Năm 2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) 2020 công bố hôm 14/1.
Theo báo cáo mới được công bố, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù các nhà hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến chỉ vì họ đã thực hiện các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, lập hội và tự do tín ngưỡng.
“Nhà nước độc đảng giới hạn một cách nghiêm trọng tất cả các quyền chính trị và dân sự căn bản, cấm bất cứ các hoạt động nào mà Đảng Cộng sản cho là mối đe dọa với độc quyền lãnh đạo. Đặc biệt, các nhà hoạt động và blogger bị giám sát, bị cấm đi lại, bị đánh đập, thẩm vấn, bắt giữ và bị kết án tù nhiều năm”, thông cáo báo chí của HRW hôm 15/1 có đoạn viết.
HRW cũng đồng thời chỉ trích Luật An ninh mạng có hiệu lực bắt đầu từ đầu năm 2019. Theo HRW, luật mới với những điều khoản mù mờ và trải rộng cho phép giới chức có quyền bí mật kiểm duyệt các bày tỏ ý kiến tự do, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền cho là không đúng trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được yêu cầu từ chính phủ.
Với luật An ninh mạng, HRW cho biết đã có ít nhất 25 người ở Việt Nam trong năm qua bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích trên mạng internet.
Các hoạt động tự do tín ngưỡng cũng bị giới chức Việt Nam cấm cản với lý do phương hại đến lợi ích quốc gia, trật tự xã hội hay đoàn kết. Những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước thừa nhận thường bị chỉ trích, bị ép phải từ bỏ đạo, bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn, thậm chí bỏ tù. Hồi tháng 8 năm 2019, một tòa án ở Gia Lai đã kết án 7 năm tù ông Rah Lan Hip vì có liên quan đến Tin Lành Dega.
Báo cáo Thế giới 2020 của HRW điểm lại tình hình nhân quyền ở khoảng 100 quốc gia trong năm qua. Theo HRW, Trung Quốc trong năm qua cũng thực hiện những tấn công mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua nhắm vào hệ thống nhân quyền. Chính phủ Trung Quốc sử dụng những ảnh hưởng về kinh tế để ngăn cản những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh từ chính phủ các nước khác.
January 16, 2020
Theo dõi Nhân quyền Quốc tế: các quyền tự do căn bản ở Việt Nam tiếp tục bị đàn áp trong năm 2019
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Năm 2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) 2020 công bố hôm 14/1.
Theo báo cáo mới được công bố, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù các nhà hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến chỉ vì họ đã thực hiện các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, lập hội và tự do tín ngưỡng.
“Nhà nước độc đảng giới hạn một cách nghiêm trọng tất cả các quyền chính trị và dân sự căn bản, cấm bất cứ các hoạt động nào mà Đảng Cộng sản cho là mối đe dọa với độc quyền lãnh đạo. Đặc biệt, các nhà hoạt động và blogger bị giám sát, bị cấm đi lại, bị đánh đập, thẩm vấn, bắt giữ và bị kết án tù nhiều năm”, thông cáo báo chí của HRW hôm 15/1 có đoạn viết.
HRW cũng đồng thời chỉ trích Luật An ninh mạng có hiệu lực bắt đầu từ đầu năm 2019. Theo HRW, luật mới với những điều khoản mù mờ và trải rộng cho phép giới chức có quyền bí mật kiểm duyệt các bày tỏ ý kiến tự do, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền cho là không đúng trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được yêu cầu từ chính phủ.
Với luật An ninh mạng, HRW cho biết đã có ít nhất 25 người ở Việt Nam trong năm qua bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích trên mạng internet.
Các hoạt động tự do tín ngưỡng cũng bị giới chức Việt Nam cấm cản với lý do phương hại đến lợi ích quốc gia, trật tự xã hội hay đoàn kết. Những người theo các nhóm tôn giáo không được nhà nước thừa nhận thường bị chỉ trích, bị ép phải từ bỏ đạo, bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn, thậm chí bỏ tù. Hồi tháng 8 năm 2019, một tòa án ở Gia Lai đã kết án 7 năm tù ông Rah Lan Hip vì có liên quan đến Tin Lành Dega.
Báo cáo Thế giới 2020 của HRW điểm lại tình hình nhân quyền ở khoảng 100 quốc gia trong năm qua. Theo HRW, Trung Quốc trong năm qua cũng thực hiện những tấn công mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua nhắm vào hệ thống nhân quyền. Chính phủ Trung Quốc sử dụng những ảnh hưởng về kinh tế để ngăn cản những chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh từ chính phủ các nước khác.