Trong bài viết đăng tải ngày 2/3 của báo Time ở Hoa Kỳ, tác giả có nhắc đến việc nhà báo tự do Phạm Đoan Trang đang phải lẩn trốn sau khi cảnh sát Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2018 đã đánh đập cô một cách tàn nhẫn, tịch thu căn cước của cô, tiếp tục thẩm vấn, theo dõi, truy bắt, cắt điện, Internet… Dù đang bị truy đuổi, cô Phạm Đoan Trang vẫn thực hiện công việc của một nhà báo.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do vào tối muộn ngày 5/3, nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết cảm nhận của cô khi được một tờ báo quốc tế nhắc đến:
Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu. – Phạm Đoan Trang
“Hơi ngạc nhiên vì không hiểu sao Time lại biết chuyện này vì tôi không nói nhiều, nới rộng về hoàn cảnh của mình. Tôi cũng cảm động vì dù sao Time cũng là tờ báo quốc tế lên tiếng vì một đồng nghiệp ở một nước nhỏ bé như Việt Nam là điều làm cho mình thấy xúc động.”
Đóng góp
Cô Phạm Đoan Trang là một blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam. Cô xuất thân là một nhà báo mạng của tờ VnExpress và vào năm 2017 cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền. Ngoài ra, nhà báo Đoan Trang cũng cho xuất bản một vài quyên sách ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như: Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực…
Cô đã nhận được giải thưởng Homo Homini 2017 từ tổ chức People In Need, và cô được gọi là “một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại”.
Vào ngày 30/8/2019, nhà báo Phạm Đoan Trang được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm 2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.
Mới đây nhất, vào đầu tháng 2 vừa qua, cô đã cập nhật Báo cáo Đồng Tâm nhằm tổng hợp tư liệu từ cả hai nguồn chính thống và người dân về vụ tấn công Đồng Tâm nhằm đưa ra những thông tin xác thực và đầy đủ nhất cho những người quan tâm.
Nhận xét về những đóng góp của nhà báo Phạm Đoan Trang, anh Trịnh Bá Phương, một nhà hoạt động xã hội cho rằng những việc nhà báo Phạm Đoan Trang đã và đang thực hiện cho quá trình đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam là không thể đánh giá được hết, đặc biệt với những cuốn sách cô Trang đã xuất bản giúp nâng cao nhận thức người dân, kể cả anh:
Báo cáo Đồng Tâm bằng tiếng Anh do Nhà Xuất Bản Tự Do xuất bản vào ngày 16/1/2020. Ảnh chụp màn hình
“Qua những cuốn sách đó có rất nhiều kinh nghiệm, thông tin bổ ích giúp chúng tôi hiểu tình hình chính trị Việt Nam và có những phương thức đấu tranh trong ôn hòa, không bạo lực. Gần đây nhất, đóng góp của Nhà Xuất bản Tự do cùng chị Đoan Trang cho ra ấn phẩm là Báo cáo Đồng Tâm. Tôi cho đó đã đưa được sự thật về Đồng Tâm đến với dư luận trong nước và quốc tế. Từ đó để mọi người có thể hiểu được tội ác chính quyền Cộng sản Việt Nam đã gây ra ở Đồng Tâm.”
Còn theo nhà hoạt động Lã Việt Dũng, những đóng góp của cô Phạm Đoan Trang là rất lớn mà không phải ai cũng làm được trong thời gian vừa qua vì cô Trang là người có kiến thức, năng lực và tinh thần quả cảm. Mặc dù bị sách nhiễu nặng nề nhưng cô vẫn thường xuyên viết sách, cẩm nang, tài liệu rất quý cho giới đấu tranh ở Việt Nam. Theo anh, điều này đem đến những kết quả tích cực:
“Kết quả đầu tiên là sự khai trí rất lớn cho rất nhiều người. Ví dụ như cuốn Cẩm Nang Nuôi Tù mình thấy gần như tất cả gia đình tù nhân lương tâm, gia đình anh em đấu tranh, thậm chí gia đình tù nhân bình thường cũng đã tiếp xúc, đã đọc. Thậm chí bọn mình hay đùa là hội Đinh La Thăng hay Nguyễn Bắc Son chắc gia đình cũng đã đọc rồi. Thứ hai là tinh thần kiên cường của Phạm Đoan Trang giúp nhiều người tan đi nỗi sợ hãi chính quyền cộng sản.”
