, bà Anh kháng cáo cho rằng không liên quan đến việc mua bán ma túy. Tòa án Phú Yên tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Quá trình điều tra lại đã phát hiện Trung tá Nguyễn Việt Cường tự ý viết thêm vào các biên bản hỏi cung để buộc tội bị can.
Cựu Tù nhân Nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nhận định về trường hợp này:
Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là trường hợp đầu tiên vụ án ‘làm sai lệch hồ sơ vụ án’ được đưa lên báo chí. Việc đưa lên báo chí như vậy là để chứng minh với thế giới rằng họ cũng có pháp luật… – Ông Nguyễn Ngọc Già
“Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là trường hợp đầu tiên vụ án ‘làm sai lệch hồ sơ vụ án’ được đưa lên báo chí. Việc đưa lên báo chí như vậy là để chứng minh với thế giới rằng họ cũng có pháp luật bởi họ đang bị lên án là một nhà nước vô pháp, chà đạp nhân quyền. Nhưng theo tôi nghĩ thì họ không che mắt được thế giới cũng như không che mắt được người dân trong nước đâu.”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng cho hay, hồi ông bị giam ở trại giam Chí Hòa với đủ loại tội phạm thì chuyện làm sai lệch hồ sơ vụ án, chuyện ép cung, bức cung, dụ cung và chạy án xảy ra rất thường xuyên.
Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng làm Hội thẩm Nhân dân nhiều năm trước đây cho rằng chuyện như vậy là có nhưng không nhiều. Ông nêu nguyên nhân:
“Vô tư mà nói thì chuyện đó có nhưng ít thôi. Không phổ biến. Nguyên nhân là khi khởi tố vụ án mà không khởi tố được bị can là coi như thất bại, mất điểm thi đua. Khởi tố bị can nhưng không buộc tội được, tức Viện kiểm sát không phê chuẩn để bắt và đưa ra tòa truy tố hoặc tòa phủ nhận hổ sơ truy tố thì công an cũng bị trừ điểm thi đua, bị chậm lên lương, bị đánh giá kém năng lực.”
Trong khi đó, Luật sư Phạm Công Út lại cho rằng việc viết thêm vào biên bản hỏi cung xảy ra rất nhiều. Phần viết thêm đó gọi là phần bất lợi nhất trong toàn bộ bản cung khi tòa dựa vào phần cuối của bản cung để kết tội. Ông và các đồng sự từng chứng kiến một số vụ án mà khi ra tòa, bị cáo nói là phần này họ không khai nhưng chữ ký thì đúng là chữ ký của họ. Ông nói:
“Khi lấy lời khai của bị can, người bị tình nghi hay người bị tố giác thì phần cuối cùng của bản cung thường để trống. Cảnh sát điều tra kêu bị can, người bị tình nghi hay người bị tố giác ký tên vào. Những người bị điều tra thường lâm vào tình trạng mệt mỏi do làm việc mấy tiếng đồng hồ liên tục, mà đa số họ không để ý phần cuối cùng để trống còn lại là phải gạch chéo, phải khóa đuôi do đó sau khi ký tên rồi thì phía điều tra viên có thể thêm, bớt. Thậm chí có những bản cung không có chữ mà bị can vẫn phải ký tên vô vì người ta sợ hãi mà ký vào.”
Trước Tòa án Nhân dân Hà Nội. AFP
Luật sư Nguyễn Văn Đài, đồng thời là cựu tù nhân chính trị thì cho rằng chuyện điền thêm hay viết thêm vào biên bản hỏi cung là chuyện bình thường ở các trại tạm giam. Thậm chí phía công an viết sẵn biên bản rồi ép phạm nhân ký vào. Vì sợ hãi mà họ phải ký. Ông kể lại chuyện ông bị tạm giam với tất cả những thường phạm tại Trại giam số 1 Thành phố Hà Nội, từ ngày 6 tháng 3 năm 2017 đến ngày 4 tháng 1 năm 2018:
“Sau khi họ (những người bị giam chung) gặp công an để thẩm vấn về thì đa số họ cho hay công an, điều tra viên đã viết sẵn lời khai, viết sẵn câu trả lời. Khi ra thì họ đưa cho đọc hoặc họ đọc rồi ép ký tên.
Theo nguyên tắc của các nước dân chủ thì họ phải điều tra theo dõi thật kỹ. Có tang chứng vật chứng đầy đủ họ mới bắt. Nhưng ở Việt Nam thì họ bắt rất là nhanh. Bắt xong mới đi tìm chứng cứ buộc tội.”
Cựu Tù nhân Nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nói về trường hợp của ông:
“Đối với trường hợp riêng tôi thì nói một cách công bằng, họ không dám viết thêm bất cứ cái gì vào. Tôi nói sao thì viết y như vậy. Đó là sự thật. Nhưng kết tội tôi Điều 88 thì tôi đã có rất nhiều bài trên RFA rồi. Đó là một cách kết tội vớ vẩn. Không chứng minh được động cơ. Không chứng minh được mục đích. Không chứng minh được hậu quả thì làm sao mà ra tội hình sự được?”
