Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam, đã có dấu hiệu bình phục sau đợt nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao hôm thứ Tư 26/2/2020.
Từ tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, cháu ruột cha Lý là linh mục Nguyễn Vũ Việt, cho biết:
“Tôi nhận được tin cha Lý bị nhồi máu cơ tim với huyết áp lên tới trên 180. Ngài bị nhức ngực 3 tiếng liên tiếp nên phải đi bệnh viện. Tình hình mới nhất được gia đình cho biết ngài đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được”.
Hiện linh mục Nguyễn Văn Lý còn ở nhà thương để được tiếp tục theo dõi, nơi ông đang được chữa trị là Bệnh Viện Quốc Tế, thành phố Huế:
“Cha Lý vẫn ở Nhà Chung tại Tòa Giám Mục Huế. Nhà Chung là khu nhà cho các cha hưu dưỡng ở. Từ lúc đi tù đợt cuối cùng về thì cha Lý ở chỗ đó thôi và hầu như không được khỏe lắm”.
Vẫn theo lời linh mục Nguyễn Vũ Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Quốc và kêu gọi mọi người tham gia:
“Ngài nói với tôi đây là trách nhiệm và lương tâm chú phải làm, có thể nhiều người không đồng ý nhưng chú nghĩ chú làm để cứu đất nước khỏi cộng sản và vô thần nên chú phải lên tiếng đến hơi thở cuối cùng”.
“Chính quyền cũng có thay mặt nhau vô thăm ngài, họ vô thì ngài thường khuyến dụ họ đừng đi theo đảng cộng sản nữa, nên bỏ đảng mà theo dân, nên cho dân biểu tình đòi lại độc lập cho đất nước hơn là bắt bớ dân. Ai vô ngài cũng khuyên vậy rồi còn dạy Giáo lý cho họ nữa, từ từ họ cũng ngán nên họ không vào thăm nữa”
Năm nay 72 tuổi, 4 lần bị tống giam nhiều năm, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế, linh mục Nguyễn Văn Lý được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa viên tịch hôm 22/2/2020 vừa qua.
Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý đọc quyết định trả tự do ở nhà tù Nam Hà hôm 1/2/2005 Reuters
Cha Nguyễn Văn Lý chịu chức linh mục ngày 30 tháng Tư năm 1974. Tháng 9/1977, ông bị chính quyền mới bắt giam vào lao xá Thừa Phủ, Huế, bị kêu án 20 năm tù vì đã phổ biến 2 bài tham luận của bề trên là Đức Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền, lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo một cách tinh vi của đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên mấy tháng sau đó ông được cho về theo như giải thích của linh mục Nguyễn Vũ Việt:
“Khi ấy cộng sản Việt Nam đang nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nên xoa dịu để đánh lừa. Ngày 24/12/1977 Việt Nam trả tự do cho linh mục Hồ Văn Quí và linh mục Nguyễn Văn Lý. Linh mục Lý bị đưa về quản thúc tại 37 Phan Đình Phùng, tức Nhà Chung ở Huế.
Tháng 1/1983, linh mục Lý bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Giáo xứ Bắc Sơ, Huế. Tháng 12/1983, chính quyền cộng sản mở phiên tòa, kết án linh mục Lý 10 năm tù cộng 4 năm quản chế vì tội phát tán thông tin tài liệu gây phương hại lợi ích Nhà Nước.
Tháng 7/1992 linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích về lại Nhà Chung ở Huế. Không lâu sau đó ông thảo tuyên ngôn về thực trạng Công giáo tại giáo phận Huế.
Đến năm 2001, linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục đứng lên đòi “Tự Do Tôn Giáo Hay Chết”, phương châm tranh đấu đã tạo tiếng vang trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, chính quyền áp lực bề trên Giáo phận Huế lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đưa linh lục Lý về Giáo xứ Nguyệt Biều như một hình thức quản thúc.
Năm 2007 ông lại bị bắt và bị giam lỏng tại nhà thờ Bến Củi. Ngày 30/3/2007, linh mục Lý bị đưa ra tòa xét xử với phán quyết 8 năm tù 5 năm quản chế vì tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà Nước’.
Tại phiên tòa năm 2007, hình ảnh cha Lý bị viên công an tháp tùng dùng tay bịt miệng ông lại, nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành biểu tượng của chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.
Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền ở Hoa Kỳ, Reporteurs Sans Frontières Phóng Viên Không Biên Giới ở Pháp, Amnesty International Ân Xá Quốc Tế ở Anh.
Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế hôm 15/3/2010. Reuters
Trong thời gian thụ án tù lần thứ tư, linh mục Lý từng được phép rời nhà tù ra ngoài đầu tháng 9/2009 để chạy chữa do sức khỏe suy kém sau đôi ba lần đột quị. Theo linh mục Nguyễn Vũ Việt, chính quyền Việt Nam trong giai đoạn này đã có đề nghị linh mục Lý ra nước ngoài trị bệnh nhưng ông không chấp nhận. Tháng 3/2010 ông bị đưa vào tù trở lại, bất chấp sự can thiệp từ nhiều giới.
Đây cũng là thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý được hai vị chính khách Mỹ, thượng nghị sĩ Sam Brownback và dân biểu Chris Smith đến thăm trong tù. Nắm rất rõ chuyện này là giám đốc điều hành BPSOS ở Washington DC, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng:
“Tháng 1/2004 thượng nghị sĩ Sam Brownback, Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại thượng viện Hoa Kỳ, có việc đi Hà Nội trong chuyến công du Á Châu. Chúng tôi đã cùng bên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam vận động Thượng nghị sĩ Sam Brownback là nên gặp linh mục Lý trong nhà tù. Thượng nghị sĩ Brownback đã đặt điều kiện với chính phủ Việt Nam là nếu không được gặp linh mục Lý trong nhà tù thì ông sẽ hủy chuyến đi. Lúc ấy Việt Nam đang rất cầu cạnh Hoa Kỳ về mậu dịch và viện trợ vân vân…thành ra họ phải chấp nhận để thượng nghị sĩ Sam Brownback vào gặp linh mục Lý”
“Còn dân biểu Smith, người đã đứng ra bảo trợ cho linh mục Lý trong chương trình “Bảo Trợ Tù Nhân Lương Tâm” thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ mà ông đang là đồng chủ tịch. Dân biểu Chris Smith cũng chính là người nhiều lần đề cử cho linh mục Nguyễn Văn Lý vào giải Nobel Hòa Bình cùng với cố đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ”.
Đây là 2 khuôn mặt lãnh đạo kiên trì cho tự do tôn giáo và quyền được ăn được nói mà người dân trong nước bị tước đoạt bao lâu nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng khẳng định.
Và dù như một người đã khuất núi, ông Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, người còn lại là linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn xứng đáng được vinh danh, được nhắc nhở, đặc biệt trong giới ngoại giao, lập pháp Mỹ cũng như các đoàn thể, tổ chức quốc tế vì tự do đức tin và tự do ngôn luận trên thế giới.
March 4, 2020
Linh mục Nguyễn Văn Lý khẳng định sẽ đấu tranh đến hơi thở cuối cùng!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam, đã có dấu hiệu bình phục sau đợt nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao hôm thứ Tư 26/2/2020.
Từ tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, cháu ruột cha Lý là linh mục Nguyễn Vũ Việt, cho biết:
“Tôi nhận được tin cha Lý bị nhồi máu cơ tim với huyết áp lên tới trên 180. Ngài bị nhức ngực 3 tiếng liên tiếp nên phải đi bệnh viện. Tình hình mới nhất được gia đình cho biết ngài đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được”.
Hiện linh mục Nguyễn Văn Lý còn ở nhà thương để được tiếp tục theo dõi, nơi ông đang được chữa trị là Bệnh Viện Quốc Tế, thành phố Huế:
“Cha Lý vẫn ở Nhà Chung tại Tòa Giám Mục Huế. Nhà Chung là khu nhà cho các cha hưu dưỡng ở. Từ lúc đi tù đợt cuối cùng về thì cha Lý ở chỗ đó thôi và hầu như không được khỏe lắm”.
Vẫn theo lời linh mục Nguyễn Vũ Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Quốc và kêu gọi mọi người tham gia:
“Ngài nói với tôi đây là trách nhiệm và lương tâm chú phải làm, có thể nhiều người không đồng ý nhưng chú nghĩ chú làm để cứu đất nước khỏi cộng sản và vô thần nên chú phải lên tiếng đến hơi thở cuối cùng”.
“Chính quyền cũng có thay mặt nhau vô thăm ngài, họ vô thì ngài thường khuyến dụ họ đừng đi theo đảng cộng sản nữa, nên bỏ đảng mà theo dân, nên cho dân biểu tình đòi lại độc lập cho đất nước hơn là bắt bớ dân. Ai vô ngài cũng khuyên vậy rồi còn dạy Giáo lý cho họ nữa, từ từ họ cũng ngán nên họ không vào thăm nữa”
Năm nay 72 tuổi, 4 lần bị tống giam nhiều năm, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế, linh mục Nguyễn Văn Lý được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa viên tịch hôm 22/2/2020 vừa qua.