Khó khăn
Theo thông tin từ nhà báo Phạm Đoan Trang chia sẻ, cô đã không ở nhà ở Hà Nội đến nay đã 3 năm. Trong thời gian đó, cô phải đi lang thang ở khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Vẫn theo cô Trang, lí do khiến cô bỏ đi vì cô gần như bị giam lỏng và không thể làm gì trong suốt thời gian ở Hà Nội:
“Công an suốt ngày theo dõi đủ kiểu: qua bạn bè, đồng đội, hàng xóm láng giềng rồi họ rình mò cắt internet. Trò tôi ghét nhất là họ thich thì họ ập vào nhà bắt đi, lôi cổ lên đồn, nếu không đi thì họ có thể phá cửa, làm nhiều trò rất thô bạo nên buộc lòng phải lên đồn. Nhưng ngày nào cũng về đồn như vậy, cũng bị quấy phá, không làm được gì, cảm giác sách nhiễu nặng quá nên giữa năm 2017 tôi quyết định rời khỏi Hà Nội, rời khỏi nhà. Nói chung những tín hiệu từ phía công an đối với Nhà Xuất bản Tự Do và đối với tôi rất thô bạo và chưa bao giờ có dấu hiệu xuống thang, chỉ có leo thang không ngừng. Nên tôi phải tránh mặt nhiều khi không phải vì mình mà còn vì sợ ảnh hưởng đến những người liên quan.”
Dưới góc nhìn cá nhân, nhà hoạt động Lã Việt Dũng đưa ra nguyên nhân vì sao nhà báo Phạm Đoan Trang thường xuyên bị tấn công:
“Cũng từ lâu rồi công an tìm cách sách nhiễu, cản trở hoạt động của chị Trang bởi vì mình cho rằng chị Trang từ lâu đã là cái gai trong mắt chính quyền. Có vẻ chính quyền đang không có cơ sở pháp luật để bắt chị nên tìm cách cản trở, sách nhiễu chị.”
Đồng quan điểm nêu trên, anh Trịnh Bá Phương cho rằng:
“Tôi thấy việc đó không quá lạ lẫm ở Việt Nam. Qua những cuốn sách cũng như hình thức đấu tranh của chị Đoan Trang hầu như phơi bày sự xấu xa của họ trước toàn dân Việt Nam và quốc tế nên họ sử dụng những hành vi như thế không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam đến hiến pháp Việt Nam mà vi phạm cả các tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, nhân sự và chính trị.”
Vẫn theo thông tin từ nhà báo Phạm Đoan Trang cung cấp, trong 3 năm qua, cô liên tục bị chính quyền quấy nhiễu, bắt bớ mỗi khi thấy mặt, như trong lúc xem liveshow ca sĩ Trần Tín năm 2018.
Cũng từ lâu rồi công an tìm cách sách nhiễu, cản trở hoạt động của chị Trang bởi vì mình cho rằng chị Trang từ lâu đã là cái gai trong mắt chính quyền. Có vẻ chính quyền đang không có cơ sở pháp luật để bắt chị nên tìm cách cản trở, sách nhiễu chị. – Lã Việt Dũng
Bên cạnh đó, những người làm chung với cô trong Nhà Xuất bản Tự Do cũng bị bắt bớ, quấy rối. Đáng quan tâm hơn hết, phía công an sau này đã quay sang bắt cả những người giao hàng cho nhà xuất bản và khá nhiều độc giả, tịch thu sách, chửi rủa, đe doạ và còn ‘cướp’ thêm cả tiền.
Nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự đánh giá rằng những hoạt động đấu tranh của nhà báo Phạm Đoan Trang cũng như kiến thức cô cung cấp để nâng cao nhận thức người dân đã trở thành sự đe dọa đến an nguy và sự tồn vong đối với chính quyền Cộng sản Việt Nam. Vậy nên chính quyền không ngừng tấn công cô từ rất nhiều năm nay.
Tuy nhiên, những biện pháp tấn công của nhà cầm quyền không những không làm cô chùn bước trong quá trình đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam mà còn giúp cô tôi luyện bản thân. Dẫu vậy, sức khỏe vẫn đang là nỗi lo ngại của nữ nhà báo:
“Về mặt tinh thần tôi không có gì thay đổi, chẳng sợ cũng chẳng chán vì tôi luôn nghĩ rằng những thử thách lớn đối với người hoạt động nhân quyền trong nước không chỉ vượt qua nỗi sợ mà còn vượt qua nỗi chán, cảm giác thất vọng, nản, tuyệt vọng… Nhưng về thể chất tôi thấy xuống rất nhiều, sức khỏe xuống quá nhiều so với 3-5 năm qua. Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu.”