Theo nguyên tắc của các nước dân chủ thì họ phải điều tra theo dõi thật kỹ. Có tang chứng vật chứng đầy đủ họ mới bắt. Nhưng ở Việt Nam thì họ bắt rất là nhanh. Bắt xong mới đi tìm chứng cứ buộc tội. – LS. Nguyễn Văn Đài
Ngoài việc làm sai lệch hồ sơ vụ án bằng cách viết thêm. Phía an ninh, cơ quan điều tra còn làm sai lệch hồ sơ các vụ án chính trị bằng cách ép theo hướng mà họ muốn. Ví dụ ép người dân vào tội chống nhà nước dù người dân chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp. Trong luật hình sự Việt Nam thì phải thỏa mãn 4 yếu tố chủ thể; khách thể; chủ quan và khách quan mới cấu thành tội phạm. Đối với tội chính trị thì nó chỉ thỏa mãn ba yếu tố là chủ thể; khách thể và khách quan, tức là hành vi. Còn yếu tố chủ quan thì không bao giờ đáp ứng.
Điều này từng xảy ra với các nhà báo độc lập, các bloggers. Luật sư Đài phân tích:
“Một người có những bài viết bày tỏ nỗi bức xúc của họ về đất nước hay thời cuộc thì đó chỉ là bức xúc cá nhân. Về mặt nguyên tắc thì đó là quyền tự do ngôn luận của họ. Nhưng trong luật hình sự của cộng sản Việt Nam thì họ có hai Điều để trừng trị những người hực thi quyền tự do ngôn luận, là Điều 117 và Điều 331. Những người này họ hoàn toàn không có ý thức chống Nhà nước nhưng họ luôn bị làm sai lệch hồ sơ theo hướng bị ép buộc có ý thức chống Nhà nước.”
Việc cơ quan cảnh sát điều tra làm sai lệch hồ sơ vụ án hay dùng nhục hình, bức cung để buộc nghi phạm nhận tội dẫn đến những vụ án oan. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ. Ông Chấn đã bị kết án chung thân về tội giết người. Ông chỉ được trả tự do sau hơn 10 năm ngồi tù khi hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú.
Hay như vụ cả gia đình ở Tây Ninh bị bắt oan, bị tù oan rồi được thả đã không thể kêu oan suốt 40 năm qua vì luật lúc bấy giờ không quy định phải cấp giấy trả tự do cho người bị tạm giam.
March 7, 2020
Cố làm sai lệch hồ sơ vụ án: Tình trạng cá biệt hay phổ biến?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cựu trung tá công an Nguyễn Việt Cường vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, theo khoản 2 Điều 300 Bộ Luật Hình Sự năm 1999. Nếu bị kết tội, mức phạt tù sẽ từ ba năm đến mười năm.
Theo cáo trạng, năm 2012, ông Cường với vai trò là Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được giao điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy liên quan đến bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh. Khi bị tòa phạt 7 năm tù, bà Anh kháng cáo cho rằng không liên quan đến việc mua bán ma túy. Tòa án Phú Yên tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Quá trình điều tra lại đã phát hiện Trung tá Nguyễn Việt Cường tự ý viết thêm vào các biên bản hỏi cung để buộc tội bị can.
Cựu Tù nhân Nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nhận định về trường hợp này:
“Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là trường hợp đầu tiên vụ án ‘làm sai lệch hồ sơ vụ án’ được đưa lên báo chí. Việc đưa lên báo chí như vậy là để chứng minh với thế giới rằng họ cũng có pháp luật bởi họ đang bị lên án là một nhà nước vô pháp, chà đạp nhân quyền. Nhưng theo tôi nghĩ thì họ không che mắt được thế giới cũng như không che mắt được người dân trong nước đâu.”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng cho hay, hồi ông bị giam ở trại giam Chí Hòa với đủ loại tội phạm thì chuyện làm sai lệch hồ sơ vụ án, chuyện ép cung, bức cung, dụ cung và chạy án xảy ra rất thường xuyên.
Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng làm Hội thẩm Nhân dân nhiều năm trước đây cho rằng chuyện như vậy là có nhưng không nhiều. Ông nêu nguyên nhân:
“Vô tư mà nói thì chuyện đó có nhưng ít thôi. Không phổ biến. Nguyên nhân là khi khởi tố vụ án mà không khởi tố được bị can là coi như thất bại, mất điểm thi đua. Khởi tố bị can nhưng không buộc tội được, tức Viện kiểm sát không phê chuẩn để bắt và đưa ra tòa truy tố hoặc tòa phủ nhận hổ sơ truy tố thì công an cũng bị trừ điểm thi đua, bị chậm lên lương, bị đánh giá kém năng lực.”