Cha Nguyễn Văn Lý chịu chức linh mục ngày 30 tháng Tư năm 1974. Tháng 9/1977, ông bị chính quyền mới bắt giam vào lao xá Thừa Phủ, Huế, bị kêu án 20 năm tù vì đã phổ biến 2 bài tham luận của bề trên là Đức Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền, lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo một cách tinh vi của đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên mấy tháng sau đó ông được cho về theo như giải thích của linh mục Nguyễn Vũ Việt:
“Khi ấy cộng sản Việt Nam đang nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nên xoa dịu để đánh lừa. Ngày 24/12/1977 Việt Nam trả tự do cho linh mục Hồ Văn Quí và linh mục Nguyễn Văn Lý. Linh mục Lý bị đưa về quản thúc tại 37 Phan Đình Phùng, tức Nhà Chung ở Huế.
Tháng 1/1983, linh mục Lý bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Giáo xứ Bắc Sơ, Huế. Tháng 12/1983, chính quyền cộng sản mở phiên tòa, kết án linh mục Lý 10 năm tù cộng 4 năm quản chế vì tội phát tán thông tin tài liệu gây phương hại lợi ích Nhà Nước.
Tháng 7/1992 linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích về lại Nhà Chung ở Huế. Không lâu sau đó ông thảo tuyên ngôn về thực trạng Công giáo tại giáo phận Huế.
Đến năm 2001, linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục đứng lên đòi “Tự Do Tôn Giáo Hay Chết”, phương châm tranh đấu đã tạo tiếng vang trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, chính quyền áp lực bề trên Giáo phận Huế lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đưa linh lục Lý về Giáo xứ Nguyệt Biều như một hình thức quản thúc.
Năm 2007 ông lại bị bắt và bị giam lỏng tại nhà thờ Bến Củi. Ngày 30/3/2007, linh mục Lý bị đưa ra tòa xét xử với phán quyết 8 năm tù 5 năm quản chế vì tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà Nước’.
Tại phiên tòa năm 2007, hình ảnh cha Lý bị viên công an tháp tùng dùng tay bịt miệng ông lại, nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành biểu tượng của chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.
Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền ở Hoa Kỳ, Reporteurs Sans Frontières Phóng Viên Không Biên Giới ở Pháp, Amnesty International Ân Xá Quốc Tế ở Anh.
Trong thời gian thụ án tù lần thứ tư, linh mục Lý từng được phép rời nhà tù ra ngoài đầu tháng 9/2009 để chạy chữa do sức khỏe suy kém sau đôi ba lần đột quị. Theo linh mục Nguyễn Vũ Việt, chính quyền Việt Nam trong giai đoạn này đã có đề nghị linh mục Lý ra nước ngoài trị bệnh nhưng ông không chấp nhận. Tháng 3/2010 ông bị đưa vào tù trở lại, bất chấp sự can thiệp từ nhiều giới.
Đây cũng là thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý được hai vị chính khách Mỹ, thượng nghị sĩ Sam Brownback và dân biểu Chris Smith đến thăm trong tù. Nắm rất rõ chuyện này là giám đốc điều hành BPSOS ở Washington DC, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng:
“Tháng 1/2004 thượng nghị sĩ Sam Brownback, Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại thượng viện Hoa Kỳ, có việc đi Hà Nội trong chuyến công du Á Châu. Chúng tôi đã cùng bên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam vận động Thượng nghị sĩ Sam Brownback là nên gặp linh mục Lý trong nhà tù. Thượng nghị sĩ Brownback đã đặt điều kiện với chính phủ Việt Nam là nếu không được gặp linh mục Lý trong nhà tù thì ông sẽ hủy chuyến đi. Lúc ấy Việt Nam đang rất cầu cạnh Hoa Kỳ về mậu dịch và viện trợ vân vân…thành ra họ phải chấp nhận để thượng nghị sĩ Sam Brownback vào gặp linh mục Lý”
“Còn dân biểu Smith, người đã đứng ra bảo trợ cho linh mục Lý trong chương trình “Bảo Trợ Tù Nhân Lương Tâm” thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ mà ông đang là đồng chủ tịch. Dân biểu Chris Smith cũng chính là người nhiều lần đề cử cho linh mục Nguyễn Văn Lý vào giải Nobel Hòa Bình cùng với cố đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ”.
Đây là 2 khuôn mặt lãnh đạo kiên trì cho tự do tôn giáo và quyền được ăn được nói mà người dân trong nước bị tước đoạt bao lâu nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng khẳng định.
Và dù như một người đã khuất núi, ông Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, người còn lại là linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn xứng đáng được vinh danh, được nhắc nhở, đặc biệt trong giới ngoại giao, lập pháp Mỹ cũng như các đoàn thể, tổ chức quốc tế vì tự do đức tin và tự do ngôn luận trên thế giới.