March 6, 2020
Time: nhà báo Phạm Đoan Trang bị sách nhiễu là minh chứng tự do báo chí bị đe dọa
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong bài viết đăng tải ngày 2/3 của báo Time ở Hoa Kỳ, tác giả có nhắc đến việc nhà báo tự do Phạm Đoan Trang đang phải lẩn trốn sau khi cảnh sát Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8/2018 đã đánh đập cô một cách tàn nhẫn, tịch thu căn cước của cô, tiếp tục thẩm vấn, theo dõi, truy bắt, cắt điện, Internet… Dù đang bị truy đuổi, cô Phạm Đoan Trang vẫn thực hiện công việc của một nhà báo.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do vào tối muộn ngày 5/3, nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết cảm nhận của cô khi được một tờ báo quốc tế nhắc đến:
“Hơi ngạc nhiên vì không hiểu sao Time lại biết chuyện này vì tôi không nói nhiều, nới rộng về hoàn cảnh của mình. Tôi cũng cảm động vì dù sao Time cũng là tờ báo quốc tế lên tiếng vì một đồng nghiệp ở một nước nhỏ bé như Việt Nam là điều làm cho mình thấy xúc động.”
Đóng góp
Cô Phạm Đoan Trang là một blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam. Cô xuất thân là một nhà báo mạng của tờ VnExpress và vào năm 2017 cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền. Ngoài ra, nhà báo Đoan Trang cũng cho xuất bản một vài quyên sách ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như: Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực…
Cô đã nhận được giải thưởng Homo Homini 2017 từ tổ chức People In Need, và cô được gọi là “một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại”.
Vào ngày 30/8/2019, nhà báo Phạm Đoan Trang được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử nhận giải về tự do báo chí năm 2019, ở hạng mục Impact (Ảnh hưởng). Đây là giải thưởng dành cho dành cho người có những tác phẩm gây ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội về tự do báo chí.
Mới đây nhất, vào đầu tháng 2 vừa qua, cô đã cập nhật Báo cáo Đồng Tâm nhằm tổng hợp tư liệu từ cả hai nguồn chính thống và người dân về vụ tấn công Đồng Tâm nhằm đưa ra những thông tin xác thực và đầy đủ nhất cho những người quan tâm.
Nhận xét về những đóng góp của nhà báo Phạm Đoan Trang, anh Trịnh Bá Phương, một nhà hoạt động xã hội cho rằng những việc nhà báo Phạm Đoan Trang đã và đang thực hiện cho quá trình đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam là không thể đánh giá được hết, đặc biệt với những cuốn sách cô Trang đã xuất bản giúp nâng cao nhận thức người dân, kể cả anh:
“Qua những cuốn sách đó có rất nhiều kinh nghiệm, thông tin bổ ích giúp chúng tôi hiểu tình hình chính trị Việt Nam và có những phương thức đấu tranh trong ôn hòa, không bạo lực. Gần đây nhất, đóng góp của Nhà Xuất bản Tự do cùng chị Đoan Trang cho ra ấn phẩm là Báo cáo Đồng Tâm. Tôi cho đó đã đưa được sự thật về Đồng Tâm đến với dư luận trong nước và quốc tế. Từ đó để mọi người có thể hiểu được tội ác chính quyền Cộng sản Việt Nam đã gây ra ở Đồng Tâm.”
Còn theo nhà hoạt động Lã Việt Dũng, những đóng góp của cô Phạm Đoan Trang là rất lớn mà không phải ai cũng làm được trong thời gian vừa qua vì cô Trang là người có kiến thức, năng lực và tinh thần quả cảm. Mặc dù bị sách nhiễu nặng nề nhưng cô vẫn thường xuyên viết sách, cẩm nang, tài liệu rất quý cho giới đấu tranh ở Việt Nam. Theo anh, điều này đem đến những kết quả tích cực:
“Kết quả đầu tiên là sự khai trí rất lớn cho rất nhiều người. Ví dụ như cuốn Cẩm Nang Nuôi Tù mình thấy gần như tất cả gia đình tù nhân lương tâm, gia đình anh em đấu tranh, thậm chí gia đình tù nhân bình thường cũng đã tiếp xúc, đã đọc. Thậm chí bọn mình hay đùa là hội Đinh La Thăng hay Nguyễn Bắc Son chắc gia đình cũng đã đọc rồi. Thứ hai là tinh thần kiên cường của Phạm Đoan Trang giúp nhiều người tan đi nỗi sợ hãi chính quyền cộng sản.”