Trong khi đó, Luật sư Phạm Công Út lại cho rằng việc viết thêm vào biên bản hỏi cung xảy ra rất nhiều. Phần viết thêm đó gọi là phần bất lợi nhất trong toàn bộ bản cung khi tòa dựa vào phần cuối của bản cung để kết tội. Ông và các đồng sự từng chứng kiến một số vụ án mà khi ra tòa, bị cáo nói là phần này họ không khai nhưng chữ ký thì đúng là chữ ký của họ. Ông nói:
“Khi lấy lời khai của bị can, người bị tình nghi hay người bị tố giác thì phần cuối cùng của bản cung thường để trống. Cảnh sát điều tra kêu bị can, người bị tình nghi hay người bị tố giác ký tên vào. Những người bị điều tra thường lâm vào tình trạng mệt mỏi do làm việc mấy tiếng đồng hồ liên tục, mà đa số họ không để ý phần cuối cùng để trống còn lại là phải gạch chéo, phải khóa đuôi do đó sau khi ký tên rồi thì phía điều tra viên có thể thêm, bớt. Thậm chí có những bản cung không có chữ mà bị can vẫn phải ký tên vô vì người ta sợ hãi mà ký vào.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, đồng thời là cựu tù nhân chính trị thì cho rằng chuyện điền thêm hay viết thêm vào biên bản hỏi cung là chuyện bình thường ở các trại tạm giam. Thậm chí phía công an viết sẵn biên bản rồi ép phạm nhân ký vào. Vì sợ hãi mà họ phải ký. Ông kể lại chuyện ông bị tạm giam với tất cả những thường phạm tại Trại giam số 1 Thành phố Hà Nội, từ ngày 6 tháng 3 năm 2017 đến ngày 4 tháng 1 năm 2018:
“Sau khi họ (những người bị giam chung) gặp công an để thẩm vấn về thì đa số họ cho hay công an, điều tra viên đã viết sẵn lời khai, viết sẵn câu trả lời. Khi ra thì họ đưa cho đọc hoặc họ đọc rồi ép ký tên.
Theo nguyên tắc của các nước dân chủ thì họ phải điều tra theo dõi thật kỹ. Có tang chứng vật chứng đầy đủ họ mới bắt. Nhưng ở Việt Nam thì họ bắt rất là nhanh. Bắt xong mới đi tìm chứng cứ buộc tội.”
Cựu Tù nhân Nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nói về trường hợp của ông:
“Đối với trường hợp riêng tôi thì nói một cách công bằng, họ không dám viết thêm bất cứ cái gì vào. Tôi nói sao thì viết y như vậy. Đó là sự thật. Nhưng kết tội tôi Điều 88 thì tôi đã có rất nhiều bài trên RFA rồi. Đó là một cách kết tội vớ vẩn. Không chứng minh được động cơ. Không chứng minh được mục đích. Không chứng minh được hậu quả thì làm sao mà ra tội hình sự được?”
Ngoài việc làm sai lệch hồ sơ vụ án bằng cách viết thêm. Phía an ninh, cơ quan điều tra còn làm sai lệch hồ sơ các vụ án chính trị bằng cách ép theo hướng mà họ muốn. Ví dụ ép người dân vào tội chống nhà nước dù người dân chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp. Trong luật hình sự Việt Nam thì phải thỏa mãn 4 yếu tố chủ thể; khách thể; chủ quan và khách quan mới cấu thành tội phạm. Đối với tội chính trị thì nó chỉ thỏa mãn ba yếu tố là chủ thể; khách thể và khách quan, tức là hành vi. Còn yếu tố chủ quan thì không bao giờ đáp ứng.
Điều này từng xảy ra với các nhà báo độc lập, các bloggers. Luật sư Đài phân tích:
“Một người có những bài viết bày tỏ nỗi bức xúc của họ về đất nước hay thời cuộc thì đó chỉ là bức xúc cá nhân. Về mặt nguyên tắc thì đó là quyền tự do ngôn luận của họ. Nhưng trong luật hình sự của cộng sản Việt Nam thì họ có hai Điều để trừng trị những người hực thi quyền tự do ngôn luận, là Điều 117 và Điều 331. Những người này họ hoàn toàn không có ý thức chống Nhà nước nhưng họ luôn bị làm sai lệch hồ sơ theo hướng bị ép buộc có ý thức chống Nhà nước.”
Việc cơ quan cảnh sát điều tra làm sai lệch hồ sơ vụ án hay dùng nhục hình, bức cung để buộc nghi phạm nhận tội dẫn đến những vụ án oan. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ. Ông Chấn đã bị kết án chung thân về tội giết người. Ông chỉ được trả tự do sau hơn 10 năm ngồi tù khi hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú.
Hay như vụ cả gia đình ở Tây Ninh bị bắt oan, bị tù oan rồi được thả đã không thể kêu oan suốt 40 năm qua vì luật lúc bấy giờ không quy định phải cấp giấy trả tự do cho người bị tạm giam.