Khó khăn
Theo thông tin từ nhà báo Phạm Đoan Trang chia sẻ, cô đã không ở nhà ở Hà Nội đến nay đã 3 năm. Trong thời gian đó, cô phải đi lang thang ở khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Vẫn theo cô Trang, lí do khiến cô bỏ đi vì cô gần như bị giam lỏng và không thể làm gì trong suốt thời gian ở Hà Nội:
“Công an suốt ngày theo dõi đủ kiểu: qua bạn bè, đồng đội, hàng xóm láng giềng rồi họ rình mò cắt internet. Trò tôi ghét nhất là họ thich thì họ ập vào nhà bắt đi, lôi cổ lên đồn, nếu không đi thì họ có thể phá cửa, làm nhiều trò rất thô bạo nên buộc lòng phải lên đồn. Nhưng ngày nào cũng về đồn như vậy, cũng bị quấy phá, không làm được gì, cảm giác sách nhiễu nặng quá nên giữa năm 2017 tôi quyết định rời khỏi Hà Nội, rời khỏi nhà. Nói chung những tín hiệu từ phía công an đối với Nhà Xuất bản Tự Do và đối với tôi rất thô bạo và chưa bao giờ có dấu hiệu xuống thang, chỉ có leo thang không ngừng. Nên tôi phải tránh mặt nhiều khi không phải vì mình mà còn vì sợ ảnh hưởng đến những người liên quan.”
Dưới góc nhìn cá nhân, nhà hoạt động Lã Việt Dũng đưa ra nguyên nhân vì sao nhà báo Phạm Đoan Trang thường xuyên bị tấn công:
“Cũng từ lâu rồi công an tìm cách sách nhiễu, cản trở hoạt động của chị Trang bởi vì mình cho rằng chị Trang từ lâu đã là cái gai trong mắt chính quyền. Có vẻ chính quyền đang không có cơ sở pháp luật để bắt chị nên tìm cách cản trở, sách nhiễu chị.”
Đồng quan điểm nêu trên, anh Trịnh Bá Phương cho rằng:
“Tôi thấy việc đó không quá lạ lẫm ở Việt Nam. Qua những cuốn sách cũng như hình thức đấu tranh của chị Đoan Trang hầu như phơi bày sự xấu xa của họ trước toàn dân Việt Nam và quốc tế nên họ sử dụng những hành vi như thế không chỉ vi phạm pháp luật Việt Nam đến hiến pháp Việt Nam mà vi phạm cả các tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, nhân sự và chính trị.”
Vẫn theo thông tin từ nhà báo Phạm Đoan Trang cung cấp, trong 3 năm qua, cô liên tục bị chính quyền quấy nhiễu, bắt bớ mỗi khi thấy mặt, như trong lúc xem liveshow ca sĩ Trần Tín năm 2018.
Bên cạnh đó, những người làm chung với cô trong Nhà Xuất bản Tự Do cũng bị bắt bớ, quấy rối. Đáng quan tâm hơn hết, phía công an sau này đã quay sang bắt cả những người giao hàng cho nhà xuất bản và khá nhiều độc giả, tịch thu sách, chửi rủa, đe doạ và còn ‘cướp’ thêm cả tiền.
Nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự đánh giá rằng những hoạt động đấu tranh của nhà báo Phạm Đoan Trang cũng như kiến thức cô cung cấp để nâng cao nhận thức người dân đã trở thành sự đe dọa đến an nguy và sự tồn vong đối với chính quyền Cộng sản Việt Nam. Vậy nên chính quyền không ngừng tấn công cô từ rất nhiều năm nay.
Tuy nhiên, những biện pháp tấn công của nhà cầm quyền không những không làm cô chùn bước trong quá trình đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam mà còn giúp cô tôi luyện bản thân. Dẫu vậy, sức khỏe vẫn đang là nỗi lo ngại của nữ nhà báo:
“Về mặt tinh thần tôi không có gì thay đổi, chẳng sợ cũng chẳng chán vì tôi luôn nghĩ rằng những thử thách lớn đối với người hoạt động nhân quyền trong nước không chỉ vượt qua nỗi sợ mà còn vượt qua nỗi chán, cảm giác thất vọng, nản, tuyệt vọng… Nhưng về thể chất tôi thấy xuống rất nhiều, sức khỏe xuống quá nhiều so với 3-5 năm qua. Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu.”